SIP (Session Initiation Protocol)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập trung tâm viễn thông sông công (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HỆ THỒNG CHUYỂN MẠCH ĐANG THỰC HIỆN TẠI SÔNG CÔNG

2.5. Các giao thức hoạt động

2.5.1. SIP (Session Initiation Protocol)

- Tổng quan về SIP: SIP, được xây dựng bởi IETF, là một giao thức báo hiệu điều khiển thuộc lớp ứng dụng dùng để thiết lập, điều chỉnh và kết thúc phiên làm việc của một hay nhiều người tham gia. SIP là một giao thức đơn giản, dựa trên văn bản (text - based) được sử dụng để hỗ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ thoại tăng cường qua mạng Internet.

- Các chức năng của SIP:

SIP có các chức năng chính sau:

+ Xác định vị trí của người sử dụng (user location): Hay còn gọi là chức năng dịch tên (name translation) và xác định người được gọi. Dùng để đảm bảo cuộc gọi đến được người nhận dù họ ở đâu.

+ Xác định khả năng của người sử dụng: Còn gọi là chức năng thương lượng đặc tính cuộc gọi (feature negotiation). Dùng để xác định loại thông tin và các loại thôngsố liên quan đến thông tin sẽ được sử dụng.

+ Xác định sự sẵn sàng của người sử dụng: Dùng để xác định người được gọi có muốn tham gia vào kết nối hay không.

+ Thiết lập cuộc gọi: Chức năng này thực hiện việc rung chuông, thiết lập các thông số cuộc gọi của các bên tham gia kết nối.

+ Xử lý cuộc gọi: Bao gồm chuyển và kết thúc cuộc gọi, quản lý những người tham gia cuộc gọi, thay đổi đặc tính cuộc gọi.

-Các thành phần của SIP: Các thành phần chính của SIP bao gồm các Agent và các Server:

+ User Agent Client (UAC): Còn được gọi là Calling User Agent. Là một ứng dụng khách (client) có chức năng khởi tạo một yêu cầu SIP.

+ User Agent Server (UAS): Còn được gọi là Called User Agent. Là một ứng dụng chủ (server) dùng để liên lạc với người dùng khi nhận được yêu cầu SIP và sau đó trả đáp ứng về người sử dụng.

+ Proxy Server: Là chương trình ứng dụng trung gian dùng để tạo yêu cầu SIP. Các yêu cầu này có thể được phục vụ ngay tại server hay được chuyển sang server khác sau quá trình chuyển đổi tên.Proxy server biên dịch và có thể tạo lại bản tin yêu cầu trước khi chuyển tiếp bản tin đi.

Có 2 loại proxy server: proxy server có nhớ (stateful) và không nhớ (stateless). Trong đó proxy server có nhớ là server có khả năng lưu trữ thông tin về một yêu cầu và đáp ứng của Locationl Registration Server:Là server được các server còn lại sử dụng để lấy thông tin về vị trí của người được gọi.

Redirect Server: Là server nhận yêu cầu SIP, sau đó tiến hành dịch địa chỉ nhận từ người dùng sang địa chỉ mới và gởi trả về ứng dụng khách.

- Các phương thức sử dụng:

Đó là các phương thức sau:

+ INVITE: Dùng để mời một user hay một dịch vụ tham gia vào phiên kết nối.

+ ACK: Cho biết ứng dụng khách đã nhận được yêu cầu INVITE.

+ Được sử dụng khi có yêu cầu đối với server về việc xác định đặc tính cuộc gọi.

+ BYE: UAC thông báo cho server kết thúc cuộc gọi.

+ CANCEL: Hủy bỏ yêu cầu vừa gởi.

+ REGISTER: ứng dụng khách đăng kí địa chỉ với SIP server.

2.5.2. MGCP (Media Gateway Controller Protocol) - Tổng quan về MGCP

MGCP là một giao thức ở mức ứng dụng dùng để điều khiển hoạt động của MG. Đây là một giao thức sử dụng phương thức master/slave. Trong đó MGC đóng vai trò là master, hay MGC là người quyết định chính trong quá trình liên lạc với MG; còn MG là slave, là thực thể thụ động thực hiện mọi lệnh do MGC yêu cầu.

- Các thành phần của MGCP: Có 2 thành phần cơ bản sử dụng giao thức MGCP là MGC và MG. Mỗi MGC có một số nhận dạng riêng gọi là Can Agent Identifier.

- Các khái niệm cơ bản

+ Điểm cuối (Endpoint): là những nơi thu và nhận dữ liệu. Ví dụ về một số điểm cuối: cổng kênh DSO, cổng analog, giao diện trung kế ATM OS3, điểm truy nhập IVR (Interactive Voice Response),...

+ Kết nối (Connection): là sự kết nối để truyền thông tin giữa các điểm cuối. Mỗi kết nối có một số nhận dạng (connection identifier) được tạo bởi MG. MGCP dùng giao thức Session Description Protocol (SDP) để mô tả một kết nối.

+ Tín hiệu (Signal): đó là các tín hiệu sử dụng trong quá trình báo hiệu để thực hiện một cuộc gọi. Ví dụ: dial tone, ringing tone, busy tone,...

+ Sự kiện (Event): đó là các sự việc xảy ra và làm thay đổi trạng thái của thuê bao. Ví dụ: nhấc máy (off-hook), gác máy (tín-hook), phát hiện số DTMF hay các số được nhấn,...

+ Gói (Package): là một nhóm các tín hiệu và sự kiện được sử dụng trong quá trình thực hiện một cuộc gọi. Một số gói cơ bản: thông tin chung (generic media-G), số DTMF (D), handset (H), đường dây (nhe - L), trung kế (tranh - T), máy chủ truy nhập mạng (network access server-N), máy chủ thông

báo (announcement server-A),... Tuy nhiên trong giao thức này thì tín hiệu và sự kiện được đối xử như nhau.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập trung tâm viễn thông sông công (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w