II. Hiện trạng xây dựng Khu công nghiệp sinh thái
2. Vấn đề phát triển KCNST tại Việt Nam
2.1 Áp dụng thuyết Sinh thái công nghiệp ở Việt Nam
Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định. Thứ nhất, khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến. Thứ hai, các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái. Thứ ba, hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dòng vật chất. Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.
Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, để áp dụng lý thuyết phát triển từ những nước phát
triển trên thế giới vào điều kiện của Việt Nam, cần lưu ý những vấn đề chính sau đây: thứ nhất, mô hình sinh thái công nghiệp của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hiển nhiên, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các hệ sinh thái công nghiệp hiện có của các nước khác và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Thứ hai, nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Thứ ba, khi áp dụng lý thuyết sinh thái công nghiệp để xây dựng KCNST ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.
2.2. Các dự án phát triển KCNST
Song hành với phát triển công nghiệp truyền thống, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi. Mặc dù hiệu quả kinh tế do sản xuất công nghiệp đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến vấn đề môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt cho sự phá huỷ môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Chi phí này có thể chiếm từ 1 đến 7% tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia, ở Việt Nam là 7,2%. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững trong một thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường. Xây dựng KCNST là giải pháp phát triển bền vững KCN. Tại Việt Nam, KCNST vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, chưa phổ biến. Cũng đã có một số dự án được đề xuất tuy nhiên các dự án này chỉ mới bắt đầu, nhiều dự án vẫn đang ở thời kỳ phôi thai. Với kinh nghiệm từ các nước có nền CN phát triển và sự thành công của mô hình KCNST ở Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển bền vững KCN tại nước ta. Ở Việt Nam, ý tưởng về mô hình KCN sinh thái đã có, song để trở thành hiện thực, còn không ít vấn đề phải lưu tâm.
KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng)
Ý tưởng "Nghiên cứu, xây dựng mô hình mạng lưới KCN hài hòa an sinh nông thôn, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững", khởi phát từ ý định xây dựng mô hình KCN sinh thái tại KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) do Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Shinex là chủ đầu tư, từng tham dự cuộc thi "Môi trường và phát triển năm
2008", vừa được tổ chức thành một hội thảo cấp Bộ, đồng thời được xây dựng thành đề án. Trên thực tế, tại KCN Nam Cầu Kiền, chủ đầu tư công bố sẽ xây dựng các công trình bảo đảm môi trường như nhà máy xử lý nước thải, rác thải và chỉ kí kết hợp đồng với các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch.
Trên thực tế, đã có nhiều cách làm mới được áp dụng để thực hiện cam kết này.
Chẳng hạn, đó là việc thành lập các doanh nghiệp chuyên trách lo khâu bảo đảm môi trường trong KCN Nam Cầu Kiền, từ nhà máy xử lý nước thải đến công ty chuyên dọn các loại rác, phát tiển hệ thống hàng rào bằng cây xanh, rộng tới 40m quanh KCN. Các doanh nghiệp chuyên trách này hoạt động, kết hợp với doanh nghiệp cho thuê, đi thuê hạ tầng KCN bằng các hợp đồng kinh tế. Nghĩa là ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể. Và đó chính là cách làm, là điều kiện cần có để hoạt động bảo vệ môi trường tại KCN được đảm bảo. Hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN được xem như ngành kinh doanh sản sinh ra lợi nhuận và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải trả tiền để cho nhu cầu vệ sinh của mình. . Đồng thời, chủ đầu tư cam kết áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001, cam kết xử lý triệt để các nguồn chất thải lỏng, rắn, khí thải ra môi trường. Hỗ trợ hạ tầng chất thải của các vùng đệm môi trường cho nông dân vùng xung quanh KCN. Cùng với đó là xây dựng các hoạt động thân thiện với môi trường thành văn hóa truyền thống địa phương và tuyên bố hành động môi trường cho nông dân vùng xung quanh KCN. Các cơ chế chính sách đang được hoàn thiện sẽ đóng vai trò giám sát cam kết này của chủ đầu tư KCN.
KCN Đình Vũ – Hải Phòng
KCN Bourbon An Hòa (Tây Ninh)
Công ty cổ phần Bourbon An Hòa có ý định xây dựng một KCNST ở xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. KCN Bourbon An Hòa có diện tích 1.020 ha, với tổng vốn khoảng 4.000 tỷ đồng thuộc tỉnh Tây Ninh, cách huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh 12 km về phía Tây.
Theo dự án, trong số 1.020 ha, sẽ có 760 ha dành cho việc xây dựng KCN, 184 ha dành cho việc xây dựng kho cảng, 76 ha dành cho việc xây dựng một đô thị sinh thái.
Bên cạnh việc đền bù, giải tỏa, chủ đầu tư dự án cũng đã bỏ ra một khoản kinh phí khá lớn để kêu gọi người dân ở địa phương bảo tồn những mảng xanh và cây cối đã có từ trước. Ngoài tỷ lệ thảm xanh là 35%, theo quy định riêng của chủ đầu tư, mỗi nhà máy tại đây cũng chỉ được phép xây dựng 70% diện tích, 30% diện tích còn lại được dùng để trồng cây xanh. Khi đi vào hoạt động, KCN này sẽ ưu tiên tiếp nhận các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm, trang trí nội thất… có phương án xử lý nước thải phù hợp và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN nhất là ở TP.HCM, mỗi năm phải bỏ ra 10 đến 15 ha đất để chôn rác và các chất thải rắn khác. Theo dự kiến, KCN này sẽ thực hiện trong vòng 10 năm, được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn 1 sẽ triển khai xây dựng khu tái định cư, nhà máy xử lý nước thải, trạm điện, một phần kho cảng và một số cộng trình phụ trợ khác; trong giai đoạn 2 sẽ thực hiện tất cả những phần còn lại. Dự kiến trong tháng 6/2009, dự án sẽ được khởi động. Có thể nói, với lương lai gần, nếu nhà đầu tư dự án này thực hiện đúng như những gì cam kết, đây sẽ trở thành một KCNST đầu tiên của cả nước, được đầu tư một cách quy mô và chuyên nghiệp.
Khu Chế xuất (KCX) Linh Trung 1 Tại hội thảo “Xây dựng mô hình khu công nghiệp (KCN) sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại Khu Chế xuất (KCX) Linh Trung 1” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Trường ĐH
Văn Lang tổ chức, hơn 60 đại biểu đến từ các KCN-KCX, các nhà khoa học về môi trường và kinh tế của TP.HCM đều đồng ý với việc xây dựng KCX Linh Trung thành KCN sinh thái.
Theo đó, KCN sinh thái khác với mô hình công nghiệp truyền thống là chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác, giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Được biết, KCX Linh Trung là dự án liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc, có 33 nhà máy, 2 ngân hàng trên diện tích 62 ha, hiện có 2 công ty trao đổi phế liệu với nhau và 13 công ty khác thực hiện trao đổi chất thải với cơ sở tái sinh tái chế...
Bà Huỳnh Thị Thu Hà, Tổ Đô thị môi trường- UBND TP.HCM, cho biết lộ trình thực hiện KCX Linh Trung thành KCN sinh thái cần thời gian là 5 năm cho những công đoạn chuyển đổi, lập bộ máy và vận động các nhà đầu tư ủng hộ.
Ngoài ra ở nước ta còn có một số dự án khác tiêu biểu là Khu công nghệ cao Hòa Lạc tại tỉnh Hà Tây đang xây dựng mô hình phát triển theo hướng Khu Công nghiệp sinh thái.
2.3. Khả năng áp dụng mô hình KCNST ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đó là tiềm năng các nguồn tài nguyên và tiềm lực khoa học công nghệ, kỹ thuật.
- Tài nguyên đất đai: Nhu cầu đất đai để phát triển các KCN trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 khoảng hơn 10.000 ha, trong khi đó diện tích tự nhiên toàn Vùng: 12.677 km2, hoàn toàn phù hợp quy luật cung - cầu.
Bản đồ vị trí KCN Bourbon An Hòa
Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc nhỏ, vừa đủ độ dốc thoát nước và không ngập úng, điều kiện lý tưởng cho tổ chức quy hoạch phát triển các Khu / Cụm Công nghiệp sinh thái.
- Tài nguyên nông - lâm nghiệp: Vùng có nguồn tài nguyên nông - lâm nghiệp rất phong phú và đa dạng, đặc biệt về các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, hạt tiêu, mía, bông... và cây ăn quả nhiệt đới, có đầy đủ khả năng phát triển KCNST nông nghiệp.
- Tài nguyên thuỷ sản: Vùng có chiều dài bờ biển 156 km, giàu tiềm năng phát triển kinh tế hải sản, là một trong 4 ngư trường chính với số lượng đánh bắt hải sản chiếm khoảng 50% của cả nước. Vùng có đầy đủ khả năng phát triển KCNST tái tạo tài nguyên, khai thác nguyên liệu nông - lâm - thuỷ sản theo mô hình nông nghiệp bền vững.
- Tiềm lực Khoa học công nghệ, kỹ thuật; đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm Nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, là một trong hai vùng có Khu Công Nghệ Cao và trung tâm tin học: KCN ở Quận 9 và Công viên phần mềm Quang Trung.