IV. Các giải pháp về quản lý
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa phòng tài nguyên và môi trường với các Ban, Ngành liên quan nhằm thống nhất công tác quản lý môi trường, tránh sự chồng chéo trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.
Kiện toàn bộ máy quản lý môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, tăng cường cả về nhân lực và vật lực.
2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan tới lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật bảo vệ
và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý ô nhiễm môi trường.
Xây dựng ban hành các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh như áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái chế, tái sử dụng.
2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư bảo vệ môi trường
Huy động các nguồn vốn có thể nhằm tăng cường và đa dạng hóa đầu tư Bảo vệ môi trường tại huyện Gia Bình, bao gồm:
- Nguồn vốn từ ngân sách của trung ương.
- Nguồn vốn ngân sách của tinh.
- Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Nguồn quỹ Bảo vệ môi trường, Qũy Bảo vệ và phát triển rừng.
- Nguồn vốn từ áp dụng các công cụ kinh tế: phí bảo vệ môi trường, … 2.4. Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường
Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường của huyện, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ công tác BVMT, quản lý tài nguyên thiên nhiên và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị về quan trắc môi trường,Tham gia mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, mạng lưới quan trắc môi trường vùng
2.5. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,... tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phong trào BVMT nhằm nâng cao nhận thức và sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng.Phát huy hiệu quả vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của người dân.
2.6. Các giải pháp về quy hoạch phát triển
Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các địa phương.
Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.
2.7. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật
Áp dụng công nghệ sản xuất sạch thay thế dần công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên.
Áp dụng công nghệ môi trường xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại.
Triển khai ứng dụng rộng rãi các đề tài, dự án về BVMT đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công.
Từng bước hiện đại hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm kiểm soát và giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.
Hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn.
2.8. Các giải pháp cụ thể khác a. Bảo vệ nguồn nước
Thiết lập và thực hiện các quy định, chính sách, các tiêu chuẩn phù hợp về QLMT đối với các nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước ngầm, trên địa bàn huyện Gia Bình.
Triển khai thực hiện Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi và Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông. Phối hợp với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc hình thành và đưa vào hoạt động tổ chức chuyên trách về BVMT nguồn nước lưu vực sông Hồng.
Rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch KT-XH của tỉnh theo hướng lồng ghép với quy hoạch BVMT nước nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thiết lập vành đai an toàn tại các lưu vực cho các hồ chứa nước cung cấp nước sạch tập trung. Từng bước nâng cao hiệu quả công tác quan trắc các thành phần môi trường nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Tăng cường công tác kiểm soát, khống chế ô nhiễm đối với nguồn nước do chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Triển khai thực hiện quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
Nghiên cứu các quy luật và đặc điểm nguồn gốc, thành phần và khả năng sử dụng tài nguyên nước, đồng thời thu thập bổ sung, xử lý số liệu, tổng hợp thành hệ
thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác QLMT và quy hoạch khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
Từng bước nâng cao hiệu quả công tác quan trắc chất lượng nước, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về môi trường.
Tăng cường công tác kiểm soát, khống chế ô nhiễm đối với nguồn nước do chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Nghiên cứu tác động tới môi trường nước ngầm tại các khu vực nghĩa trang, nghĩa địa và các bãi chôn lấp rác thải tập trung trên địa bàn huyện.
Lập kế hoạch ngăn ngừa và chuẩn bị phương án cụ thể để giải quyết sự cố môi trường xảy ra. Tăng cường tiềm lực về bảo vệ nguồn nước, bao gồm về con người, phương tiện kỹ thuật và biện pháp thực hiện. Triển khai có hiệu quả kế hoạch hành động nhằm phòng chống hiện tượng sạt lở ven bờ, các tác động xấu do lũ lụt.
b. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
Nâng cao chất lượng cấp nước thông qua việc nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy nước, hiện đại hoá hệ thống cấp nước, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu dùng nước của nhân dân.
Cải tạo, hoàn thiện hệ thống thoát nước các khu đô thị, đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường qui định trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Khắc phục tình trạng ngập úng trong đô thị.
Cải tạo cảnh quan môi trường, thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế lạm phát phân bón, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng, các loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.
c. Các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường không khí:
Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động trên địa bàn huyện: Xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp… Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ, sử dụng đồng thời các công cụ về chính sách, kinh tế và khoa học, công nghệ với sự phối hợp chặt chẽ của các ban/ngành và địa phương. Vai trò của chính quyền các địa phương là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí. Các giải pháp sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia của chính quyền các địa phương, mà cụ thể là chính quyền các đô thị và cộng đồng. Sau đây là các giải pháp cụ thể:
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức QLMT không khí
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức QLMT không khí từ cấp huyện theo hướng phân định rõ chức năng của các cơ quan, đơn vị và đầu mối về QLMT không khí trong hệ thống các cơ quan QLMT. Cụ thể như sau:
- Xác định rõ đơn vị đầu mối về BVMT không khí tại địa phương.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cấp huyện và cấp xã trong BVMT không khí.
- Xác lập cơ chế thông tin về môi trường không khí:
Xây dựng cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin về môi trường không khí giữa các cơ quan cấp huyện và các địa phương thường xuyên, có hiệu quả. Thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí, phát thải chất gây ô nhiễm không khí, nhằm chia sẻ và trao đổi thông tin giữa nơi với nhau và phục vụ nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, dự báo về tình hình chất lượng môi trường không khí trên toàn huyện.
- Tăng cường năng lực cho các cơ quan thực hiện:
Tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên trách về QLMT nói chung và cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng không khí nói riêng ở cả các cấp từ cấp huyện đến cấp xã sao cho phù hợp với điều kiện của từng nơi. Bên cạnh đó cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp.
- Tăng cường kinh phí cho QLMT không khí:
Tăng tỷ lệ chi cho BVMT không khí từ các nguồn ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Các địa phương cần phân định rõ và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích kinh phí BVMT không khí lấy từ nguồn chi ngân sách cho môi trường hàng năm.
Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các tổ chức trong nước và nước ngoài cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí. Xây dựng danh sách các dự án ưu tiên về BVMT không khí.
- Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và thực hiện kiểm kê nguồn phát thải:
Trước mắt, đẩy nhanh xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí tại trung tâm huyện, xã, các điểm công nghiêp để giám sát, phát hiện các vấn đề ô nhiễm không khí, hoặc các nguồn khí thải gây ONMT không khí. Đẩy mạnh đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho trạm quan trắc không khí và các hoạt động truyền tin, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số liệu về môi trường không khí.
Đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc môi trường không khí theo hướng tiên tiến, hiện đại, đặc biệt với các trạm quan trắc không khí tự động và di động. Cũng như quan trắc chất lượng không khí, kiểm kê nguồn phát thải cung cấp các số liệu rất quan trọng cho việc xây dựng các chính sách về môi trường và phát triển bền vững. Cần sớm triển khai kiểm kê các nguồn phát thải vào không khí rộng rãi trong toàn huyện. Tăng cường cung cấp thông tin, số liệu quan trắc môi trường không khí, số liệu kiểm kê nguồn phát thải cho ngành, địa phương, đơn vị có nhu cầu.
- Tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát thải chất ô nhiễm vào môi trường không khí:
Khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hoá lỏng, cồn, biodiesel và điện.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến phát thải của các phương tiện giao thông như:
Thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng: Các phương loại xe trước khi lưu thông phải được đăng kiểm theo quy định và định kỳ bảo dưỡng xe.
Không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện; triển khai có hiệu quả giai đoạn cuối trong lộ trình loại bỏ xe quá niên hạn theo Nghị định 23/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Các hoạt động công nghiệp phải tuân thủ các quy định về kiểm soát ô nhiễm:
tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khí thải là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở công nghiệp đang hoạt động và các cơ sở mới, cơ sở mở rộng, đặc biệt đối với các cơ sở công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm cao.
Ứng dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm: ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại nguồn phát thải; cải tiến quy trình đốt nhiên liệu trong sản xuất, thay thế nhiên liệu ít gây ô nhiễm.
Giảm thiểu phát thải chất ô nhiễm không khí ở các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ:
thay đổi sử dụng nhiên liệu đốt từ than, dầu sang khí hoá lỏng, điện, áp dụng các biện pháp xử lý khí thải tại từng cơ sở sản xuất. Giảm ô nhiễm không khí do các hoạt động sinh hoạt tại các khu dân cư bằng các biện pháp: tuyên truyền, khuyến
khích cộng đồng sử dụng các nhiên liệu sạch trong đun nấu thay bằng sử dụng dầu, than, củi. Nâng cấp chất lượng đường giao thông đô thị tại các khu dân cư.
Tăng mật độ cây xanh trong các đô thị: trồng thêm cây trên các đường phố.
Tăng cường hoạt động giáo dục - đào tạo và nghiên cứu về môi trường không khí.
Tăng cường tổ chức và hỗ trợ gắn kết đào tạo với các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường không khí. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về môi trường không khí ở huyện và các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến con người, phát triển KT-XH để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ
sức khoẻ cộng đồng và sự phát triểnbền vững của huyện.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng:
Tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, lập chính sách về ô nhiễm không khí; các tác động, ảnh hưởng và thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khoẻ của cộng đồng cũng như ảnh hưởng của nó tới chất lượng sống. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống QLMT, tham gia trong nhiều công đoạn của công tác quản lý từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và đánh giá sau khi thực hiện. Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng trong công tác BVMT. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm không khí và các nguồn chính gây ô nhiễm không khí trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng có nhận thức đúng về ô nhiễm không khí và nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc BVMT không khí.
d. Quản lý chất thải rắn
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý CTRSH trên địa bàn toàn huyện.
Thành lập các đơn vị dịch vụ vệ sinh và trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý.
Có biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia việc xử lý CTR.
Cải thiện tình trạng xử lý CTRYT tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Xây dựng hệ
thống quản lý CTRYT theo đúng quy định pháp luật.
Tiếp tục xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp CTRSH hợp vệ
sinh theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý CTRNH bao gồm cả thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTRNH. Kiểm soát chặt chẽ các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ CTRNH.