Khái niệm, các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước pháp quyền

Một phần của tài liệu Ôn thi vấn đáp môn lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 22 - 34)

Khái niệm: NNPQ là một nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật. NNPQ là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước.

Các đặc điểm cơ bán của NNPQ:

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác.

- Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công, phân định thẩm quyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao ba quyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền...

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở HP, PL và đảm bảo cho HP và các đạo luật giữ vị trí tối thượng. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.

Câu 28: .Sự hình thành pháp luật trong lịch sử

Pháp luật ra đời cùng sự xuất hiện của nhà nước, đó là một điều tất yếu khách quan. Xét về phương diện chủ quan, pháp luật do Nhà nước đề ra và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của mình, trở thanh một công cụ có hiệu quả nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, nó quản lý xã hội theo mục đích của nhà nước, tức là theo mục đích của giai cấp thống trị.

Trước khi pháp luật xuất hiện, các tổ chức thị tộc, bộ lạc quản lý xã hội bằng những phong tục tập quán với bản chất của nó là nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên trong xã hội. Khi nhà nước xuất hiện cùng với việc các quan hệ trong xã hội phát triển vượt bậc cả về chiều sâu và chiều rộng, các phong tục tập quán này không còn có thể điều chỉnh được nữa mà cần một loại quy phạm xã hội mới đó chính là pháp luật.

Câu 29. Khái quát về các trường phái quan niệm pháp luật

Câu 30: Bản chất, các thuộc tính cơ bản của pháp luật, so sánh với các loại quy phạm xã hội, liên hệ thực tiễn.

* Bản chất của pháp luật:

-Tính giai cấp:

+ Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

+ Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị.

Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

- Tính xã hội:

+ Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự "chọn lọc tự nhiên" trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm "hợp lý", "khách quan" được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.

+ Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.

*Thuộc tính cơ bản của pháp luật:

Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật nhằm phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Nhìn một cách tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:

- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung. Trong xã hội các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, tuy nhiên trong nhưng hoàn cảnh

điều kiện nhất định vẫn đưa ra được cách xử sự chung phù hợp với đa số. Cũng như quy phạm pháp luật, các quy phạm xã hội khác đều có những quy tắc xử sự chung, nhưng khác với các quy phạm xã hội, pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật”.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Thuộc tính thứ hai của pháp luật là tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nó là sự thể hiện nội dung pháp luật dưới những hình thức nhất định. Thuộc tính này thể hiện:

Nội dung của pháp luật đựơc xác định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều, khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật do nhà nước ban hành. Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn nghĩa. Trong pháp luật không sử dụng những từ “vân vân” và các dấu (...), “có thể” và một quy phạm pháp luật không cho phép hiểu theo nhiều cách khác nhau.

- Tính được bảo đảm bằng nhà nước: Khác với các quy phạm xã hội khác pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự bảo đảm bằng nhà nước là thuộc tính của pháp luật. Pháp luật không chỉ do nhà nước ban hành mà nhà nước còn bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, có nghĩa là nhà nước trao cho các quy phạm pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của nhà nước. Tuỳ theo mức độ khác nhau mà nhà nước áp dụng các biện pháp về tư tưởng, tổ chức, khuyến khích,... kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

Như vậy, tính được bảo đảm bằng nhà nước của pháp luật được hiểu dưới hai khía cạnh. Một mặt nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng cả hai phương pháp thuyết phục và cưỡng chế, mặt khác nhà nước là người bảo đảm tính hợp lý và uy tín của pháp luật, nhờ đó pháp luật được thực hiện thuận lợi trong đời sống xã hội.

*Pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác:

* Pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác ( Quy phạm đạo đức;

Quy phạm tôn giáo; Quy phạm tập quán; Quy phạm chính trị,… ) cụ thể:

- Pháp luật thể chế hóa nhiều quy phạm xã hội thành quy phạm pháp luật.

- Pháp luật và các quy phạm xã hội khác có thể trùng hợp với nhau về phạm vi điều chỉnh và mục đích điều chỉnh.

- Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ hoặc cản trở pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

*Thực tế ở Việt Nam hiện nay:

- thực hiện điều lệ Đảng: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, Điều lệ Đảng giúp cho qui phạm pháp luật đi vào thực tiễn.

- trong hôn nhân và gia đình: ngoại tình là một hành vi xấu, phá hoại hạnh phúc gia đình được các cặp vợ chồng tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Để bảo đảm một xã hội lành mạnh, quy phạm đạo đức xã hội này đã được nhà nước thể chế hóa thành quy phạm pháp luật bởi “Nghị định 67/2015 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”, qua đó mỗi hành vi ngoại tình sẽ bị phạt 3 triệu đồng.

Câu 31 Các chức năng của pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt nam hiện nay

1/ Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật phản ánh bản chất giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật có ba chức năng chủ yếu:

- Một là, chức năng điều chỉnh:

Chức năng điều chỉnh của pháp luật thể hiện vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật được đặt ra nhằm hướng tới sự điều chỉnh các quan hệ xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng:

một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội. Mặt khác pháp luật bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Như vậy pháp luật đã

thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

- Hai là, chức năng bảo vệ:

Chức năng bảo vệ là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật Hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật Dân sự.

- Ba là, chức năng giáo dục:

Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự,…).

Xuất phát từ các vấn đề đã phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa pháp luật như sau: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

2/ Thực tế Việt Nam hiện nay:

Bên cạnh những mặt tích cực trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta thì vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật. trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ thực hiện pháp luật trái với quy định nhà nước, vi phạm pháp luật và tội phạm do phương pháp giáo dục, phổ cập pháp luật chưa thiết thực, luật pháp

chưa đáp ứng nhu cầu XH, ý thức pháp luật của bộ phận người dân và CBCC chưa cao, kém hiểu biết, thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và trật tự xã hội.

Câu 32 . Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, pháp luật và chính trị liên hệ vào điều kiện Việt nam hiện nay

a/ Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:

- Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng

Pháp luật sinh ra trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng của pháp luật, cơ sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật trong mối liên hệ với kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế. Mặt khác pL lại có sự tác động lại một cách mạnh mẽ với kinh tế.

Trước hết các quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định ra sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó. Sự lệ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở những mạt chủ yếu sau:

+ Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu hệ thống của các ngành pháp luật

+ Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế của cơ chế kinh tế quyết định tính chất nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất, phương pháp điều chỉnh của pháp luật

+chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động tác động quyết định tới sự hình thành, tồn tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý. Phương thức hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý

Bên cạnh đó PL cũng tác động trở lại kinh tế theo xu hướng tích cực và tiêu cực khác nhau:

+ Tác động tích cực: Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội thì nó tác động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền kinh tế

+tác động tiêu cực: khi pháp luật không phù hợp với các quy luật phát triển kinh tế- xã hội, được ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ sự phát triển kinh tế hoặc một bộ phận của nền kinh tế hoặc một bộ phận của nền kinh tế

b/ mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị

Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

+ Sự tác động của pháp luật đối với chính trị: PL là hình thức, thể hịện ý chí của giai cấp thống trị là công cụ để chuyển hóa ý chí của giai cấp thống trị trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người.

+ Pháp luật với nhà nước Đây là mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, và là 2 công cụ quan trọng quản lý xã hội và chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

+Nhà nước ban hành và đảm bảo sự thực hiện của pháp luật, tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Pháp luật ràng buột việc thực hiện quyền lực nhà nước, nhà nước phải tôn trọng pháp luật.

Mối quan hệ giữa PL với quy phạm XH + Tính chất: là mối quan hệ giữa hệ các quy tắc điều chỉnh hành vi trong xã hội Nội dung: + Có sự thể chế hóa nội dung các quy phạm xã hội thành quy phạm pháp luật và ngược lại

c/ liên hệ:

Câu 33. Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước liên hệ vào điều kiện Việt nam hiện nay

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội đặc biệt quan trọng, luôn có trong mối liên hệ biện chứng trong quá trình quản lý xã hội. Mối liên hệ này được thể hiện ở sự tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật, vừa phụ thuộc nhau, vừa có tính độc lập tương đối với nhau. Những đặc điểm này được thể hiện trong tổ chức, hoạt động

Một phần của tài liệu Ôn thi vấn đáp môn lý luận nhà nước và pháp luật (Trang 22 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w