4.4. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch của thị xã Sông Cầu
4.4.1. Kết quả phân tích SWOT về hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái biển của vùng
Qua nghiên cứu, khảo sát hiện trạng thực tế và các tài liệu liên quan, nêu lên được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để hỗ trợ cho việc quản lý du lịch của vùng.
4.4.1.1 Điểm mạnh (S):
Những lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều loại hình du lịch - Vị trí địa lý nằm trên trục chính Bắc Nam của quốc lộ 1A thuận lợi để giao lưu kinh tế, trao đổi văn hóa, phát triển du lịch và dịch vụ.
- Đất đai cho phép hình thành vùng dừa tạo cảnh quan cho làng dừa ven biển.
- Có một số khoáng sản và vật liệu xây dựng có thể sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
41
- Vùng đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện để xây dựng các làng chài, bến đậu tàu thuyền, khách sạn, resort…
- Có nhiều bãi tắm, điểm tham quan cảnh tự nhiên, quang cảnh nhân tạo… có triển vọng lớn để hình thành các khu du lịch nghĩ dưỡng.
- Ẩm thực là một điểm mạnh của Sông Cầu với những món hải sản đặc biệt tươi sống.
Những lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội:
- HĐND, UBND thị xã đã nhận thức rõ vai trò, vị trí và tiềm năng của thị xã do vậy đã lãnh đạo việc phát triển kinh tế xã hội của thị xã đúng hướng.
- Các tuyến đường giao thông thiết yếu đang từng bước được nâng cấp, mở rộng và làm mới, phù hợp với sự phát triển của các khu du lịch.
- Mạng lưới điện triển khai rộng khắp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật như y tế, giáo dục, bưu điện, truyền thanh, truyền hình, điện thoại phát triển tốt, đảm bảo cho hiện tại và tương lai.
- Thị xã Sông Cầu có vị trí chiến lược trong tỉnh Phú Yên với mối quan hệ các tỉnh:
Bình Định và Gia Lai, KomTum của Tây Nguyên.
4.4.1.2. Điểm yếu (W):
Những hạn chế của điều kiện tự nhiên:
- Mưa lớn và tập trung , thường bị lũ quét ở các vùng gây thiệt hại cho các công trình trong khu du lịch và công trình giao thông, thủy lợi…
- Mùa khô kéo dài, nguồn nước ngầm nghèo, một số vùng nước bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sinh hoạt.
- Rừng tự nhiên còn rất ít, đồi núi trọc nhiều (chiếm 80% diện tích).
- Địa hình phức tạp gây khó khăn cho việc tổ chức quản lý và tốn kém trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Những hạn chế của điều kiện kinh tế xã hội:
- Thương mại – du lịch – dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ du lịch chưa được khai thác nhiều.
- Các nguồn tài nguyên du lịch chưa hoặc ít được đầu tư phát triển một cách đúng đắn.
42
- Các loại hình vui chơi giải trí chưa đa dạng. Các nơi mua sắm thì đơn điệu không đủ hấp dẫn du khách.
- Thời gian lưu trú của khách du lịch quá ngắn.
- Chất lượng hạ tầng, kỹ thuật còn thấp: các công trình khu du lịch, giao thông chưa phát triển, hệ thống xử lý nước thải, rác thải hầu như chưa được đầu tư xây dựng.
- Kinh phí đầu tư vào các hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch còn thấp.
- Trình độ quản lý còn thấp. Các nhân viên quản lý chưa được đào tạo chuyên môn sâu về quản lý và nghiệp vụ. Họ chưa được trang bị kiến thức chuyên môn về du lịch sinh thái. Đa số nhân viên là dân địa phương chỉ học hết phổ thông và đào tạo ngắn hạn về kiến thức du lịch. Chưa có hướng dẫn viên du lịch đúng nghĩa để giới thiệu cho du khách về những nét đặc trưng và thú vị nơi đây.
4.4.1.3. Cơ hội (O):
- Du lịch ngày nay đang được mọi người quan tâm.
- Sông Cầu nằm trong cụm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng quan trọng của tỉnh Phú Yên đang được nhà nước quy hoạch và phát triển.
- Dự báo có sự tăng trưởng về lượng khách du lịch, đây là cơ hội cho du lịch tại đây phát triển.
- Có những chính sách kêu gọi các nhà đầu tư nhất là về du lịch – thương mại. UBND tỉnh đã ban hành “Quy định về chính sách khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên” ngày 21/12/2001 theo đó tất cả các đối tượng có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam nếu triển khai các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn Phú Yên đều được hưởng những ưu đãi như: thời gian thuê đất được kéo dài hơn (từ 30 lên 50 năm), được giảm ưu đãi về miễn giảm thuế đất từ 5 đến 10 năm tùy vào địa điểm của dự án, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, và các thủ tục hành chính…
- Việt Nam gia nhập vào WTO là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế, trong đó có phát triển du lịch.
4.4.1.4. Thách thức (T):
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp.
43
- Vốn đầu tư vào các điểm du lịch còn ít nên chưa tận dụng được hết tiềm năng của vùng.
- Ý thức của người dân chưa cao trong công tác bảo tồn tài nguyên biển và bảo vệ môi trường
- Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.
- Cạnh tranh gay gắt với các vùng miền bên cạnh như Nha Trang, Quy Nhơn.
- Sự suy giảm của nền kinh tế ở một số nước đã dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng du lịch (đi đến những nơi gần hơn, ngắn ngày hơn, chi tiêu ít hơn...)
- Việt Nam đứng trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các vùng ven biển sẽ chịu tác động trực tiếp.
Bảng 4.4: Tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động du lịch ở khu vực thị xã Sông Cầu
Điểm mạnh Điểm yếu
1. Điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi.
2. Vị trí địa lý nằm trên trục chính Bắc Nam của quốc lộ 1A.
3. Vùng đầm, vịnh kín gió tạo điều kiện để xây dựng các làng chài, bến đậu tàu thuyền, khách sạn, resort…
4. Có nhiều bãi tắm, điểm tham quan cảnh tự nhiên, quang cảnh nhân tạo.
5. Ẩm thực là một điểm mạnh của Sông Cầu .
6. HĐND, UBND thị xã đã nhận thức rõ vai trò, vị trí và tiềm năng của thị xã.
7. Các tuyến đường giao thông thiết yếu đang từng bước được nâng cấp, mở rộng và làm mới.
1. Mưa lớn và tập trung , thường bị lũ quét.
2. Mùa khô kéo dài, nguồn nước ngầm nghèo, một số vùng nước bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sinh hoạt.
3. Rừng tự nhiên còn rất ít, đồi núi trọc nhiều (chiếm 80% diện tích). Địa hình phức tạp.
4. Thương mại – du lịch – dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ du lịch chưa được khai thác nhiều.
5. Các nguồn tài nguyên du lịch chưa hoặc ít được đầu tư phát triển một cách đúng đắn.
6. Các loại hình vui chơi giải trí chưa đa dạng. Các nơi mua sắm thì đơn điệu.
44 8. Cơ sở vật chất kỹ thuật như y tế, giáo dục, bưu điện, truyền thanh, truyền hình, điện thoại phát triển tốt, đảm bảo cho hiện tại và tương lai. Mạng lưới điện triển khai rộng khắp.
9. Có vị trí chiến lược trong tỉnh Phú Yên với mối quan hệ các tỉnh: Bình Định và Gia Lai, KomTum của Tây Nguyên.
7. Thời gian lưu trú của khách du lịch quá ngắn.
8. Chất lượng hạ tầng, kỹ thuật còn thấp:
các công trình khu du lịch, giao thông chưa phát triển, hệ thống xử lý nước thải, rác thải hầu như chưa được đầu tư xây dựng.
9. Kinh phí đầu tư vào các hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch còn thấp.
10. Trình độ và nghiệp vụ của đội ngũ quản lý, nhân viên và hướng dẫn viên còn rất thấp.
Cơ hội Thách thức
1. Du lịch ngày nay đang được mọi người quan tâm.
2. Đang được nhà nước quy hoạch và phát triển.
3. Lượng du khách đến ngày càng tăng.
4. Khuyến khích các nhà đầu tư du lịch – thương mại
5. Việt Nam gia nhập vào WTO là một lợi thế lớn
1. Trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp.
2. Vốn đầu tư vào các điểm du lịch còn ít nên chưa tận dụng được hết tiềm năng của vùng.
3. Ý thức của người dân chưa cao trong công tác bảo tồn tài nguyên biển và bảo vệ môi trường.
4. Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.
5. Cạnh tranh gay gắt với các vùng miền bên cạnh như Nha Trang, Quy Nhơn.
6. Sự suy giảm của nền kinh tế ở một số nước đã dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng du lịch.
6. Việt Nam đứng trước ảnh hưởng của
45
biến đổi khí hậu, các vùng ven biển sẽ chịu tác động trực tiếp.