Chỉ số tỷ giá thực đa phương được tính với rổ tiền tệ 20 quốc gia đối tác thương mại do đó tính chính xác của chỉ số này còn nhiều hạn chế.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, điều kiện gặp nhiều khó khăn trong thu thập dữ liệu nên số quan sát tương đối ít, số liệu này chưa đủ để đánh giá đúng và chính xác về tổng thể.
Sai số dữ liệu: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn khác nhau như:
TCTK, IMF, ADB, WDI... Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn giữa số liệu công bố của Việt Nam và các nguồn quốc tế. Điều này buộc tác giả phải lựa chọn nguồn số liệu theo chủ quan, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của mô hình nghiên cứu.
Ngày nay, bên cạnh tỷ giá thực đa phương, một số nghiên cứu gần đây còn đề cập tới tỷ giá thực theo phương pháp giá trị gia tăng (value-added exchange rate - VAREER) và tính tỷ giá thực cân bằng cơ sở (FEER), tỷ giá cân bằng hành vi (BEER) để ước lượng tỷ giá cân bằng và tính mức độ sai lệch tỷ giá nhằm đánh giá chính xác hơn tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại.
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Các nghiên cứu về tác động tỷ giá đến CCTM Việt Nam đã được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian gần đây, do đó cần mở rộng hướng nghiên cứu tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán Việt Nam.
Ngoài ra việc nghiên cứu tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, ASEAN, hay các quốc gia TPP, BRIC…với dữ liệu bảng, chuỗi thời gian theo năm để khắc phục khó khăn trong việc thu thập dữ liệu quý và có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng CCTM các quốc gia cũng là hướng cần nghiên cứu thêm.
Bên cạnh tác động của tỷ giá, việc xác định cú sốc của giá dầu thô, cung tiền, kiều hối….đến cán cân thương mại, cán cán thanh toán cũng là vấn đề đáng quan tâm nghiên cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Duy Hưng (2013), “Cán cân thương mại trong sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện nghiên cứu thương mại.
Hạ Thị Thiều Dao, Phạm Thị Tuyết Trinh (2010), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán”, Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Hạ Thị Thiều Dao, Phạm Thị Bình Minh (2010), “Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực đa phương và tỷ giá thực đa phương cân bằng của Việt Nam”, Đại học Ngân hàng TP.HCM
Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2012), “ Nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực – Trường hợp Việt Nam”, NXB Thanh Niên
Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2005), “Giáo trình Kinh tế quốc tế”, NXB Thống Kê
Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011), “Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá tại Việt Nam hiện nay”, Đại học Ngân Hàng TP.HCM
Nguyễn Quang Dong (2013), “Giáo trình kinh tế lượng”, NXB ĐHKT Quốc Dân Nguyễn Long Dinh (2013), “Tỷ giá tác động đến cán cân thương mại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Mở TP.HCM.
Nguyễn Thị Hiền (2011), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”, Tóm tắt luận án tiến sỹ, Trường Đại học Ngoại Thương.
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2012), “Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2010), “Lựa chọn tỷ giá trong bối cảnh phục hồi kinh tế, Báo cáo thường niên 2010 – Lựa chọn để tăng trưởng bền vững”, NXB Tri Thức.
Nguyễn Trọng Hoài (2007), ‘Kinh Tế Phát Triển”, NXB Lao Động.
Nguyễn Văn Phúc, Phạm Thị Tuyết Trinh, “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn và dài hạn”, Tạp chí khoa học, ĐH Mở TP.HCM, Số 5, 2011.
Nguyễn Văn Tiến (2003), “Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại”, Tạp chí Nghiên Cứu Kinh Tế số 12/2003.
Nguyễn Văn Tiến (2009), “Giáo trình tài chính quốc tế”, xuất bản lần 3 NXB Thống Kê.
Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại VN giai đoạn 1995 – 2004”, Tạp chí khoa học ĐH Huế số 43/2007.
Phạm Hồng Phúc (2009), “Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2012), “Giáo trình tài chính quốc tế”, NXB Kinh tế TP.HCM.
Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2011), “Nghiên cứu sơ thảo về phá giá tiền tệ và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tai Việt Nam (2013),Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: Mức độ sai lệch và tác động với xuất khẩu”, NXB Tri Thức Võ Quốc Huy, Đoàn Hồng Quang (2013), “Thâm hụt thương mại ở Việt Nam các cách giải thích và ý nghĩa chính sách”, Báo cáo kinh tế Việt Nam 2013, NXB Tri Thức.