Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 Kiên Giang (Trang 21 - 24)

III. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm chỉ đạo thực hiện

2. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp

- Tập trung tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm an sinh xã hội và môi trường, theo đó chỉ đạo tiếp tục tăng diện tích gieo sạ lúa vụ Đông Xuân; giảm diện tích gieo sạ lúa vụ Thu Đông ở một số vùng sản xuất chưa đảm bảo và vụ Mùa ở các vùng ven biển do bị nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả; chuyển một phần diện tích gieo sạ lúa vụ Hè Thu ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất rau màu tập trung. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất theo hướng VietGAP; áp dụng quy trình sản xuất 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm trên vùng quy hoạch phát triển nguyên liệu lúa chất lượng cao 120.000 ha để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, diện tích lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích gieo trồng. Chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Phấn đấu diện tích gieo trồng lúa đạt 769.500 ha, năng suất bình quân 5,98 tấn/ha; sản lượng 4,6 triệu tấn, tăng 2,96% (tương đương 132.353 tấn) so với năm 2013.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao đến năm 2015, gắn với thực hiện thí điểm phương án kế hoạch liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và nông dân sản xuất lúa.

Đầu tư xây dựng các cống ven biển, đập kiểm soát lũ, xâm nhập mặn, nạo, vét các kênh cấp xã..., phục vụ cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản vùng Hà Tiên, Giang Thành và Kiên Lương; xây dựng các tuyến đường giao thông và mạng lưới điện đến các vùng nuôi tôm trọng điểm để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng diện tích, tăng sản lượng. Ưu tiên giao thêm đất cho các doanh nghiệp có đủ năng lực để đầu tư mở rộng sản xuất và xây dựng các nhà máy chế biến: Thủy sản, gạo..., đồng thời thu hồi đất các doanh nghiệp không có

khả năng tài chính và giải quyết dứt điểm đền bù đất để giao cho các doanh nghiệp triển khai dự án.

Thực hiện có kết quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng để tổ chức, cá nhân hộ gia đình hưởng lợi lâu dài, tăng mật độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất; tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng.

Thực hiện tốt việc phân bổ kinh phí cho địa phương để thực hiện hỗ trợ cho người sản xuất lúa và hỗ trợ địa phương theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý sử dụng đất trồng lúa. Triển khai thực hiện chính sách đầu tư và hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua các loại máy cơ giới, trong đó tập trung đầu tư lò phơi sấy, máy gặt đập liên hợp, điện bơm tát, dụng cụ sạ hàng, các kho chứa lúa để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông về chăn nuôi; tổ chức thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nuôi tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, bán công nghiệp.

Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cua kết hợp với nuôi tôm để tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; mở rộng diện tích nuôi sò huyết thâm canh ven biển các huyện An Biên, An Minh.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ, hoán đổi, đầu tư đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng bè trên biển quanh đảo các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Phối hợp với các ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền chủ quyền biển đảo, phổ biến cho ngư dân về pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác hải sản và các biện pháp ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài.

- Chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư xây dựng cho 35 xã nông thôn mới giai đoạn 2011– 2015. Huy động nguồn lực toàn xã hội để xây dựng các xã nông thôn mới, trong đó chú trọng xây dựng các tiêu chí đạt còn thấp như: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, môi trường và nhà ở dân cư. Phấn đấu xây dựng thêm 3 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới, nâng tổng số 5 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới và các xã trong 35 xã điểm đạt thêm 2 tiêu chí vào cuối năm 2014.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường có sức mua lớn; gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, thương mại. Nâng cao khả năng dự báo và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh các sản phẩm chủ lực như: Tôm đông, mực đông, gạo; tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả.

Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận Yên và khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, trong đó tích cực kêu gọi, sớm ban hành cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án: Nhà máy chế biến gỗ (MDF), nhà máy bia Sài Gòn, may mặc, da giày…, tại khu công nghiệp Thạnh Lộc.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; xây dựng và thực hiện đề án đưa hàng Việt về nông thôn, vùng biên giới; tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm hàng hóa.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây trung thế, hạ thế vùng nông thôn chưa có điện, đầu tư điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hoàn thành đầu tư đường điện cáp ngầm ra đảo Phú Quốc.

Hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các khu đô thị, cấp thoát nước, chất thải rắn... Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đô thị. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tiếp tục thực hiện chương trình xây nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo, người có công, cụm tuyến dân cư giai đoạn 2.

- Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng phương tiện, dịch vụ, an toàn giao thông.

Tập trung đầu tư giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho xã nông thôn mới, phấn đấu hoàn thành 3 tuyến đường về trung tâm xã, nâng tổng số xã trong đất liền được nhựa hóa đạt 100/103 xã.

- Hoàn thành việc xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án trong 03 năm 2013-2015;chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Tích cực huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hiệu quả hơn; đẩy mạnh kêu gọi và thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm để đầu tư vào các công trình, dự án lớn, sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm triển khai các dự án, nhất là triển khai các dự án của các nhà đầu Singapore tại Phú Quốc đã được thỏa thuận giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Tiếp tục rà soát kiến nghị với Trung ương sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng phù hợp với thực tế; đi đôi với rà soát các quy định có liên quan đầu tư xây dựng để đề xuất loại bỏ những quy định không cần thiết, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của từng cấp.

Chấn chỉnh công tác đấu thầu và tăng cường trách nhiệm của cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.Tăng cường thanh tra, giám sát hiệu quả sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ. Nâng cao năng lực, trách nhiệmtrong việc phân bổ, sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước; sựphối hợp của các ngành, địa phương và các chủ đầu tư giải quyết có hiệu quả các khó khăn vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư để nhà thầu triển khai đầu tư dự án theo tiến độ. Gắn củng cố, kiện toàn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban Quản lý dự án ở các sở và địa phương. Tập trung đầu tư vào một số công trình trọng điểm như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Ung bướu; đường Tỉnh lộ 964; các dự án phục vụ nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công nghiệp, các công trình trọng điểm trên đảo Phú Quốc.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 Kiên Giang (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)