Làm sao để giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu TÓM TẮT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 24 - 32)

Các vấn đề về an toàn thực phẩm có thể được giải quyết bằng nhiều cách, chẳng hạn như bằng một khuôn khổ pháp lý tốt; một hệ thống theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm; quyền sở

61Xem<www.fao.org/ag/agn/CDfruits_en/launch.html >and <vietnamnews.vn/society/244563/seminar-promotes-safer-agri-food-chain.html>

62Xem<http://mpra.ub.uni-muenchen.de/42591/1/MPRA_paper_42591.pdf>, trang 11.

Nông dân Nhà sản xuất

Nhà chế

biến Nhà bán lẻ Người tiêu

dùng

Trang 25/34

hữu trí tuệ; kiểm soát và quản lý thuốc trừ sâu; thiết bị kiểm định tốt và thực thi pháp luật hiệu quả.

4.6.1 Khuôn khổ pháp lý

Bắt đầu với một khuôn khổ pháp lý tốt và kết thúc bằng việc thực thi các quy định. Như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp đưa ra trong bản hướng dẫn về kiểm soát thực phẩm: "Ở nhiều quốc gia, hiệu quả của việc kiểm soát thực phẩm bị ảnh hưởng bởi khung pháp lý rời rạc, nhiều cấp có thẩm quyền, và những yếu kém trong giám sát, kiểm tra và thực thi.”63 Chúng tôi hoàn toàn hiểu điều này vì chúng tôi tin rằng khuôn khổ pháp lý hiện nay là một trong những nguyên nhân chính tại sao rất khó để có sự kiểm soát và thực thi an toàn thực phẩm hiệu quả. Bản thân nội dung của Luật Thực phẩm không phải là vấn đề, mà là tại hiện nay có quá nhiều Bộ và các Cơ quan Chính phủ có liên quan tham gia quản lý hóa chất và kháng sinh cũng như quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.64

Trong năm 2013 và 2014, một số quy định đã có hiệu lực65. Đặc biệt, Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT (Thông tư liên tịch số 13) là một bước tiến quan trọng vì nó nhằm tránh chồng chéo trong quản lý thực phẩm của các Bộ khác nhau, nhưng vẫn không loại bỏ được những nhầm lẫn có thể xảy ra. Ví dụ, nếu một vitamin phụ gia được thêm vào sữa thì sản phẩm này sẽ thuộc thẩm quyền của một Bộ khác so với chỉ là sữa không, gây ra phức tạp cho các nhà sản xuất. Chúng tôi không có thông tin về đánh giá tác động của Thông tư liên tịch số 13, vấn đề là có nhiều bên vẫn còn tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến an toàn thực phẩm. Theo quan điểm của chúng tôi, điều này sẽ không có hiệu quả bằng việc quy trách nhiệm về một mối duy nhất.

Hệ thống hiện tại cũng gây khó khăn để nhất quán trong quá trình soạn thảo, thực hiện và áp dụng các quy định. Nó thậm chí còn trở nên phức tạp hơn vì ở cấp địa phương và cấp tỉnh, các quy định đôi khi được giải thích theo nhiều cách khác nhau hoặc cho phép giải quyết theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như khi thanh tra đến kiểm tra 3, thậm chí 4 đợt và họ kiểm tra những điểm giống hoặc khác nhau, kiểm tra chéo là hoàn toàn có thể nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra. Việc này sẽ rất tốn kém về mặt chi phí và thời gian cho các công ty và các cơ quan có thẩm quyền, đẩy giá tiêu dùng cao hơn, nhưng không nhất thiết là tăng mức độ an toàn thực phẩm.

Theo quan điểm của chúng tôi, một Cơ quan An toàn Thực phẩm có thể giải quyết và xoá bỏ được nhiều vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay. Chúng tôi nhận thấy rằng sự thay đổi này cần có thời gian nhưng dưới quan điểm của các Hiệp định FTA, chúng tôi tin rằng những chuẩn bị ban đầu để đạt được mục tiêu thành lập một Cơ quan An toàn Thực phẩm là điều vô cùng quan trọng. Có một số điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh về cơ cấu các cơ quan An toàn Thực phẩm như dưới đây.

Một Cơ quan An toàn Thực phẩm cần:

- Sát nhập cơ cấu hiện tại của trung ương và địa phương thành một cơ cấu mới.

- Điều hoà và phối hợp giữa cấp tỉnh và cấp địa phương.

63Xem <www.wpro.who.int/foodsafety/documents/docs/English_Guidelines_Food_control.pdf>

64Như Bộ Y tế (MOH), Bộ Công thương (MoIT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Bộ Khoa học Công nghệ (MoST) và Bộ Tài nguyên Môi trường (MoNRE), cũng như Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, NAFIQAD; xem:

<cip.cornell.edu/DPubS/Repository/1.0/Disseminate?view=body&id=pdf_1&handle=dns.gfs/1265385755>

65VD như: Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định 119/2013/NĐ-CP ngày 09/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôivà Thông tư liên tịch

13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/04/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Trang 26/34

- Hợp tác với các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm qua biên giới (vì an toàn thực phẩm không chỉ dừng ở biên giới).

Một Cơ quan An toàn Thực phẩm có thể:

- Đưa ra lời khuyên cho các nhà hoạch định chính sách như Thủ tướng và Quốc hội.

- Quan tâm đến các yêu cầu nhập khẩu, xuất khẩu và trung chuyển thực phẩm liên quan đến việc giám định, chứng nhận và kiểm soát;

- Giải quyết việc quảng cáo và dán nhãn thực phẩm;

- Cấp giấy phép và ghi nhận các cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm, chế biến thực phẩm và kho lương thực;

- Tổ chức giám định và cung cấp thông tin cho việc điều tra tội phạm liên quan đến an toàn lương thực thực phẩm;

- Đưa ra các cảnh báo về thực phẩm liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,v.v;

- Cung cấp thông tin khi cần thiết;

- Giáo dục và đào tạo về an toàn thực phẩm cũng như khả năng nhận thức về vấn đề này;

- Hỗ trợ phát triển các cách làm tốt nhất liên quan đến an toàn thực phẩm.

Một Cơ quan An toàn Thực phẩm tập trung sẽ:

- Cải thiện việc quản lý và kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm;

- Cải thiện và tăng cường uy tín của sản phẩm Việt Nam trong việc tiêu thụ tại Việt Nam;

- Giảm thiểu khả năng các sản phẩm xuất khẩu bị từ chối;

- Cải thiện và tăng cường uy tín của sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài;

- Giảm chi phí cho các công ty và đẩy mạnh khả năng cạnh tranh (quốc tế);

- Giảm thiểu những nguy hại cho sức khỏe;

- Hỗ trợ nhiều hơn cho thương mại công bằng và bền vững;

- Minh bạch hóa và rõ ràng trong các biện pháp xử phạt.

Đề xuất

- Làm rõ hơn phạm vi của Thông tư liên tịch số 13;

- Thiết lập một nhóm công tác bao gồm đại diện của các Bộ / ngành liên quan và các tổ chức hoạt động trong kinh doanh thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (như Nhóm công tác nông nghiệp của VBF và Uỷ ban Kinh doanh Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản của EuroCham);

- Sửa đổi Luật Thực phẩm và lập ra một Cơ quan An toàn Thực phẩm càng sớm càng tốt với một Bộ duy nhất chịu trách nhiệm;

- Phân công các nhiệm vụ sau cho Cơ quan An toàn Thực phẩm:

 Kiểm tra, chứng nhận và kiểm soát các vấn đề liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và trung chuyển các thành phần, nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm.

 Kiểm tra và chứng nhận thực phẩm;

 Dán nhãn và quảng cáo thực phẩm;

 Đưa ra các cảnh báo về thực phẩm liên quan đến chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,...;

 Cấp giấy phép và đăng ký các cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm, chế biến thực phẩm và kho lương thực;

 Giáo dục và đào tạo về an toàn thực phẩm cũng như khả năng nhận thức về vấn đề này;

 Hỗ trợ phát triển các phương án hiệu quả nhất cho an toàn thực phẩm;

 Tổ chức giám định và cung cấp thông tin cho việc điều tra tội phạm liên quan đến thức ăn chăn nuôi và an toàn lương thực thực phẩm.

Trang 27/34

- Sát nhập các cơ cấu hiện tại của Cơ quan An toàn Thực phẩm để không bị mất đi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm hiện có;

- Hợp tác với các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm qua biên giới.

4.6.2 Theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm

Một phần quan trọng khác trong việc đạt được một môi trường an toàn thực phẩm tốt là theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm. Đó là một hệ thống kiểm tra lịch trình lô hàng cho phép các công ty và các cơ quan chức năng biết được sản phẩm đã đến khâu nào trong chuỗi thực phẩm.

Nó sẽ giúp cải thiện an toàn thực phẩm và tránh hoặc giảm thiểu các tác động đến sức khỏe và nền kinh tế66. Những ảnh hưởng của nền kinh tế không chỉ liên quan đến sức khoẻ cộng đồng mà còn cả các doanh nghiệp. Những hậu quả của việc thu hồi sản phẩm có thể coi là khá lớn khi một sản phẩm bị loại ra khỏi thị trường trong một giai đoạn nhất định có thể dẫn đến mất không gian trưng bày, hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất khách hàng.

Vì vậy, để một công ty theo dõi và giám sát tốt các sản phẩm của mình thông qua các chuỗi cung ứng và thu hồi chúng là rất quan trọng. Việc theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm liên quan đến quản lý và giảm nhẹ rủi ro, giảm thiểu tác động của việc thu hồi sản phẩm và giảm chi phí trách nhiệm, nhưng cũng liên quan đến việc lấy lại lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó cũng là một phần quan trọng trong quá trình ra quyết định của các cơ quan có liên quan trong việc đóng cửa thu hồi sản phẩm67.

Tuy nhiên, theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm thực phẩm không chỉ về các sản phẩm bị thu hồi. Người tiêu dùng cũng cần biết thêm thông tin về nguồn gốc sản phẩm và các thành phần của nó trong toàn bộ chuỗi cung ứng: từ nông trại đến tay người tiêu dùng thông qua quy trình chế biến, ở giữa là nhà bán lẻ và ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm. Cuối cùng, việc theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm còn liên quan đến giảm thiểu tỷ lệ gian lận thực phẩm cũng như việc làm giả vô ý hoặc cố ý; quản lý dịch bệnh; và các tình trạng cấp bách về vấn đề môi trường.

Việc theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm cũng rất quan trọng vì đôi khi các sản phẩm giả hoặc trái phép lại lấy lại niềm tin của người tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi cung ứng68. Theo chúng tôi, các cơ quan an toàn thực phẩm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc này.

Đề xuất

- Khuyến khích các công ty đưa ra một hệ thống theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm;

- Thực thi pháp luật hiện hành về việc theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm.

4.6.3 Các phòng thí nghiệm và thử nghiệm 4.6.3.1 Giới thiệu

Thậm chí nếu pháp luật đối với việc theo dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm được thực thi tốt thì các phòng thí nghiệm và thí nghiệm tại Việt Nam lại chưa đạt tiêu chuẩn và không đảm bảo an toàn thực phẩm69. Với việc ký kết một loạt các Hiệp định thương mại tự do sắp tới, việc tìm ra các mức đa dư lượng (MLR) là đặc biệt quan trọng để có thể xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam sang, chẳng hạn như EU. Tuy nhiên, các thí nghiệm có thể dễ dàng phát hiện ra MRL như

66Xem<www.foodsafetymagazine.com/enewsletter/the-importance-of-food-traceability/>

67Xem<www.foodmag.com.au/features/the-importance-of-traceability-in-your-supply-chai>

68Xem<http://www.foodmag.com.au/features/the-importance-of-traceability-in-your-supply-chai>

69“Kinh doanh nông nghiệp và an toàn thực phẩm” - ChươngKhối Uỷ ban Kinh doanh Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sảntrong Sách Trắng 2015của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, đoạn 3.1.4 về chất lượng các phòng thí nghiệm và kiểm định.

Trang 28/34

phân tích quang phổ rộng của các hoạt chất thì lại không thể thực hiện được ở Việt Nam. Ngoài ra cần có một phân tích cụ thể hơn đối với sự có mặt của kim loại nặng để chỉ tập trung vào những loại kim loại nặng thực sự ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, động vật và thực vật.

Một vấn đề khác là kết quả thí nghiệm từ các phòng thí nghiệm nước ngoài vẫn không được chấp nhận cùng một cách giống như kết quả thí nghiệm từ các phòng thí nghiệm trong nước, mặc dù các phòng thí nghiệm quốc tế đã được công nhận trên toàn thế giới, như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) 17025.

4.6.3.2 Công nhận quốc tế

Trên trang web của các tổ chức quốc tế dành cho các cơ quan kiểm định chất lượng, Tổ chức quốc tế về công nhận phòng thí nghiệm (ILAC)70 nói rằng: "Các thỏa thuận71 hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ ở trung ương hay địa phương, như cung cấp thực phẩm an toàn và nước uống sạch, (...). Ngoài ra còn có các thoả thuận thúc đẩy việc chấp nhận các sản phẩm và dịch vụ xuyên biên giới, nhờ đó tạo ra một khuôn khổ để hỗ trợ thương mại quốc tế thông qua việc loại bỏ các rào cản kỹ thuật.”

Theo công nhận của ILAC “Việc đánh giá độc lập của các Tổ chức đánh giá đi ngược lại với những tiêu chuẩn được thừa nhận để thực hiện các hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo tính công bằng và thẩm quyền của họ. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, Chính phủ, các chủ thầu và người tiêu dùng có thể tin tưởng vào sự hiệu chuẩn và các kết quả kiểm tra, báo cáo kiểm tra và các chứng nhận được cấp.72 Do vậy các rào cản kỹ thuật nên được giảm thiểu vì các sản phẩm cần được chấp nhận ngoài biên giới quốc gia và không cần có thêm điều chỉnh bổ sung, kiểm tra và/hoặc kiểm nghiệm các mặt hàng xuất nhập khẩu. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) của ILAC có thể thúc đẩy thương mại quốc tế và mục tiêu "công nhận một lần, chấp nhận mọi nơi" có thể được thừa nhận.73

Điều này có nghĩa là các cơ quan kiểm định có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Ở Việt Nam có một cơ quan kiểm định. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là việc thực thi các quy định pháp luật hiện hành mà còn là thực tế kết quả từ các phòng thí nghiệm được công nhận, thành lập ở Việt Nam hay ở nơi khác, của nước ngoài hay của Việt Nam, đều không được công nhận tại Việt Nam trong khi điều này lại được Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ILAC công nhận.

4.6.4 Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm tại Việt Nam 4.6.4.1 Giới thiệu

Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA), được thành lập năm 1995 trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MoST), cung cấp những hoạt động công nhận cho các phòng thí nghiệm, các tổ chức chứng nhận và tổ chức giám định74. Một trong những chương trình được đưa ra là Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm (VILAS).Chương trình này được thành lập trực thuộc Tổng cục Tiêu

70ILAC là tổ chức quốc tế dành cho các cơ quan công nhận hoạt động theo tiêu chuẩnISO/IEC 17011 và tham gia vào việc công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợps bao gồm các phòng thí nghiệm hiệu chuẩn (sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025), các phòng thí nghiệm thử nghiệm (sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025), các phòng xét nghiệm y tế (sử dụng tiêu chuẩn ISO 15189) và các cơ quan kiểm định (sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17020). Xem thêm về ILAC tại<ilac.org/about-ilac/>.

71Các thoả thuận = Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA). Các cơ quan công nhận, được đánh giá bởi các cơ quan cùng cấp, ký thỏa thuận nhằm tăng cường việc chấp nhận các sản phẩm và dịch vụ qua biên giới quốc gia, do đó tạo ra một khuôn khổ để hỗ trợ thương mại.

72Xem <ilac.org/about-ilac/>

73Xem<http://ilac.org/ilac-mra-and-signatories/>, ISO/IEC 17011 về Thử nghiệm thành thạo (dành cho các cơ quan công nhận).Khoản 7.12.1, 7.12.2, 7.12.3 (ISO/IEC 17011)

74Xem<www.boa.gov.vn/>

Một phần của tài liệu TÓM TẮT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)