KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH EBOLA

Một phần của tài liệu Báo cáo tình hình hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút corona (MERS cov) và hoạt động phòng chống dịch tại việt nam (Trang 20 - 34)

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Giám sát, dự phòng

- Tăng cường giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, cộng đồng như tình huống 1 - Phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập - Xử lý triệt để ổ dịch, xử lý tử thi theo quy định.

- Áp dụng cách ly với các trường hợp bệnh nghi ngờ/xác định.

- Lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định

 Người trực tiếp chăm sóc/điều trị; người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định;

 Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định;

 Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng,

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Giám sát, dự phòng

- Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .

- Những người có liên quan khác (cùng chuyến bay, cùng tàu/xe, cùng họp...), cơ quan y tế thông báo đại chúng để người dân biết, tự theo dõi và chủ động thông báo khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

- Lập danh sách, theo dõi, quản lý những trường hợp tiếp xúc gần, liên quan - Mở rộng các hoạt động giám sát nhằm phát hiện ổ dịch mới

- Giám sát xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của dịch bệnh - Tăng cường các hoạt động giám sát dựa vào sự kiện

PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Giám sát , dự phòng

- Xem xét mở rộng điểm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm nơi có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS- CoV.

- Duy trì, tăng cường hoạt động của đội đáp ứng nhanh và chống dịch cơ động của các tuyến - Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế

- Cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp.

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Điều trị

- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị.

- Nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định

- Sẵn sàng triển khai thu dung điều trị khi dịch lan rộng ra cộng đồng

- Cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong chẩn đoán điều trị nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan trong cơ sở y tế cũng như ra cộng đồng.

PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Truyền thông

- Duy trì, tăng cường các hoạt động truyền thông như trong tình huống 1

- Thông báo các thông tin liên quan đối với trường hợp bệnh xâm nhập (số hiệu phương tiện, danh sách người tiếp xúc, bệnh viện điều trị…).

- Thông báo danh sách các cơ sở y tế được chỉ định tiếp nhận, thu dung điều trị.

- Hàng tuần tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Hậu cần

- Bổ sung đầy đủ, kịp thời kinh phí, vật tư, hóa chất, thuốc, phương tiện.

- Thực hiện chế độ cho cán bộ phòng chống dịch theo quy định.

- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.

PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV

Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam

Hợp tác quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với IHR để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh.

- Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực trong phòng chống dịch bệnh.

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng Chỉ đạo, kiểm tra

- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện, các văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

- Đánh giá tình hình dịch và thực hiện việc công bố dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (đóng cửa trường học, hủy các sự kiện tập trung đông người, ban bố tình trạng khẩn cấp khi cần thiết, …)

- Đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng Giám sát, dự phòng

- Duy trì, tăng cường giám sát như trong tình huống 2

- Điều tra dịch tễ, lập danh sách, quản lý tất cả các trường hợp nghi ngờ; lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3-5 trường hợp nghi ngờ đầu tiên. Các trường hợp khác trong ổ dịch có triệu chứng tương tự đều được coi là trường hợp xác định phải báo cáo và xử lý theo quy định.

- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

- Rà soát mở rộng các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV.

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

Giám sát, dự phòng

 Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan MERS-CoV.

 Đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

 Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.

PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng Điều trị

- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, triển khai bệnh viện vệ tinh để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối.

- Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng Truyền thông

- Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hoạt động truyền thông như tình huống 2.

- Thông báo các cơ sở điều trị có khả năng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.

- Tuyên truyền ổn định tâm lý, đảm bảo an ninh trật tự.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thường xuyên tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.

PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng

Hậu cần

 Tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

 Thực hiện chính sách cho các cán bộ làm công tác phòng, chống dịch

 Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ đảm bảo đủ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.

 Trình Chính phủ cấp bổ sung máy móc, thuốc, vật tư, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

Hợp tác quốc tế

 Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối IHR để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh.

 Phối hợp với WHO để đánh giá nguy cơ, sự biến đổi của vi rút.

 Phối hợp chặt chẽ với WHO, US CDC và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực, kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Báo cáo tình hình hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút corona (MERS cov) và hoạt động phòng chống dịch tại việt nam (Trang 20 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(34 trang)