III. Thực trạng công tác nâng ngạch công chức ở UBND huyện Mỹ Đức
3. Nâng ngạch công chức,
Công chức sau khi trải qua quá trình thi tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Mỹ Đức sẽ được sắp xếp vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn, nguyện vọng.
Theo định kỳ hàng năm, công chức trong các cơ quan, tổ chức sẽ được đánh giá, xếp loại. Sau khi đánh giá công chức căn cứ vào điều 44, 45 mục 3
Chương IV Luật cán bộ, công chức năm 2008 phòng Nội vụ sẽ xem xét xem nếu công chức, nào có đủ điều kiện nâng ngạch thì sẽ được sắp xếp nâng ngạch trong năm tiếp theo sau kì đánh giá.
3.1. Căn cứ, nguyên tắc và tiêu chuẩn để nâng ngạch công chức:
3.1.1. Căn cứ:
- Căn cứ vào Điều 44, 45 Luật Cán bộ công chức 2008;
- Căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức được quy định cụ thể tại Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Đây là những căn cứ pháp lý để phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức dựa vào đó để đánh giá và lập danh sách những công chức có thành tích, hoặc đủ điều kiện thi nâng ngạch.
Tiếp đó phòng Nội vụ sẽ gửi danh sách này lên sở Nội vụ để chuẩn bị cho các đợt thi nâng ngạch hàng năm.
- Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 3/6/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu.
3.1.2. Nguyên tắc và tiêu chuẩn thi nâng ngạch công chức:
- Nguyên tắc xét thi nâng ngạch:
➢ Bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, rõ ràng;
➢ Chỉ thực hiện đối với các ngạch trong cùng ngành chuyên môn nghiệp vụ và chỉ áp dụng nâng lên ngạch trên liền kề.
➢ Không kết hợp việc nâng ngạch với nâng bậc lương.
- Điều kiện và tiêu chuẩn xét thi nâng ngạch cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 mục I Thông tư này được xét nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
➢ Có cống hiến lâu dài cho sự nghiệp cách mạng, có thời gian công tác liên tục trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, của Đảng, đoàn thể và lực lượng vũ trang (kể cả thanh niên xung phong) từ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
➢ Trong quá trình công tác luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu;
➢ Đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 143/2007/NĐ- CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cản bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu;
Về trình độ đào tạo:
Đối với các ngạch công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
Đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ.
3.2. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền xét thi nâng ngạch
3.2.1. Hồ sơ xét nâng ngạch gồm:
➢ Đơn đề nghị xét nâng ngạch của cán bộ, công chức (trong đó nêu quá trình công tác; những thành tích, cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ);
➢ Bản nhận xét quá trình công tác của người đứng đầu cơ quan sử dụng trực tiếp cán bộ, công chức (có xác nhận không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu);
➢ Công văn đề nghị xét nâng ngạch đối với cán bộ, công chức của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (trong đó nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người được đề nghị nâng ngạch; chức vụ, chức danh, cơ quan, đơn vị đang công tác thời gian bắt đầu tham gia công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước; ngạch công chức đang giữ; thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng;
ngạch, bậc công chức hoặc đề nghị bổ nhiệm và xếp lương);
➢ Bản tóm tắt lý lịch, quá trình diễn biến lương và bản chụp Quyết định lương gần nhất;
➢ Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; các văn bằng, chứng chỉ có liên quan, thông báo nghỉ hưu của cán bộ, công chức.
3.2.2. Trình tự xét nâng ngạch:
Căn cứ vào hồ sơ đề nghị xét nâng ngạch của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có văn bản đề nghị (kèm hồ sơ nâng ngạch) gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, xem xét (Vụ Tổ chức cán bộ đối với Bộ, ngành hoặc Sở Nội vụ đôi với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3.2.3. Thẩm quyền xem xét, quyết định nâng ngạch
- Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương:
Đối với cơ quan nhà nước: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hồ sơ xét nâng ngạch, nếu nhất trí với đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ, công chức thì ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với cán bộ, công chức vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương theo phân cấp hiện hành.
- Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có văn bản đề nghị (có hồ sơ kèm theo) gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, quyết định.
3.3. Nâng ngạch công chức:
Như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng thừa nhận: Trong bộ máy Nhà nước có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào.
Tại phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII diễn ra ngày 26/3, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến trích dẫn kết quả điều tra trình độ công chức tại một số tỉnh phía Nam. Theo đó, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 200 cán bộ ở cơ sở thuê người học hộ, thi hộ và kết quả của một khảo sát chưa đầy đủ cho thấy, chỉ có khoảng 30% số cán bộ sau tuyển dụng làm được việc, 30% phải “cầm tay chỉ việc”, hơn 30% còn lại “cầm tay chỉ việc” vẫn không biết cách làm.
Nhiều người cho rằng, đó là hệ lụy của “yếu tố lịch sử”. Tuy nhiên, có ý kiến phản bác lại là, đành rằng, trong số nhiều cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước, có nhiều người đang hoặc sắp đến tuổi về hưu (đã được vào biên chế từ hàng chục năm trước) với kiến thức và kỹ năng không thể đáp ứng kịp với sự đòi hỏi của công việc thì phần lớn công chức hiện nay đang ở tuổi trung niên hoặc thậm chí rất trẻ. Nhiều người trong số đó không đủ năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu của cơ quan, công việc.
3.3.1. Thi nâng ngạch:
Dựa vào danh sách các công chức của huyện Mỹ Đức đủ điều kiện, tiêu chuẩn thi nâng ngạch gửi về Sở Nội vụ tiến hành lập danh sách thí sinh dự thi nâng ngạch công chức. Căn cứ vào Điều 30,31,32,33,34 của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức sẽ tiến hành lập Hội đồng thi nâng ngạch.
Hàng năm thành phố Hà Nội tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức.
Tại lễ khai mạc, các thí sinh được nghe công bố các quyết định của UBND thành phố về thi nâng ngạch công chức năm 2012, quy chế thi và nội quy phòng thi. Các thi sinh sẽ thi 4 môn gồm: thi viết kiến thức chung về bộ máy nhà nước, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức HĐND&UBND; thi trắc nghiệm chuyên môn nghiệp vụ về Luật cán bộ, công chức, Thông tư 01/2011/TT-BNV về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch cán sự, chuyên viên;
thi ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B; thi trắc nghiệm tin học văn phòng. Các công chức, viên chức của huyện Mỹ Đức trúng tuyển các kỳ nâng ngạch phải đảm bảo yêu cầu nêu trong điều 33 của Nghị định 24/2010/NĐ – CP:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan quản lý công chức;
d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan tổ chức thi nâng ngạch có văn bản trao đổi với cơ quan quản lý công chức để quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.
+ Trường hợp số người trúng tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ chỉ tiêu được nâng ngạch của cơ quan quản lý công chức thì cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức không tổ chức thi nâng ngạch tiếp cho số chỉ tiêu này.
+ Công chức không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
3.3.2. Nâng ngạch không qua thi tuyển:
Bên cạnh hình thức nâng ngạch phổ biến đó là thi nâng ngạch, thì ngoài ra trên địa bàn huyện Mỹ Đức còn có một số trường hợp được nâng ngạch công chức mà không phải trải qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định của pháp luật.
Và đây là một ví dụ cụ thể về trường hợp nâng ngạch công chức, viên chức không qua thi nâng ngạch theo quy định của pháp luật:
Tôi công tác ở đơn vị sự nghiệp cấp huyện. Tôi đã có thông báo nghỉ hưu vào năm 2014. Hiện đang xếp ngạch lương chuyên viên (vượt hết khung). Tôi có đủ các tiêu chí về bằng cấp của ngạch chuyên viên chính nhưng vì tôi đã đủ tuổi nghỉ hưu nên không tham dự kỳ thi nâng ngạch do cơ quan tổ chức năm ngoái.
Xin hỏi trường hợp của tôi khi nghỉ hưu có được xếp nâng ngạch lên chuyên viên chính hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 3/6/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu được quy định như sau:
+ Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức) có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã có thông báo nghỉ hưu và đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên và tương đương (nhóm A1), ngạch chuyên viên chính và tương đương (nhóm A2) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
+ Phạm vi áp dụng: Việc thực hiện nâng ngạch đối với cán bộ, công chức viên chức nói trên được áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
- Các cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các hội và tổ chức phi chính phủ, được Nhà nước giao biên chế.
- Đối tượng không áp dụng: Việc bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, kiểm toán viên, giáo sư, phó giáo sư và việc xét chuyển loại công chức, viên
chức từ loại B, loại C sang loại A (gồm nhóm A0 hoặc A1) và từ loại C sang loại B thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu trí.
- Cán bộ, công chức, viên chức đã được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu.
+ Tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch: Cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
- Có cống hiến lâu dài cho sự nghiệp cách mạng, có thời gian công tác liên tục trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, của Đảng, đoàn thể và lực lượng vũ trang (kể cả thanh niên xung phong) từ trước ngày 30/4/1975;
-Trong quá trình công tác luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo nghỉ hưu;
- Đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số
143/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu;
Về trình độ đào tạo: Đối với các ngạch công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
Đối với các ngạch viên chức phải đạt trình độ đào tạo quy định tại tiêu chuẩn chức danh ngạch;
Đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ.
Từ quy định nêu trên, đối chiếu với hệ số lương trong ngạch, anh đủ điều kiện được nâng ngạch trước khi nghỉ hưu mà không phải qua thi tuyển theo quy định tại Thông tư 03.
Bên cạnh việc nâng ngạch sẽ là quyết định nâng lương theo đúng ngạch đó, và dưới đây là một số quyết định quan trọng về việc nâng ngạch, nâng
lương công chức, viên chức mà nhóm My friends nhận được từ phòng Nội vụ của UBND huyện Mỹ Đức.
4. Nhận xét về công tác nâng ngạch công chức, viên chức ở UBND huyện Mỹ Đức
4.1. Ưu điểm:
Hoạt động nâng ngạch công chức ở huyện Mỹ Đức đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, cũng như đánh giá năng lực của công chức trên con đường chức nghiệp.
Nâng ngạch dựa trên việc tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc như tập trung, dân chủ; công khai, minh bạch và trong qúa trình đánh giá, thi nâng ngạch.
Đồng thời đảm bảo thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
Hoạt động nâng ngạch diễn ra khách quan, đảm bảo không gây lãng phí.
4.2. Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm đã phát huy, thành tích đã đạt được, thì hoạt động nâng ngạch công chức của huyện Mỹ Đức vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định như:
- Hoạt động nâng ngạch là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi các cán bộ của phòng Nội vụ phải có sự đánh giá chính xác các công chức để lập danh sách gửi về Sở Nội vụ của thành phố.
- UBND huyện Mỹ Đức vẫn chưa xây dựng được bản mô tả công việc trong việc quản lý đội ngũ công chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn.
- Trong quá trình đánh giá, thi nâng ngạch cũng như công tác xét những cá nhân được quyết định nâng ngạch không qua thi tuyển còn nhiều thiếu sót, thủ tục, hồ sơ phức tạp…
4.3. Giải pháp hoàn thiện nâng ngạch công chức, viên chức:
Thứ nhất, phải xây dựng được tiêu chí đánh giá công chức trên địa bàn hợp lý, khoa học để chọn lọc ra những người đủ điều kiện được thi nâng ngạch. Việc xây dựng tiêu chí đánh giá công chức giúp cho phòng Nội vụ sẽ thuận lợi hơn cho việc đánh giá đúng người theo mức độ đóng góp cũng như hoàn thành công việc được giao, và lập danh sách những cá nhân đó lên sở Nội vụ xem xét, quyết định thi nâng ngạch.