Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT ở Tổng công ty may 10

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp “pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty may 10 CTCP” (Trang 37 - 42)

6. Kết cấu khóa luận

3.2.2 Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT ở Tổng công ty may 10

• Công tác tìm hiểu đối tác

Qua một thời gian hoạt động, Tổng công ty may 10 đã có các đối tác tin cậy, có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài như Itochu, Mitsui của Nhật Bản, Brandtex của Đan Mạch và Nauy, Prominent của Hồng Kông, Li&Fung, Sol của Đức,lOktava và Jensmart, Ascent, Yasaint của Hoa Kỳ, Kastor của Ba Lan, ProEu của Anh, SMK của Tây Ban Nha, Bodoni của Đức và Áo…Ngoài ra Tổng công ty may 10 không ngừng tìm kiếm những đối tác mới để nâng cao hiệu quả hoạt động MBHHQT của Công ty. Việc tìm đối tác mới chủ yếu dựa vào việc tham gia các hội chợ về may mặc trong nước và quốc tế. Khách hàng thông qua các hội chợ này biết tới công ty và tự tìm đến với công ty thiết lập quan hệ làm ăn. Các cán bộ Marketing của công ty chủ yếu tiến hành nghiên cứu thị trường,môi trường luật pháp, chính trị của thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu. Ngoài ra, các cán bộ của công ty cũng tìm kiếm đối tác thông qua các cổng thông tin điện tử của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn dệt may Việt Nam, các đại sứ quán, tham tán, thương vụ của Việt Nam tại nước bạn hàng và các nước mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao, các tổ chức xúc tiến thương mại ở các nước.

(Biểu đồ 1.1 Công tác tìm hiểu thông tin và quyết định kí kết hợp đồng MBHHQT)

• Phương thức giao kết hợp đồng

Tổng công ty may 10 thực hiện giao kết hợp đồng MBHHQT qua các phương thức chủ yếu là giao dịch, đàm phán gián tiếp và trực tiếp.

Giao dịch, đàm phán gián tiếp: Là việc Tổng công ty và đối tác trao đổi thông tin qua điện thoại, qua fax. Phương thức giao dịch này giúp Tổng công ty đàm phán khẩn trương, tranh thủ được cơ hội làm ăn nhhưng cước phí điện thoại quốc tế cao, việc trao đổi lại thường hạn chế về mặt thời gian (như sự chênh lệch múi giờ…), nên các bên không thể trao đổi một cách cụ thể, chi tiết được. Tổng công ty áp dụng phương thức này chủ yếu là với các đối tác lâu năm, thường xuyên, đã hình thành thói quen trong giao dịch. Trước những cuộc tiếp xúc ban đầu, hay ngay sau khi gặp gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng thường thông qua thư tín dụng thương mại. So với hình thức gặp gỡ trực tiếp, thì phương thức này tiết kiệm được nhiều chi phí cho cả Tổng công ty và phía đối tác. Không những thế, phương thức này cũng giúp Tổng công ty có thể giao dịch, trao đổi với nhiều đối tác ở nhiều nước khác nhau. Điều này, giúp Tổng công ty có thể cân nhắc, suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều nhà cung cấp và có thể khéo léo bảo mật quyết định thực sự của mình.

Giao dịch, đàm phán trực tiếp: Phương thức này giúp Tổng công ty nhanh chóng hoàn thành hoạt động đàm phán, giao dịch và đôi khi là lối thoát cho phương thức giao dịch, đàm phán qua thư tín dụng, điện thoại. Đàm phán trực tiếp thường chỉ trong 2, 3

T HÔNG TIN

+ Địa vị và uy tín của đối tác.

+ Khả năng tài chính.

+ Nhu cầu hàng hoá

+ Ngoài ra là điệu kiện chính trị thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và giá cước

QUYẾT ĐỊNH

+ Đặt quan hệ với công ty nào.

+ Lựa chọn, thoả thuận phương thức giao dịch, đàm phán.

+ Lựa chọn hình thức giao hàng, phương thức thanh toán để đàm phán trong hợp đồng.

+ Các vấn đề quan tâm khác để đàm phán, giao kết hợp đồng.

ngày là có kết quả, nhưng lại khá tốn kém vì các bên có các trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Việc đàm phán đòi hỏi người tham gia có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy…để tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nhanh chóng có biện pháp trong những trường hợp cần thiết. Hình thức này thường được Tổng công ty áp dụng với các đối tác mới, nhà cung cấp tiềm năng.

• Đàm phán hợp dồng

Đàm phán là quá trình đấu tranh, nhượng bộ giữa các bên để đi đến một thoả thuận trong hợp đồng nhằm có lợi nhất cho mình11. Công việc đàm phán hợp đồng MBHHQT được giao cho các cán bộ chuyên môn phụ trách hoạt động MBHHQT có nhiều kinh nghiệm trong việc giao kết hợp đồng MBHHQT và am hiều pháp luật trong nước và quốc tế của Tổng công ty. Những nội dung mà Tổng công ty may 10 và đối tác thường đưa ra trong quá trình đàm phán, thương lượng: Hàng hoá, điều kiện giao hàng, điều khoản thanh toán.

Trong quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng, Tổng công ty may 10 luôn cân nhắc, lựa chọn từ ngữ phù hợp, thông dụng (ngôn ngữ của hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty đều là tiếng Anh), giúp các bên hiểu rõ ràng các thoả thuận đàm phán trong hợp đồng. Thực tế đàm phán các hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty đều có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu thu thập thông tin đối tác, chuẩn bị tài liệu giao dịch, cân nhắc điều khoản thoả thuận. Ngoài ra, đối tác đàm phán hợp đồng MBHHQT cũng thường là đối tác lâu năm, thường xuyên của Tổng công ty, các bên ít nhiều đã có được uy tín, niềm tin, thiện chí muốn làm ăn lâu dài. Những thuận lợi trên đã giúp việc đàm phán giao kết hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty thường thành công.

• Giao kết hợp đồng

Trong quá trình giao kết các hợp đồng MBHHQT Tổng công ty luôn tuân thủ đúng các qui định của pháp luật .

Hiện nay các hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty đều do người đại diện hợp pháp của công ty hoặc người uỷ quyền của người đại diện giao kết. Bên cạnh đó, để hợp đồng MBHHQT có hiệu lực pháp luật thì Tổng công ty cũng đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu tư cách chủ thể của đối tác. Công việc này không những đảm bảo cho việc kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả, mà còn đảm bảo cho các hợp đồng MBHHQT có đầy đủ điều kiện hiệu lực theo qui định của pháp luật. Các bạn hàng của Tổng công ty đều là những công ty có đầy đủ tư cách chủ thể theo qui định của pháp luật, có uy tín trên

11 Bài viết: “Kỹ thuật đàm phán Thương mại Quốc tế”. Trang web: http://vietnamses-law-consultancy.com.

thị trường. Người đại diện cho phía nước ngoài ký kết các hợp đồng nhập khẩu với hợp tác xã đều là Giám đốc, phó giám đốc, đây là những người có đầy đủ năng lực pháp luật của nước họ mang quốc tịch .

Hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty được lập bằng tiếng Anh và giao cho các cán bộ chuyên trách soạn thảo theo đúng quy định của pháp luật. Tuỳ từng hợp đồng cụ thể mà người phụ trách soản thảo sẽ thực hiện.12

Hợp đồng có hình thức văn bản, giao dịch đàm phán và ký bằng gửi fax đúng với quy định về hình thức của hợp đồng MBHHQT của Luật Thương mại 2005 (Điều 27 Khoản 2). Nội dung của hợp đồng cũng đảm bảo các nội dung sau : Đối tượng, quy định về giá trị của hợp đồng, thời gian giao hàng, phương thức giao hàng, điều khoản thanh toán, điều khoản về giải quyết tranh chấp.

3.2.2.2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10

Khi hợp đồng MBHHQT đã được giao kết, quyền và nghĩa vụ của các bên đã được xác định và có rằng buộc pháp lý. Tổng công ty may 10 với tư cách là một bên ký kết sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng đúng và đầy đủ nội dung mà các bên đã cam kêt thoả thuận. Thực hiện hợp đồng MBHHQT rất phức tạp, đòi hỏi các bên phải có kiến thức nghiệp vụ Thương mại Quốc tế, am hiểu và tuân thủ luật quốc gia, luật pháp quốc tế để việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, đảm bảo uy tín kinh doanh của Tổng công ty, quyền và lợi ích hai bên, cũng như quyền và lợi ích của hai quốc gia.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT, các cán bộ được giao nhiệm vụ của Tổng công ty luôn thực hiện nghiêm túc những thoả thuận cam kết trong hợp đồng, cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính danh lợi và hiệu quả nghiệp vụ giao dịch. Các cán bộ Tổng công ty cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước như Bộ Công Thương, cơ quan Hải Quan… để việc thực hiện hợp đồng đúng với quy định pháp luật và thuận lợi.

Những công việc chính mà Tổng công ty phải tiến hành để thực hiện một hợp đồng MBHHQT bao gồm:

• Xin giấy phép xuất nhập khẩu

• Chuẩn bị hàng hoá

Để thực hiện hợp đồng MBHHQT (hợp đồng bán), Tổng công ty may 10 phải tập trung, kiểm tra và đóng gói hàng hoá. Việc đóng gói hàng hoá phải thực hiện đúng theo

12 Xem thêm mẫu Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cụ thể của Tổng công ty may 10 tại phụ lục 02

như thoả thuận trong hợp đồng mà Công ty đã giao kết với khách hàng.

Sau khi đóng gói hàng hoá, Tổng công ty may 10 thực hiện việc ký mã hiệu hàng hoá gồm các nội dung: Tên người nhận, tên người gửi; Trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì; Số hợp đồng; Số hiệu chuyến hàng, kiện hàng…; Tên địa điểm hàng đến, địa điểm hàng đi; Hành trình chuyên chở; Số vận đơn, tên tàu…; Và các dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảo quản…(13)

• Kiểm tra hàng hoá

Như đã nói ở trên, việc kiểm tra hàng hoà là bước hình thành một lô hàng với hợp đồng xuất khẩu. Song, việc kiểm tra hàng hoá là yêu cầu cần thiết đối với cả bên xuất khẩu và nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, uy tín cho nhà cung cấp trong quan hệ buôn bán.

• Thuê tàu lưu cước

Trong quá trình thực hiện hợp đồng MBHHQT, việc thuê tàu lưu cước phụ thuộc vào các yếu tố: Điều khoản của cụ thể của hợp đồng; Đặc điểm hàng hoá; Điều kiện vận tải.

Chẳng hạn điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF (cảng đến), hay của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. (Thực tế các hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty như đã nói ở trên, điều kiện giao hàng hay được thoả thuận áp dụng trong hợp đồng là CIF, FOB, CIP… ) Tàu chở hàng có thể là tàu chuyến (với hàng khối lượng lớn) hoặc tàu chợ (với hàng lẻ).

Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space)

• Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá khi qua biên giời quốc gia để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Đây là một công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của Nhà nước, nhằm ngăn chặn buôn lậu, kiểm tra sai sót giấy tờ, thống kê số liệu hàng xuất nhập khẩu.

Thủ tục hải quan hàng xuất - nhập khẩu luôn được Tổng công ty thực hiện nghiêm túc theo các bước: Khai báo hải quan; Xuất trình hàng hóa; Thực hiện các quyết định của hải quan.

• Giao nhận hàng với tàu

Hàng hoá xuất-nhập khẩu của Tổng công ty may 10 chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không.

13Vũ Hữu Tửu: “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”. NXB Giáo dục HN. 2002. Trang 47.

• Thanh toán hợp đồng

Kết quả cuối cùng của các giao dịch kinh doanh Thương mại Quốc tế là thanh toán. Đây là khâu trọng tâm của giao dịch,Tổng công ty sử dụng một phương thức thanh toán phổ biến trong các hợp đồng MBHHQT của tổng công ty là chuyển tiền bằng điện (Telegraphuc Transfer- T/T) và thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable L/C)

3.2.2.3 Một số tồn tại trong thực tiễn thực hiện giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT tại Tổng công ty may 10

Thứ nhất, nội dung các hợp đồng MBHHQT của Tổng công ty mặc dù khá đầy đủ nhưng cũng không thực sự chặt chẽ. Các nội dung quy định về hàng hoá, giá, thanh toán, tranh chấp đều được nêu rất rõ trong tất cả các hợp đồng MBHHQT, nhưng điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng như phạt do chậm giao hàng…, thoả thuận áp dụng luật, điều khoản thay đổi hợp đồng được đề cập lác đác trong một số hợp đồng. Các điều khoản này được khuyến cáo nên có trong hợp đồng MBHHQT nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia, và giúp việc áp dụng luật, hay giải quyết tranh chấp (nếu có) được thuận tiện.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp “pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng tại tổng công ty may 10 CTCP” (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w