IV. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN THANH XUÂN
4.3. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn quận thanh xuân
CTR ở quận Thanh Xuân chủ yếu là CTR sinh hoạt. Lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% lượng CTR phát sinh (một số đô thị, tỷ lệ này lên tới 90%), tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế... Thực tế cho thấy, tổng lượng CTR sinh hoạt ở quận phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16 % mỗi năm. Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và phức tạp về thành phần do mức sống ngày càng cao nên sản xuất và tiêu dùng ngày càng đa dạng
Đây là bảng tổng lượng chất thải rắn của quận Thanh xuân trong năm 2012
STT Loại chất thải rắn Đơn vị tính
1 Tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận
138.770,682 tấn
2 Tổng lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn quận
31732,212 tấn
3 Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại 4.3.2. Phân loại và thu gom chất thải
3R (viết tắt của 3 từ Reduce - Giảm thiểu,Reuse - Tái sử dụng, Recycle - Tái chế), với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn.
Phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp: rác thải hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.
Tuy vậy việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng ,việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thong thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý).
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong những năm gần đây của quận Thanh Xuân (%)
STT Loại chất thải rắn 2010 2011 2012
1. Chất thải rắn sinh hoạt 90% 92% 95%
2. Chất thải rắn công nghiệp 85% 90% 90%
3. Chất thải rắn xây dựng 86% 90% 95%
4. Chất thải rắn y tế 89% 90% 92%
Từ bảng trên ta thấy là tỷ lệ thu gom các loại chất thải rắn trên toàn quận đều dạt từ 85-95% và tỷ lệ đều tăng dần qua các năm nhưng vẫn có tầm 5-10% CTR trên toàn quận bị thải ra thẳng vào môi trường và vứt vào các ao hồ và các con sông.. Phần lớn các loại chất thải này đều chưa được xử lý tại nguồn nên sau khi xử lý tại các nhà máy thì có đến tầm 35-40% lượng chất thải bị mang đi chôn lấp so với lượng chất thải đầu vào.
2.3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Đối với công tác xử lý chất thải, cần quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn mô hình công nghệ xử lý CTR đô thị phù hợp, khả thi với chi phí đầu tư thấp, phù hợp với tính chất rác thải ở toàn quận, như tỷ lệ tái chế cao, diện tích sử dụng đất ít, thi công nhanh, dễ sửa chữa và thay thế thiết bị, có khả năng xử lý hết rác trong ngày, không cần bãi chôn lấp rác có quy mô lớn, không có nước rỉ rác...
Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm cũng như ý thức trong việc phân loại rác tại nguồn sẽ đóng góp một phần không nhỏ nhằm giảm thiểu lượng rác và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR.
4.4 Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại quận Thanh xuân 4.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí
Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do bất cứ nguyên nhân nào,có tác hại đến động vật, thực vật, môi trường xung quanh và con người
4.2 Ô nhiễm môi trường không khí tại quận Thanh Xuân
Thanh Xuân là 1 quận mà có rất nhiều tuyến đường giao thông chính đi qua vì vậy mật độ giao thông ở đây rất cao dẫn đến ô nhiễm bụi ở đây đang ở mức rất cao
Đặc biệt tại các khu vực Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia và Đường Khuất Duy Tiến tại đây có rất nhiều ngã tư giao cắt có mật độ giao thông cao nên dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn và bụi khá lớn.
Kết quả quan trắc năm 2009 cho thấy tại khu vực Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Kim Giang và Khương Đình có nồng độ bụi cao gấp 3,8 đến 6,3 lần quy chuẩn, đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt đến 11 lần..
Ngoài mật độ giao thông thì việc bụi nhiều cũng là do phế thải rắn trong xây dựng hoạt thải ra. Bên cạnh đó các xe chở nguyên vật liệu xây dựng phần lớn đều không được che chắn đúng kĩ thuật gây ra rơi vãi vật liệu xây dựng trên đường phố không những thế những xe này còn mang bùn đất ở thành, lốp xe tại thành nguồn phát tán bụi di động ở khắp nơi.
Trên cơ sở nguồn số liệu đã điều tra tại các bệnh viên trên địa bàn quận và nguồn số liệu báo cáo thống kê của các phường về tình hình sức khỏe bệnh tật của phường mình ta có bảng báo cáo sơ lược về tình hình sức khỏe của người dân tại quận năm 2009 như sau:
STT Tỷ lệ các loại bệnh ( người) Dân số (214.000)
1 Xoang 2154
2 Phế quản 3275
3 Viêm Phổi 3576
4 Lao 50
5 Họng 4576
6 Mắt 4036
7 Ngoài Da 2648
Ta thấy tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp và mắt của quận khá cao.có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng nguyên nhân chính là do thực trạng môi trường không khí bị giảm sút dẫn đến tình trạnh sức khỏe người dân đi xuống.
4.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi đến sức khỏe người dân:
Ô nhiễm bụi có thể gây nên bệnh nghề nghiệp, bệnh riêng lẻ, dị ứng, hen xuyễn, hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến 2 cơ quan chính của con người là mắt và hô hấp: Các hạt CO2 và Nox, các chất hữu cơ đã quang hóa ảnh hưởng đến mắt, tác động đến mắt, tác động đến đường hô hấp mũi hầu, thanh quản bởi các hạt nhỏ hơn 10 micromet bị giữ lại trong phổi gay ung thư như viêm phổi và ung thư phổi… Khi những hạt bụi nhỏ bay vào mắt có thể gây ra các vấn đề trước tiên là ảnh hưởng đến khả năng quan sát ngay lúc đó của mắt đặc biệt là khi đang di chuyển, sau đó về lâu dài có thể gây ra các bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, đau mắt đỏ, dị ứng. Ô nhiễm bụi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân trong vùng bị ô nhiễm, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động sống của người dân và sự phát triển một cách bình thường của nền kinh tế. Người dân sẽ phải bỏ thời gian, chi phí,tiền bạc để phục hồi sức khỏe như bình thường.nó làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm xuống do tình trạng sức khỏe của người dân không tốt, năng suất làm việc bị giảm sút có thể do các bệnh cũng gây ra những bất tiện trong giao tiếp hàng ngày mà hiệu quả công việc cũng giảm theo.
Qua đó có thể thấy Ô nhiễm bụi đã gây ra những tổn thất không nhỏ không chỉ cho sức khỏe người dân trong vùng bị ảnh hưởng mà còn gây ra tổn hại về nền kinh tế trên toàn Quận. Từ đó phải có những chính sách đúng đắn để khắc phục nó, và tìm cách giảm đến mức tối đa những ảnh hưởng đó.
4.4 Giải pháp về giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 4.4.1.giải pháp về chính sách
Quận Thanh Xuân cần đưa ra các biện pháp cụ thể , toàn diện nhằm kiểm soát ô nhiễm bụi và các nguồn gây ô nhiễm bụi, động viên các ngành các cấp cung các tầng lớp nhân dân cùng tham gia giữ gìn sự trong sạch của môi trường không khí. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động làm gia tăng bụi gây ảnh hưởng môi trường không khí
- Trong sản xuất cần tìm ra công nghệ tiên tiến mà thải ra ít bụi nhất.
- Một nguyên nhân gây ra các chất độc hại là sự tiêu thụ nhiên liệu từ các phương tiện cơ giới vì thế cần tìm ra các chất pha thêm vào xăng dầu… mà khi tiêu dùng thải ra ít bụi nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng xăng dầu.
-Tắc nghẽn giao thông cũng là nguyên nhân làm tăng lượng bụi, lượng chất thải độc hại vào không khí cả về số lượng lẫn thành phần các chất độc hại vì thế cần có sự phân luồng giao thông một cách hợp lý. Bố trí các đèn giao thông tại các nút 1 cách phù hợp. Xây dựng mở rộng làn đường làm giảm tắc nghẽn giao thông.
- Phải quy định các biện pháp che chắn với các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.
- Cần tăng thêm hệ thống xe rửa đường, xe hút bụi
- Tập trung pháp triển các phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện ngầm nhằm giảm bớt số lượng xe lưu thông trên đường
4.4.3. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục:
Vận động cộng đồng trong mục tiêu giữ dìn môi trường không khí, nâng cao kế hoạch, chương trình cụ thể, sát thực gắn với tuyên truyền giáo dục ý thức người dân bảo vệ giữ dìn sự trong sạch của quận.
Việc tuyên truyền phải thực hiện dưới nhiều hình thức, nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ nhận được sự quan tâm ủng hộ của người dân.
V HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình triển khai thực hiện công tác vệ sing môi trường BCĐ cải thiện môi trường xã hội quận đã xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo,phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban BCĐ, các phòng ban có liên quan, UBND các phường thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các đơn vị thực hiện chưa tốt, tuyên dương các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN