Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và các ngành chức năng hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ các địa phương trong quá trình thực hiện phương án quản lý rác thải trên địa bàn.
Chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ tới các phường, khu dân cư triển khai có hiệu quả các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường trên địa bàn các phường để nhân dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm để cùng tham gia trong công tác quản lý rác thải tại địa phương; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nhận biết và phân loại rác tại nguồn cho tổ thu gom và người dân địa phương.
Xem xét hỗ trợ bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương trong khoảng những năm đầu tiên triển khai thực hiện phương án vì có thể việc thu gom và thu phí các hộ gia đình chưa đạt được chỉ tiêu (chú ý đặc thù mỗi vùng để có phương án hỗ trợ cho phù hợp).
b. Cấp phường :
- Để việc triển khai giải quyết rác thải được đồng bộ và hiệu quả, UBND các phường nên thành lập Ban chỉ đạo triển khai công tác quản lý rác thải.
Thành phần Ban chỉ đạo gồm có:
+ Chủ tịch UBND phường: Trưởng ban;
+ Phó Chủ tịch UBND phường: Phó ban;
+ Cán bộ địa chính - xây dựng – Môi trường: ủy viên thường trực.
+ Các thành viên gồm: cán bộ Văn hóa, cán bộ Thú y, Trưởng công an phường; đại diện Mặt trận tổ quốc, Ban chấp hành Đoàn phường, Hội Phụ nữ; tổ trưởng dân phố các tổ.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp phường:
+ Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của tổ thu gom.
+ Xem xét kế hoạch hoạt động của tổ thu gom; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và quản lý tổ thu gom hoạt động hiệu quả.
+ Định kỳ hằng quý, năm có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác BVMT trên địa bàn xã và có các giải pháp khắc phục hữu hiệu. Truyền thông, vận động để người dân, tổ chức trên địa bàn nhận thấy được ý nghĩa của việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
đảm bảo vệ sinh môi trường; Giao Đài phát thanh của phường phát thanh bài tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác tại nguồn (tối thiểu: 3-5 phút/lần, 2 lần/tuần).
+ Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn về bảo vệ môi trường.
+ Bổ sung tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá bình chọn gia đình, tổ dân văn hóa của phường.
+ Phối hợp chặt chẽ với đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường trong vận chuyển rác thải về bãi rác
c. Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể của các phường :
- UBND Mặt trận tổ quốc, Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… phối hợp với UBND phường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các qui định về vệ sinh môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt.
- Các tổ trưởng tổ dân phố:
+ Xây dựng hương ước, quy ước trong đó có quy định về quản lý rác thải.
+ Phối hợp với tổ thu gom trong quá trình thực hiện; phổ biến các qui định về quản lý rác thải sinh hoạt của phường đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn quản lý.
+ Tham gia giám sát việc thực hiện qui định quản lý rác thải của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc địa bàn mình quản lý, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng các vi phạm hành chính về quản lý rác thải trên địa bàn.
- Trách nhiệm của Tổ thu gom
- Hằng năm, phải lập kế hoạch hoạt động của tổ thu gom trình lên UBND phường xem xét.
- Chủ động, tích cực thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác thải theo đúng lịch trình đã thống nhất.
- Hướng dẫn người dân nhận biết và phân loại rác thải.
- Lập kế hoạch dự phòng cho việc thu gom rác thải trong mùa mưa bão.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ trưởng tổ dân phố trong việc thu tiền phí vệ sinh.
d. Các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ :
_ Tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn và xử lý rác thải tại hộ gia đình theo hướng dẫn của các tuyên truyền viên và tổ thu gom.
_ Tham gia bỏ rác đúng quy định; nộp đầy đủ và đúng hạn phí vệ sinh theo quy định.
_ Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.
_ Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với rác thải trong hương ước, quy ước và các qui định quản lý, xử lý rác thải do UBND Quận, UBND phường ban hành.
Pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý CTR sinh hoạt
_ Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm của mọi tổ chức cá nhân. CÙng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự đi lên ngày càng cao về mức sống của người dân thỳ lượng rác thải phát sinh ra theo đó cũng ngày càng tăng lên. Chính vì vậy để đảm bảo cho môi trường sống trong lành với mọi người thì việc ban hành các quy định, quy chế về quản lý chất thải rắn trong đó có rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết.
_ Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực trong đó có quản lý chất thải, với quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phả triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan tổ chức nhà nước, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính, kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường đồng thời phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, kinh tế của đất nước.
_ Luật Môi trường Việt Nam ra đời năm 1993 và được sửa đổi bổ sung năm 2014 đã xác định vị trí pháp lý của các tổ chức cá nhân, tổ chức liên quan đến phát thải và thu gom xử lý chất thải, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân tham gia vào công tác thu gom và quản lý môi trường. Cũng thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện vai trò quản lý hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường trong cả nước, quản lý thu gom chất thải cũng nhưu các bước trong quá trình quản lý chất thải: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải.
_ Tại chương VII, Luật BVMT 2014 quy định rõ:
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường; báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường.
3. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Quy hoạch các khu chức năng, các loại hình hoạt động phải phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường;
b. Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và có hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục; có thiết bị đo lưu lượng nước thải;
c. Bố trí bộ phận chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
_ Tại chương IX của Luật BVMT 2014, cũng quy định rõ về việc quản lý chất thải rắn thông thường, như sau:
+ Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.
+ Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý + Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có
phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường. Trường hợp không có khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý.