Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tái sinh giống giảo cổ lam bằng phương pháp in vitro (Trang 27 - 31)

PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch NaClO 1%, HgCl2 0,1% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng

- Cách tiến hành:

Khử trùng sơ bộ: Các mẫu khi loại bỏ các phần không cần thiết, mẫu được rửa bằng nước xà phòng loãng và tráng sạch dưới vòi nước. Mẫu được cắt rồi đưa vào trong box cấy khử trùng.

Khử trùng bằng cồn 70o trong 1 phút, tráng bằng nước cất khử trùng 3-4 lần.

Sau đó khử trùng bằng NaClO 1,0% hoặc HgCl2 0,1% trong 7 phút, tráng bằng nước cất khử trùng 5-7 lần. Đưa mẫu ra đĩa peptri có đặt giấy thấm để mẫu ráo nước. Dùng dao số 11 cắt mẫu kích thước khoảng 2-3 cm chứa phần mắt ngủ để nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung thêm agar 5 g/l + sacarose 30 g/l, mỗi bình cấy 1 mẫu rồi đưa vào phòng nuôi cấy.

Công thức thí nghiệm

CT1: NaClO 1,0% trong 0 phút CT2: NaClO 1,0% trong 5 phút CT3: NaClO 1,0% trong 7 phút CT4: NaClO 1,0% trong 10 phút CT5: HgCl2 0,1% trong 0 phút

20

CT6: HgCl2 0,1% trong 5 phút CT7: HgCl2 0,1% trong 7 phút CT8: HgCl2 0,1% trong 10 phút

- Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn bao gồm 8 công thức, mỗi công thức thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 15 mẫu.

Các chỉ tiêu theo dõi như: Tỷ lệ mẫu không nhiễm, số mẫu sống, số mẫu nảy chồi.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA đến cảm ứng chồi - Cách tiến hành: Mẫu sau khử trùng 7 ngày không nhiễm được cấy chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa thành phần BA được bố trí theo các công thức thí nghiệm. Sau khi cấy chuyển, bình mẫu được đưa vào phòng nuôi cấy.

- Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn bao gồm 5 công thức, mỗi công thức thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 mẫu.

Công thức thí nghiệm bao gồm:

CT1: Nền + BA 0,0 mg/l (Đ/C) CT2: Nền + BA 0,1 mg/l

CT3: Nền + BA 0,3 mg/l CT4: Nền + BA 0,5 mg/l CT5: Nền + BA 1,0 mg/l

Môi trương nền: MS + sacrose 30g/l + agarose 5,4g/l Trong tất cả các công thức độ pH của môi trường là 5,6-5,8 Chỉ tiêu theo dõi: Tổng số chồi thu được, chất lượng chồi.

21

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BA tốt nhất kết hợp với NAA đến khả năng nhân nhanh chồi

- Cách tiến hành: Mẫu sau khi cảm ứng chồi ở thí nghiệm 2 đạt tiêu chuẩn tiến hành cấy chuyển sang môi trường có chứa NAA để nghiên cứu khả năng nhân nhanh chồi.

Cách bố trí thí nghiệm

CT1: Nền + BA 0,5 mg/l + NAA 0,0 mg/l CT2: Nền + BA 0,5 mg/l + NAA 0,05 mg/l CT3: Nền + BA 0,5 mg/l + NAA 0,1 mg/l CT4: Nền + BA 0,5 mg/l + NAA 0,5 mg/l CT5: Nền + BA 0,5 mg/l + NAA 1,0 mg/l

Môi trường nền: MS + sacrose 30g/l + agarose 5,4g/l Trong tất cả các công thức độ pH của môi trường là 5,6-5,8

- Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn bao gồm 5 công thức, mỗi công thức thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 10 mẫu.

Chỉ tiêu thẽo dõi: Tổng số chồi thu được, hệ số nhân chồi, chất lượng chồi.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi - Cách tiến hành: Các chồi tạo thành ở thí nghiệm 2 và 3 được lựa chọn để tiến hành thí nghiệm kéo dài ở môi trường chứa GA3 ở các nồng độ khác nhau.

Tiến hành theo dõi và đánh giá sau 20 ngày nuôi cấy.

- Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn bao gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại cấy 10 mẫu, mỗi mẫu cấy vào một bình chứa môi trường tương ứng.

Công thức thí nghiệm bao gồm:

CT1: Nền + GA3 0,0 mg/l CT2: Nền + GA3 0,1 mg/l

22

CT3: Nền + GA3 0,3 mg/l CT4: Nền + GA3 0,5 mg/l CT5: Nền + GA3 1,0 mg/l

Môi trường nền: MS + sacrose 30g/l + agarose 5,4g/l Trong tất cả các công thức độ pH của môi trường là 5,6-5,8 Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao chồi.

Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ cây giảo cổ lam

- Cách tiến hành: Các chồi sau khi được kéo dài ở thí nghiệm 4 có chiều cao phù hợp, được tách ra và cây chuyển vào môi trường chứa IBA ở các nồng độ khác nhau. Sau khi cấy chuyển bình mẫu được đưa vào phòng nuôi cấy có nhiệt độ là 25oC với cường độ ánh sáng 2000-2500 lux. Tiến hành theo dõi và đánh giá sau 15 ngày nuôi cây.

- Cách bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại cấy 10 mẫu, mỗi mẫu cấy vào một bình chứa môi trường tương ứng. Nồng độ IBA giao động từ 0 - 0,4 mg/l

Công thức thí nghiệm bao gồm:

CT1: Nền + IBA 0,0 mg/l CT2: Nền + IBA 0,1 mg/l CT3: Nền + IBA 0,2 mg/l CT4: Nền + IBA 0,3 mg/l CT5: Nền + IBA 0,4 mg/l

Môi trường nền: MS + sacrose 30g/l + agarose 5,4g/l Trong tất cả các công thức độ pH của môi trường là 5,6-5,8 Chỉ tiêu theo dõi: Số rễ, chiều dài rễ

23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng tái sinh giống giảo cổ lam bằng phương pháp in vitro (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)