ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.2. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
4.2.5. Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố
Để phòng chống các sự cố có thể xảy ra, dự án sẽ xây dựng các phương án trên cơ sở các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 2622-78 : Tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình.
- TCVN 3254-89 : An toàn cháy – Yêu cầu chung
- TCVN 5760 –93 : Hệ thống chữa cháy yêu cầu về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
4.2.5.2. Trang thiết bị an toàn và hệ thống chống sét
(1). Trang thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ
Chủ dự án sẽ tuân thủ đúng theo các quy định về pháp lệnh an toàn PCCC và sẽ trang bị đầy đủ các trang thiết bị PCCC cần thiết theo yêu cầu của cơ quan công an PCCC địa phương. Bao gồm việc xây dựng nội quy PCCC, trang bị các bình chữa cháy cá nhân, xây dựng bể dự trữ nước chữa cháy.
– Đối với các loại hoá chất dễ cháy sẽ được lưu trữ trong các khu cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện, các kho chứa dung môi được trang bị các thiết bị theo dõi nhiệt độ, các thiết bị báo cháy.
– Trong các khu vực khám chữa bệnh sẽ lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo
động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng.
– Thành lập đội cứu hoả tại dự án. Trang bị các phương tiện cứu hoả như: bình chữa cháy (bọt CO2, nước), xô chữa cháy…, xây dựng nội quy phòng chữa cháy và khu bảo vệ phòng cháy.
– Trong khu vực có thể gây cháy tuyệt đối nghiêm cấm không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa, cấm đi dày đóng đinh dưới đế nhằm tránh phát tia lửa do ma sát.
(2). Thiết kế chống sét công trình và mạng lưới tiếp địa
Trên công trình bố trí các kim thu sét bằng thép mạ kẽm ∅24mm, dài 2,5cm. Kim thu sét hàn vào các đỉnh vì kèo hoặc đặt trên mái, có biện pháp chống dột. Trên các bờ nóc có các dây thu sét bằng thép ∅10mm.
Dây dẫn sét có thể sử dụng vì kèo, hoặc dây dẫn bằng thép ∅10mm nối các bộ phận thu sét với tiếp địa. Bộ phận tiếp địa cấu tạo từ các cọc tiếp địa thẳng đứng làm từ thép góc 50x50x5mm, dài 2,5cm, hàn liên kết với tiếp địa ngang bằng thép tròn ∅14mm, chôn sâu 0,7m, điện trở tiếp địa tính toán ≤ 10Ω.
Tất cả vỏ thiết bị điện trạm biến áp, thiết bị công nghệ, tủ, hộp điện vỏ cáp và các kết cấu kim loại khác dùng để lắp đặt thiết bị điện và hệ thống điện được nối đất phù hợp với chế độ của điện trung tính của máy biến thế nguồn, thông qua một mạng lưới tiếp địa bằng dây đồng trần, điện trở tiếp địa thiết bị ≤ 4Ω.
4.2.5.3. Quy trình phòng chống và ứng cứu sự cố
– Huấn luyện thường xuyên cho cán bộ công nhân viên và đội phòng chống sự cố của bệnh viện nhằm duy trì khả năng giải quyết tại chỗ.
– Tại các khu vực chứa hoá chất dễ cháy, lắp đặt hệ thống báo cháy, hệ thống thông tin, báo động. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và ở trong tình trạng sẵn sàng.
– Các máy móc, thiết bị làm việc ở nhiệt độ và áp suất cao có hồ sơ lý lịch được kiểm tra. đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng của nhà nước. Các thiết bị này phải có đồng hồ đo nhiệt độ, áp suất, .… nhằm giám sát các thông số kỹ thuật.
– Các loại nhiên liệu dễ cháy được lưu trữ trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện. Khoảng cách an toàn giữa các công trình là 12 – 20 m. Xe cứu hoả có thể tiếp cận tới từng vị trí.
– Cán bộ công nhân viên không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa trong khu vực có thể gây cháy. Tất cả các hoạt động sửa chữa, hàn cắt phải được giám sát nghiêm ngặt.
4.2.5.4. Hóa chất sử dụng
Ngoài hoá chất bicarbonat ở trong bình cứu hỏa cá nhân và dùng nước trong trường hợp chữa cháy, dự án sẽ không dùng thêm hoá chất nào trong việc phòng chống sự cố.
4.2.5.5. Hiệu quả của các biện pháp áp dụng Đảm bảo 100 % mức độ an toàn trong sản xuất.
CHƯƠNG 5