CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Phân tích kết quả nghiên cứu
Biến GDP bình quân đâu người lại có tác động rất lớn cứ mỗi USD của GDP đầu người tăng lên thì lượng phát thải CO2 ra môi trường lại tăng thêm 2,8 kg phát
thải CO2 từ đó có thể suy ra độ dốc phía bên tay phải của EKC khá dốc cho thấy sự kém hiệu quả trong nền kinh tế khi phải phát thải CO2 nhiều hơn để thúc đẩy tăng thêm 1 USD trong thu thập, có thể suy luận rằng trình độ tổ chức sản xuất trong nền kinh tế chưa cao khi phải sử dụng năng lượng nhiều hơn để thúc đẩy kinh tế.
Biến GDP2 (GDP bình quân đầu người bình phương) lại mang dấu âm, điều đó thể hiện rằng tốc độ phát thải CO2 do tăng trưởng GDP đang giảm dần, chứng minh rằng khi lý thuyết EKC đã xảy ra đối với trường hợp của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, kết hợp với việc tìm ra giá trị điểm đảo chiều là khoảng 16219,5 USD. Khi đạt đến thu nhập trên 16219,5 USD thì cứ mỗi đồng USD tăng thêm trong thu nhập sẽ có tác dụng làm giảm lượng phát thải CO2 từ đó tạo tác động tích cực đến môi trường không khí của các nước đang phát triển.
Biến công nghệ sạch (Tech) có tác động nghịch biến đối với lượng phát thải CO2 cũng nằm ở mức thấp khi mà Tech tăng thêm một điểm lượng phát thải CO2 chỉ giảm được 2.70e-04 Kg, vì biến Tech chỉ đại diện cho công nghệ sản xuất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng trong khi biến CO2 bình quân đầu người còn bị chi phối bởi lượng phát thải CO2 của nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế.Vì biến Tech được thu thập bằng sản lượng công nghiệp gia tăng trên một đơn vị khí thải CO2
nên biến này còn đại diện cho làm lượng công nghệ sản xuất sạch trong nền kinh tế.
Biến giá trị sản lượng gia tăng trên tổng số lao động mang mối quan hệ nghịch biến với lượng phát thải CO2 bình quân đầu người, khi biến giá trị sản lượng gia tăng trên tổng số lao động tăng thêm 1 đơn vị thì giảm được 2,1 kg phát thải CO2 trên người, giải thích cho hiện tượng này là việc sử dụng giá trị sản xuất gia tăng trên tổng số lao động sẽ cho thấy năng suất lao động được nâng lên do việc cải tiến công nghệ sản xuất sạch hơn, trình độ quản lý sản xuất tiên tiến, giúp việc tạo ra nhiều sản phẩm gia tăng với một mức phát thải CO2 trên mỗi công nhân thấp hơn, tác động trực tiếp làm giảm phát thải CO2, bên cạnh đó năng suất cao nhanh chóng làm tăng thu nhập của dân cư gián tiếp hỗ trợ nhu cầu thụ hưởng môi trường trong lành của dân cư dẫn đến làm giảm việc phát thải CO2.
Biến EIA cũng có tác động nghịch biến đến lượng phát thải CO2 bình quân đầu người, khi mà các chính sách về môi trường được thực thi một cách nghiêm túc thì sẽ làm cho môi trường ở nên trong sạch hơn. Việc các nước thực hiện EIA đầy đủ và minh bạch với sự tham gia của cộng đồng làm cho lượng phát thải CO2 bình quân đầu người giảm đi một lượng đáng kể là 50,22 kg/người/năm.
4.7.2. Các biến không có ý nghĩa thống kê
Biến FDI tương quan nghịch biến với lượng phát thải CO2 bình quân đầu người giống với kỳ vọng biến ban đầu, cho thấy FDI có tác động tích cực trong việc giới thiệu công nghệ sản xuất sạch hơn, nâng cao năng suất cải thiện tình trạng phát thải CO2 trong quá trình sản xuất, FDI đồng thời làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong thị trường nội địa loại bỏ các nhà máy kém hiệu quả, ngoài ra FDI còn tác động trực tiếp đến thu nhập của dân cư từ đó nâng cao ý thức và nhu cầu hưởng thụ môi trường trong lành gián tiếp tác động làm giảm lượng phát thải CO2.