Phân tích các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp quảng nam đà nẵng trong năm 2005 thông qua các hệ số tài chính (Trang 26 - 34)

Chương 2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các

2.2.2. Phân tích các hệ số tài chính

2.2.2.1. Hệ số khả năng thanh toán.

Bảng 4: Bảng tình hình thanh toán của Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng.

CHỈ TIÊU 2004 2005

Đơn vị

tính Chênh

lệch 1. Hệ số TT Tổng Quát lần

1,04 0,96 -0,08

2. Khả năng TT Nợ ngắn

hạn lần

0,88 0.27 -0,61

3. Khả năng TT nhanh lần 0,029 0,026 -0,003

4. Hệ số Nợ phải trả, phải

thu lần

0,71 0,48 -0,21

5. Hệ số TT lãi vay lần 17,54 1,05 -16,49

* Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Dựa vào bảng 4 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty là không tốt, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều it có hoặc không tài sản bảo đảm( cuối năm 2004 Công ty cứ đi vay vì 1 đồng thì có 1,04 đồng tài sản bảo đảm, còn cuối năm 2005 cứ đi vay 1 đồng thì có 0.96 đồng tài sản bảo đảm). Hệ số này ở thời điểm cuối năm 2004 cao hơn cuối năm 2005 là do trong kỳ Công ty đã tăng huy động thêm vốn từ bên ngoài 4.703 tỷ đồng. Trong khi tài sản tăng 5.586 tỷ đồng. Hay nói cách khác tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả.

* Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2005 so với cuối năm 2004 là thấp hơn, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty chưa được cải thiện đáng kể, có thể coi hệ số này là an toàn, bởi vì vào thời điểm cuối năm 2004 Công ty chỉ cần giải phóng 88,46% TSLĐ&đầu tư ngắn hạn hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này không phải càng lớn càng tốt, vì khi đó có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản hiệu quả, vì bộ phận này đang vân động và đang sinh lời. Tính hợp lí của hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề nào mà TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm xuống là do Công ty tăng huy động nợ ngắn hạn từ bên ngoài ở thời điểm cuối năm 2005 lên10.904 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 9,6% so với năm 2004. Trong khi đó tốc độ tăng TSLĐ&Đầu tư dài hạn lại nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả ngắn hạn cho nên đã làm cho khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Dựa vào Bảng 4 ta thấy so với cuối năm 2004 thì cuối năm 2005 hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống đáng kể. Nếu như khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong năm 2004 đạt 0,029 lần thì sang cuối năm 2005 chỉ còn 0,026 lần tương

tiêu trung bình ngành (chỉ tiêu trung bình ngành là 1). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bàn các tài sản với giá thấp để trả nợ. Nguyên nhân làm cho khả năng thánh toán nhanh của Công ty giảm là do tiền tăng nhanh với mức tăng 0.013 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 0,39%. Trong khi Công ty tăng huy động nợ ngắn hạn từ bên ngoài ở thời điểm cuối năm 2005 tăng 10.904 tỷđồng tương ứng tỷ lệ tăng 9,6% so với năm 2004. Nguyên nhân thứ hai làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm là do vào cuối năm 2005 hàng tồn kho của Công ty tăng lên so với năm 2003 với mức tăng 21.79 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 21,62%. Mặc dù khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm,so với chỉ tiêu trung bình ngành thì vẫn còn thấp hơn nhiều có nghĩa là Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh, nguyên nhân là do lượng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng tài sản, cụ thể vào cuối năm 2005 lượng tiền của Công ty chỉ chiếm 0,04% trong tổng tài sản.

* Hệ số nợ phải thu phải trả: Dựa vào Bảng 4 ta thấy hệ số nợ cuối năm 2005 thấp hơn cuối năm 2004, điều này chứng tỏ tình hình thanh toán là bất bình thường .

* Hệ số thanh toán lãi vay: Dựa vào Bảng 4 ta thấy hệ số thanh toán lãi vay năm nay nhỏ hơn năm trước tương ứng với mức tăng là 16.49 lần, chứng tỏ việc sử dụng vốn của Công ty là chưa có hiệu quả (khả năng sinh lời của tài sản chưa tăng lên) và khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay là chưa ổn định (khả năng trả lãi của doanh nghiệp là không tốt). Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của Công ty vào cuối năm 2005 giảm so với năm 2004 với mức 0.295 tỷ đồng và chịu thuế ít, điều này cũng thể hiện Công ty làm ăn có hiệu quả.

2.2.2.2. Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.

Bảng 5: Bảng hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng.

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính 2004 2005 Chênh lệch

1. Hệ số nợ % 96,39 95,92 -0,47

2. Hệ số NVCSH % 3,6 4,1 0,5

3. Tỷ suất đầu tư vào TS dài hạn % 28,23 35,36 7,13

4. Tỷ suất đầu tư vào TS ngắn

hạn % 71,77 64,64 -7,13

5. Cơ cấu TS Lần 25,58 18,02 - 7,56

6. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ % 12,8 11,5 1,3

* Hệ số nợ: Dựa vào Bảng 5 hệ số nợ cho thấy cuối năm 2003 cứ 100 đồng vốn kinh doanh của Công ty thì có 69,39 đồng vay nợ bên ngoài, chứng tỏ nguồn vốn kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào các khoản nợ hay nói cách khác là mức độ độc lập đối với chủ nợ là không cao dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp bị ràng buộc và sức ép của các khoản nợ vay. Đến cuối năm 2005 hệ số nợ có giảm xuống nhưng vẫn còn rất cao, cụ thể là cứ 100 đồng vốn kinh oanh của Công ty thì có 95,92 đồng vay nợ từ bên ngoài, giảm đi 0,47% so với năm 2004. Nguyên nhân làm cho hệ số này giảm là do các khoản nợ phải trả của Công ty tăng 4.703 tỷ đồng (tương đương 15,61%) và mặc dù tổng tài sản của Công ty tăng nhưng tốc độ giảm của nó lại chậm hơn tốc độ giảm của các khoản nợ phải trả nên đã làm cho hệ số nợ giảm theo.

* Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu: Cho thấy trong năm 2004 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì VCSH đóng góp 3,6 đồng, điều này có nghĩa là sự đóng góp của vốn chủ sở hữu vào nguồn vốn kinh doanh là rất thấp, khả năng tự tài trợ của NVCSH cho nguồn vốn kinh doanh của Công ty là quá thấp, đến cuối năm 2005 thì hệ số này có cải thiện nhưng không đáng kể cụ thể là tăng lên 0,5% so với năm 2004. Nguyên nhân làm cho hệ số này tăng lên là do cuối năm 2005 hệ số nợ của Công ty giảm .

* Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn: Từ Bảng 5 ta thấy tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn thấp. Cụ thể, năm 2004 cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp bỏ ra 28,23 đồng để tài trợ cho TSCĐ và năm 2005 thì doanh nghiệp bỏ ra 35,36 đồng để tài trợ cho TSCĐ, chứng tỏ TSCĐ chiếm vị trí thứ yếu trong tổng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào kinh doanh. Nhìn chung cuối năm 2005 so với năm 2004 thì tỷ suất náy có gia tăng với mức tăng 7,13%, điều này cho thấy Công ty đã có sự quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của TSCĐ đối với tình hình kinh doanh của mình. Nguyên nhân làm cho tỷ suất này tăng là do TSCĐ&đầu tư dài hạn cuối năm2005 tăng 11,924 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 30,31% so với năm 2004, trong khi tổng tài sản của Công ty cũng tăng 5.586 tỷ đồng tương ứng mức tăng 4,01% . * Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Của Công ty rất cao, chứng tỏ TSLĐ chiếm vị trí rất quan trọng trong tổng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào kinh doanh. Vào năm 2004 cứ 100 đồng vốn kinh doanh Công ty bỏ ra 71,77 đồng để tài trợ cho TSLĐ&đầu tư ngắn hạn, còn năm 2005 thì Công ty bỏ ra 64,64 đồng, giảm 7,13 đồng so với năm 2004. Nguyên nhân làm cho tỷ suất này giảm là do TSLĐ&Đầu tư ngắn hạn giảm với mức giảm 6.364

đồng tương ứng tỷ lệ giảm 6.36% và tốc độ giảm của nó lại nhanh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản nên đã làm cho tỷ suất này giảm theo.

* Cơ cấu tài sản: Nhìn chung so với năm 2004 thì vào cuối năm 2005 hệ số cơ cấu tài sản của Công ty giảm xuống với mức giảm là 7,56 lần.

Mặc dù hệ số này được cải thiện theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn chưa hợp lí, với một doanh nghiệp thiên về hoạt động thương mại như thế này thì hệ số này được coi là hợp lí nếu nó bằng 2,3 lần. Nguyên nhân làm cho hệ số này giảm là do Công ty đã có sự quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của TSCĐ đối với tình hình kinh doanh của mình nên Công ty đã tăng tỷ lệ nguồn vồn kinh doanh để đầu tư cho TSCĐ.

* Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Dựa vào bảng 5 ta thấy khả năng tự tài trợ của nguồn vốn chủ sở hữu cho TSCĐ là rất thấp, cho dù so với năm 2004 thì cuối năm 2004 tỷ suất này tăng lên1,3%. Điều này cho thấy khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh của Công ty. Nguyên nhân làm cho tỷ suất này tăng là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng và tốc độ tăng của nó lại nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định đẫn đến làm cho tỷ suất này tăng.

2.2.2.3. Các chỉ số về hoạt động.

Bảng 6: Bảng chỉ số hoạt động của Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng.

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính 2004 2005

Chênh lệch

1. Số vòng quay HTK vòng 51,87 3,7 -48,17

2. Chu kỳ HTK ngày 6,94 97,29 90,35

3. Vòng quay các KPT vòng 0,65 2 1,35

4. Chu kỳ KPT ngày 554 180 - 374

5. Vòng quay VLĐ vòng 0,62 1,37 0,75

6. Số ngày 1 vòng quay VLĐ ngày 581 263 -318

7. Hiệu suất sử dụng VCĐ 1,57 2,5 0,93

8. Vòng quay vốn kinh doanh vòng 0,44 0,89 0,45

* số vòng quay HTK & số ngày một vòng quay HTK: Trong năm 2005, số vòng quay hàng tồn kho là 3,7 vòng, số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho là 97.29 ngày. Năm 2004, số vòng quay hàng tồn kho là 51.87 vòng, số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là 6.94 ngày.

+ Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty cuối năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 với mức giảm 48,17vòng. Điều này thể hiện Công ty thực hiện chưa hợp lí và chưa có hiệu quả trong khâu quản lí hàng tồn kho.

của Công ty vào cuối năm 2005 tăng so với năm 2004 với mức tăng 123.276 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 95,96%, trong khi hàng tồn kho bình quân cũng tăng 21.79tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 21,62%.

+ Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của Công ty cuối năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 với mức giảm 374 ngày. Điều này có nghĩa là tốc độ hoán chuyển thành tiền của hàng tồn kho tăng lên và giảm thời gian xuất hàng trong kỳ xuống 374ngày. Nguyên nhân làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho giảm xuống là do giá vốn hàng bán của Công ty cuối năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 123.276 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 95,96% đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng với mức giảm 48.17 vòng, và do đó làm cho chỉ số này giảm.

* vòng quay các khoản phải thu & số ngày một vòng quay các khoản phải thu: Trong năm 2005, số vòng quay các khoản phải thu là 2 vòng, số ngày một vòng quay các khoản phải thu là 180 ngày. Năm 2004, số vòng quay các khoản phải thu là 0,65 vòng, số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu là554ngày.

+ so với năm 2004 thì cuối năm 2005 số vòng quay các khoản phải thu tăng 1,35 vòng tức là số lần thu được các khoản nợ thương mại tăng lên 1,35 lần. nhìn chung số vòng quay các khoản phải thu trong cả 2 năm đều thấp, chứng tỏ việc thu hồi các khoản nợ của Công ty chậm và điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu (tức là cấp nhiều tín dụng cho khách hàng). Nguyên nhân làm cho vòng quay các khoản phải thu tăng lên là do doanh thu thuần của Công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 66.673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107.9%, trong khi số dư bình quân các khoản phải thu giảm đi 28.415 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm2,.85% nên đã dẫn đến chỉ số này tăng lên.

+ Số ngày một vòng quay các khoản phải thu của Công ty cuối năm 2005 thấp hơn so với năm 2004 với mức giảm 24,74 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian thu hồi nợ giảm 374 ngày, đây là một biểu hiện tốt trong thu hồi nợ của Công ty. Nguyên nhân làm cho số ngày một vòng quay các khoản phải thu giảm xuống là do doanh thu thuần của Công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 66.673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107,9%, trong khi số dư bình quân các khoản phải thu giảm 28.415 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 29,85% nên đã làm cho số vòng quay các khoản phải thu tăng lên từ đó kéo theo số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu giảm xuống.

* Vòng quay vốn lưu động: Trong năm 2004, cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn lưu động thì sẽ tham gia tạo ra 0,62 đồng doanh thu thuần.

Tương tự trong năm 2005 cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn lưu động thì sẽ tham gia tạo ra 1,37 đồng doanh thu thuần. Chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty ngày càng có hiệu quả sở dĩ nói như vậy là do số vòng quay VLĐ cuối năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 0,75 vòng. Nguyên nhân do doanh thu thuần của Công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2005 với mức tăng 66.673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107,9%, trong khi đó vốn lưu động bình quân vào cuối năm 2005 lại giảm đi 6.364 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 6,36% so với năm 2004 cho nên đã làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng.

* Số ngày một vòng quay VLĐ: so với năm 2004 thì cuối năm 2005 chỉ số ngày 1 vòng quay vốn lưu động giảm xuống tương ứng với mức giảm 318 ngày, chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động trong việc kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân do số vòng quay vốn lưu động tăng lên.

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:Trong năm 2004, cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn cố định thì sẽ tham gia tạo ra 1,57 đồng doanh thu thuần. Tương tự trong năm 2005 cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn cố định thì sẽ tham gia tạo ra 2.5 đồng doanh thu thuần.Chứng tỏ việc sử dụng VCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả sở dĩ nói như vậy là do chỉ số hiệu suất sử dụng vốn cố định cuối năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 0.93 lần. Nguyên nhân do doanh thu thuần của Công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 66.673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107.9%, trong khi đó VCĐ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của nó lại chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần cho nên đã làm cho chỉ số này tăng lên.

* Vòng quay vốn kinh doanh: nhìn chung trong năm 2005 vòng quay vốn kinh doanh của Công ty tăng lên so với năm 2004 và mức tăng là 0.45 vòng, điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân do doanh thu thuần của Công ty trong năm 2005 tăng lên so với năm 2004 với mức tăng 66.673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107.9%, trong khi đó vốn kinh doanh bình quân của Công ty lại giảm nên đã làm cho chỉ số này tăng lên.

2.2.2.4. Các chỉ tiêu sinh lời.

Bảng 7: Bảng chỉ tiêu sinh lời của Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Quảng Nam-Đà Nẵng.

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính 2004 2005 Chênh lệch

1. Tỷ suất LNTT trên DT % 1.5 0.5 -1

2. Tỷ suất LNST trên DT % 0.75 0.07 -0.05

3. Tỷ suất sinh lợi của TS % 0.67 0.44 -0.23

4. Tỷ suất LNTT vốn kinh doanh % 0.33 0.06 -0.27

6. Tỷ suất lợi nhuận Vốn CSH % 9.2 1.5 -7.7

* Tỷ suất LNTT trên DT: Năm 2004 là 1.5%, tức là bình quân trong 1 đồng doanh thu có 1.53 đồng lợi nhuận trước thuế. Còn năm 2005 đạt cao hơn, hiệu quả hơn: Có tới 0.5 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, ta thấy năm 2005 so với năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của Công ty giảm 1%. Nguyên nhân làm cho tỷ suất này tăng là do tổng doanh thu của Công ty cũng tăng lên với mức tăng 66.673 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107.9% nhưng tốc độ tăng của nó lại chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế nên đã làm cho tỷ suất này tăng lên.

* Tỷ suất LNST trên DT: Năm 2004 là 0,75, tức là bình quân trong 1 đồng doanh thu có 0,75 đồng lợi nhuận sau thuế. Còn năm 2005 đạt thấp hơn, kém hiệu quả hơn: Có tới 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty vào cuối năm giảm so với năm 2004 với mức tăng 0.05% và kết quả này cũng thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty là kém hiệu quả. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh với mức 0.295 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 31.86%, trong khi đó các khoản chi phí giảm nhưng tốc độ giảm cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2005 giảm đi 4.932 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 59.26% so với năm 2004. Chính vì những lí do đó đã làm cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm xuống.

* Tỷ suất sinh lời của tài sản: Cho thấy trong năm 2004 cứ đưa bình quân 1 đồng giá trị tài sản vào sử dụng làm ra 0.67 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, còn trong năm 2005 thì làm ra 0.44 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, so với năm 2004 thì năm 2005 tỷ suất này nhỏ hơn chứng tỏ việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Công ty kém hiệu quả.

so với năm 2004 thì năm 2005 tỷ suất này giảm 0.23%, nguyên nhân làm cho tỷ suất này giảm là do tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng mạnh với mức tăng 0.295 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 31.86%, trong khi đó giá trị tài sản bình quân của Công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng của nó lại châm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế, mức tăng của giá trị tài sản bình quân là 5.586 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 4.01% cho nên đã làm cho tỷ suất này giảm

* Tỷ suất LN vốn kinh doanh: Phản ánh trong năm 2004 bình quân 1 đồng vồn kinh doanh sẽ tạo ra 0,62 đồng lợi nhuận trước thuế , còn trong năm 2005 bình quân 1 đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra 1,37 đồng lợi nhuận trước

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp quảng nam đà nẵng trong năm 2005 thông qua các hệ số tài chính (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w