SARBANES – OXLEY VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC VÀ SOX ĐỐI

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của đạo luật sarbanes oxley đối với kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ (Trang 35 - 39)

5.1. Thái độ của kiểm toán viên đối với việc ban hành Sarbanes - Oxley

Sau khi đạo luật Sarbanes oxley ban hành thì uy tín của kiểm toán viên ngày được tăng cao, tuy nhiên, do việc quy định và những ràng buộc mà đạo luật quy định làm cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập và các kiểm toán viên có thái độ dè chừng trong việc có ý định thực hiện những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp cũng như tính độc lập của mình.

5.2. Ý kiến của các doanh nghiệp khi SOX được ban hành

Trước khi đạo luật ra đời đã có nhiều công ty bị xuống dốc và có nhiều hành vi gian lận trong việc công khai các thông tin trong báo cáo tài chính.

Lúc đầu đạo luật này có nhiều điểm bị phản ứng mạnh từ phía các công ty đại chúng ở Mỹ, đặc biệt là các công ty đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ do những yêu cầu rất cao về tính minh bạch của thông tin và báo cáo tài chính được công khai.

Điều này làm cho các công ty này phản ứng dữ dội.

Tuy nhiên sau những thỏa thuận về một vài thay đổi đáp ứng những yêu cầu từ các nhà làm luật, đạo luật đã chính thức được thông qua. Sau khi đạo luật được quyết định ban hành thì dù chấp nhận nhưng lợi ích và chi phí tuân thủ của SOX đối với các công ty đại chúng và các hãng kiểm toán tài chính vẫn là chủ đề gây tranh cãi

Và trở thành là một trong cách gánh nặng khiến các công ty có thể áp dụng nó. Ông Michael J.Gallagher - Chủ tịch Trung tâm Chất lượng kiểm toán thuộc Ủy ban Điều hành các Thông lệ nghề nghiệp Kiểm toán nhận xét: Đối với nhiều công ty, chi phí để có thể tuân thủ theo Đạo luật là rất cao, và đặc biệt là giai đoạn đầu. Tuy nhiên về sau, những chi phí này sẽ giảm đáng kể. Còn đối với ông John Berlau - thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp cạnh tranh đã phát biểu: “Tôi rất lo ngại về gánh nặng chi phí của Đạo luật. Nếu xét về chi phí thì mục 404 liên quan đến kiểm soát nội bộ là mục gây tốn kém nhất cho các công ty. Ban đầu, ước tính trung bình một công ty đại chúng chỉ cần tiêu tốn cho các yêu cầu của mục này 92.000 USD mỗi năm. Nhưng thực tế gánh nặng này phải lên đến 2,3 triệu USD mỗi năm - tức gấp 25 lần so với dự tính ban đầu” . 5.3. Đối với Việt Nam nói riêng:

Tuy đạo luật đã ra đời gần 15 năm và có ảnh hưởng tích cực đến nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thì đối với Việt Nam, có nhiều lí do khiến đạo luật chưa được áp dụng nhiều,

 Nghề kiểm toán đã có mặt trên thế giới khoảng 150 năm, kể từ khi Willliam Wrelch Deloitte, một trong những cha đẻ của ngành kiểm toán, nhưng ở Việt Nam, khoảng những năm 90 của thế kỉ XX, ngành kiểm toán mới bắt đầu được biết đến. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại trong hoạch định chính sách về kế toán, kiểm toán, các chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, cần được sửa đổi và bổ sung. Trong các doanh nghiệp thì việc triển khai và kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, trong việc phát triển hoạt động nghề nghiệp và nâng cao chất lượng nghề nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên. Việc đánh giá, kiểm soát chất lượng công việc của những người làm kiểm toán, người hành nghề kế toán

chưa được coi trọng, những tiêu cực, sai sót thậm chí còn có các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp tay cho gian lận, tham ô, lãng phí, tham nhũng.

 Bản thân SOX là do Hoa Kỳ ban hành nên việc áp dụng Đạo Luật SOX ở Việt Nam cũng là một hạn chế. Tuy nhiên thì SOX khi được ban hành thì có ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó cũng có Việt Nam. Có thể thấy là các bộ luật kinh tế, luật hình sự, luật doanh nghiệp cũng có phần nào giống với những quy định của SOX.

 Chưa có nhiều doanh nghiệp được niêm yết trên sàn thị trường chứng khoáng Mỹ nên số lượng doanh nghiệp áp dụng và chịu ảnh hưởng của SOX là rất ít. Hiện tại cũng chỉ có một doanh nghiệp là niêm yết trên sàn chứng khoáng Mỹ - Nasdaq - là CTCP xây dựng và đầu tư Việt Nam (Cavico Việt Nam), Hành trình chào sàn NASDAQ của công ty Cavico được tiến hành bằng hình thức sát nhập với một công ty đã niêm yết của Mỹ. Sau đó công ty Cavico có 3 năm tiến hành mọi thủ tục và cổ phiếu Cavico đã chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ vào năm 2009.

 Nước ta là nước có nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt các doanh nghiệp ở việt nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi phí để một doanh nghiệp tuân thủ theo đạo luật SOX là rất cao, nên việc áp dụng SOX là một vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp trong nước ngay cả khi đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thấy được tầm quan trọng của đạo luật đối với việc kiểm soát chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng tích cực đến việc kiểm soát nội bộ trong công ty. Ở Việt Nam cũng chưa xảy ra nhiều sự kiện ảnh hưởng đến gian lận trong việc phát hành BCTC cũng như sai sót và vi phạm trong việc ra ý kiến của KTVhay là vi phạm tính độc lập hay đạo đức nghề nghiệp nên việc áp dụng SOX đối với doanh nghiệp và các công ty kiểm toán độc lập chưa được cho là cần thiết.

Tuy nhiên thì đạo luật SOX cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam, một trong những tác động ngoại vi của SOX đến các nước bên ngoài biên giới Mỹ. Một số quốc gia khác thông qua luật tương tự như trong phản ứng. Các quốc gia khác đang thiết lập các phiên bản của họ về Đạo luật Sarbanes-Oxley. Và Việt Nam cũng vậy, bằng việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán doanh nghiệp, luật kiểm toán, v.v. Điều này có thể nói là đáng khích lệ bởi vì những quy định của đạo luật này mang lại những lợi ích đáng kể cho một nền kinh tế tài chính minh bạch.

Nhờ những tác động tích cực của đạo luật này mà làm thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong công ty khi sự yêu cầu ngày càng chặt chẽ đối với hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty giúp cho bất kỳ doanh nghiệp nào có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro có thể có, đồng thời việc công bố các thông tin là cần thiết trong việc cung cấp những hiểu biết cho các nhà đầu tư – những người hầu như không có thông tin gì và chủ yếu dựa vào các thông tin công bố trên báo cáo tài chính.

5.4. So sánh SOX với luật định Việt Nam 5.4.1. Quy định về lưu trữ hồ sơ

Theo nghị định số 17/2012/NĐ- CP, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục về lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Theo SOX - đoạn 802, bất kỳ kiểm toán viên nào mà thực hiện việc kiểm toán các công ty phát hành chứng khoán áp dụng theo Đạo luật chứng khoán năm 1934, phải lưu trữ các hồ sơ kiểm toán hay các giấy tờ làm viêc trong thời gian 5 năm kể từ khi báo cáo kiểm toán được ký kết. Ngoài ra, SOX còn quy định thời gian mà kiểm toán viên phải hoàn thành thủ tục lưu trữ hồ sơ là 180 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán.

Như vậy, thời gian lưu trữ hồ sơ theo luật định Việt Nam là lâu hơn. Tuy nhiên, luật định Việt Nam không quy định về thời gian hoàn thành việc lưu trữ hồ sơ.

Một phần của tài liệu Những ảnh hưởng của đạo luật sarbanes oxley đối với kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w