Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng (BA, Kinetin) đến khả năng nhân nhanh chồi Cây Thìa Canh
4.3.1. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Thìa Canh (Gymnema sylvestre).
Quá trình phát triển của mô trong môi trường nuôi cấy thực chất là quá trình điều khiển tỷ lệ Auxin/Cytokinine. Nếu nồng độ Auxin/Cytokine lớn hơn 1 thì xu hướng phát triển của mô trong môi trường nuôi cấy là tạo mô sẹo, tạo rễ còn ngược lại tạo chồi. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi của Cây Thìa Canh được trình bày ở bảng 4.3.1.
Bảng 4.3.1. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Thìa Canh (Gymnema sylvestre) (sau 30 ngày nuôi cấy)
Công thức
Nồng độ BA mg/l
Tổng Số mẫu nuôi cấy
(mẫu)
Tổng chồi (chồi)
Hệ số nhân (lần)
Chất lượng chồi
CT1/ĐC 0 30 60 2,0 Chồi tốt, xanh nhạt
CT2 0,1 30 70 2,5 Chồi tốt,xanh đậm
CT3 0,3 30 81 2,7 Chồi trung bình,
xanh nhạt
CT4 0,5 30 90 3,0 Chồi trung bình,
xanh nhạt
CT5 1,0 30 87 2,9 Chồi kém,xanh
nhạt
LSD.05 0,12
CV% 3,2
Ghi chú: MT nền = MS (khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin) + Inositol 100mg/l + đường 30g/l + agar 6g/l, pH = 5,6-5,8.
Hình 4.3.1. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA đến khả năng nhân nhanh chồi cây Thìa Canh (Gymnema sylvestre) (sau 30 ngày nuôi cấy)
- Với giá trị LSD.05 đạt 0,12 các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó ở nồng độ BA 0,5mg/l (CT4) thu được hệ số nhân chồi cao nhất 3,0 chồi/mẫu, chất lượng chồi trung bình. Kế tiếp là công thức 5 bổ sung 1mg/l BA hệ số nhân chồi đạt 2,9 chồi/mẫu. Hệ số nhân chồi thấp nhất ở CT1 (ĐC) không bổ sung BA là 2,0 chồi/mẫu.
- Hệ số nhân chồi Cây Thìa Canh tăng dần từ 0 – 0,5mg/l do ở nồng độ này nó kích thích sự hình thành chồi nách, ngăn chặn sự già hóa. Tuy nhiên tăng BA lên 1mg/l hệ số nhân chồi giảm do cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào làm giảm sự hình thành chồi.[7]
- Như vậy với nồng độ BA là 0,5mg/l thì cho hệ số nhân chồi cao nhất đạt 3,0 chồi, chất lượng chồi trung bình được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
4.3.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với K inetin đến khả năng nhân nhanh chồi cây Thìa Canh (Gymnema sylvestre) (sau 30 ngày nuôi cấy)
- Mục tiêu của nhà nhân giống là tạo ra được hệ số nhân giống cao, đồng thời cây con khỏe mạnh. Nhóm Cytokine đã được ứng dụng rộng rãi trong việc nâng cao hệ số nhân chồi bằng phương pháp in vitro, việc tìm kiếm môi trường cho hệ số nhân chồi cao luôn là mục tiêu của các nhà nhân giống.
- Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với Kinetin đến hệ số nhân nhanh chồi Cây Thìa Canh thể hiện qua bảng 4.3.2:
Bảng 4.3.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi cây Thìa Canh (Gymnema sylvestre)
(sau 30 ngày nuôi cấy) Công
thức
Nồng độ BA mg/l
Nồng độ Kinetin
mg/l
Số mẫu nuôi cấy
(mẫu)
Tổng chồi (chồi)
Hệ số nhân
(lần)
Chất lượng
chồi
CT1/ĐC 0,5 0 30 90 3,0 Chồi tốt
CT2 0,5 0,1 30 95 3,1 Chồi
kém
CT3 0,5 0,3 30 105 3,5 Chồi
kém
CT4 0,5 0,5 30 100 3,3 Chồi
kém
CT5 0,5 1,0 30 87 2,9 Chồi tốt
LSD.05 0,18
CV% 4,3
Ghi chú: MT nền = MS (khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin) + Inositol 100mg/l + đường 30g/l + agar 6g/l, pH = 5,6-5,8.
Hình 4.3.2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ BA kết hợp với Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi cây Thìa Canh (Gymnema sylvestre)
(sau 30 ngày nuôi cấy)
Từ kết quả bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy:
- Với giá trị LSD.05 đạt 0,18 các CT3, CT4 có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, hệ số nhân chồi cao nhất ở CT3 với nồng độ 0,3mg/l đạt 3,5 chồi, CT4 nồng độ 0,5mg/l hệ số nhân chồi tăng lên không đáng kể còn 2,9 chồi. Các CT2 và CT5 có sự sai khác giữa các công thức nhưng không có ý nghĩa. CT1 (ĐC) cho hệ số nhân chồi đạt 3,0 chồi/mẫu
- Kết quả trên có thể được giải thích như sau: BA và Kinetine là những cytokine có tác dụng phân bào, kích thích khả năng tạo chồi, kéo dài thời gian hoạt động của mô phân sinh, hạn chế sự hóa già của tế bào .[2],[13].