MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH HƯNG LONG (Trang 49 - 53)

CÔNG TY TNHH HƯNG LONG 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Công ty không ngừng lớn mạnh, sự lớn mạnh này thể hiện ở đội ngũ công nhân viên trình độ cao, cớ sở vật chất không ngừng được nâng cấp, cũng như trình độ quản lý đang từng bước được cải thiện.

Hiện nay công ty không ngừng khẳng định tính độc lập, tự chủ trong kinh doanh khai thắc nguồn hàng mới và mở rộng thị trường.Công ty đã biết khai thác phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, tiềm năng sẵn có của mình. Nhận thức được điều này ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

3.2 Biện pháp hoàn thiện

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức vận dụng chứng từ kế toán

Theo chế độ quy định thì mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Tuy nhiên một số nghiệp vụ nhỏ lại bị bỏ qua không được lập chứng từ với lý do số tiền phát sinh nhỏ. Theo em thì doanh nghiệp cần phải lập đầy đủ hệ thống chứng từ theo quy định. Nếu có các nghiệp vụ phát sinh với số tiền nhỏ không cần thiết phải lập hóa đơn thì kế toán phải có sự ghi chép và có xác nhận đầy đủ về các khoản đó, có thể lập một bảng kê các khoản chi hoặc thu đó nhưng phải đảm bảo rõ ràng và không bỏ sót.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức vận dụng tài khoản

Như trên đã phân tích thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng của doanh nghiệp đều được hạch toán vào TK 642. Điều đó là không hợp lý và không đúng với chế độ quy định. Theo em thì doanh nghiệp cần phải chi tiết TK 156 thành hai tài khoản cấp 2 là:

TK 1561: phản ánh giá trị hàng mua theo hóa đơn.

TK 1562: để tập hợp toàn bộ chi phí mua hàng và cuối kỳ sử dụng để phân bổ cho từng loại hàng hóa.

Trong quá trình mua hàng, khi phát sinh chi phí mua, kế toán sẽ hạch toán toàn bộ chi phí thu mua đó vào TK 1562. Cuối kỳ phân bổ chi phí đó cho số hàng đã bán theo các tiêu thức phù hợp như phân bổ theo giá trị hoặc số lượng … theo công thức:

Kế toán hạch toán theo bút toán:

Nợ TK 632 Có TK 1562

3.2.3 Hoàn thiện tổ chức vận dụng sổ sách kế toán

Công ty đã sử dụng các loại sổ chi tiết về doanh thu, giá vốn để theo dõi tình hình hàng hóa, dịch vụ được bán ra một cách chi tiết. Nhưng do số lượng các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ phát sinh khá lớn. Do đó, bên cạnh việc sử dụng Sổ Nhật ký bán hàng ghi chép tay Công ty nên mở thêm các sổ chi tiết trên phần mềm kế toán máy. Vì trong quá trình kế toán ghi chép vào Sổ có thể xảy ra các sai sót.

Việc mở thêm sổ chi tiết trên phần mềm kế toán máy giúp đối chiếu, so sánh với số liệu trên sổ Nhật kí bán hàng để bất cứ lúc nào cũng có thể tiến hành so sánh, đối chiếu, kiểm tra xem số liệu ghi trên hai loại sổ này có khớp với nhau không. Nếu chưa khớp thì kế toán tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.4 Một số kiến nghị khác

Như trên đã phân tích, hàng tồn kho và phải thu khách hàng là hai khoản vô cùng quan trọng và chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy công tác kế toán cần phải đặc biệt quan tâm và kiểm soát chặt chẽ hai khoản này. Tuy nhiên, công ty lại không thực hiện việc trích lập dự phòng cho hai khoản này. Theo em đó là sự thiếu sót đáng chú ý vì trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, việc đó là rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của công ty, vì vậy việc trích lập dự phòng là việc làm cần thiết.

Về trích lập dự phòng phải thu khó đòi: để lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán sử dụng TK 139- dự phòng phải thu khó đòi và chi tiết cho từng khách hàng. Vào cuối

Chi phí mua hàng

phân bổ

=

chi phí mua hàng đầu kỳ

Chi phí mua Hàng cuối kỳ

Giá trị hàng hóa nhập trong kỳ Giá trị hàng hóa

tồn đầu kỳ

+

+

X

Giá trị hàng hóa

xuất bán trong kỳ

niên độ kế toán, kế toán căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được thì phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Nợ TK 6426: Chi phí dự phòng.

Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.

Theo quy định, khách hàng nợ quá hạn 2 năm trở lên kể từ ngày quá hạn thanh toán thì mới được quyền trích lập dự phòng và chi phí lập dự phòng đối với khách hàng thực sự mất khả năng thanh toán nợ cho công ty. Trường hợp đặc biệt tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng khách hàng đang trong thời hạn xem xét, giải thể, phá sản hoặc có dấu hiệu khác thì số nợ đó được coi là nợ khó đòi. Mức dự phòng phải lập tối đa không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ. Đối với các khoản nợ được xóa sổ thì căn cứ vào các chứng từ sau: Biên bản của hội đồng xử lý nợ, bảng kê chi tiết các khoản nợ khó đòi, quyết định của tòa án, giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết hoặc không có tài sản, lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đới với con nợ bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý số nợ không thu hồi được, kế toán tiến hành xóa sổ các khoản nợ không đòi được và theo dõi trong 5 năm. Khi tiến hành xóa sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, ngoài bút toán xóa sổ, kế toán phải hoàn nhập số dự phòng đã lập:

Bút toán 1: Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý.

Bút toán 2: Nợ TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi.

Nợ TK 6426: Chi phí dự phòng (phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xóa sổ và số dự phòng đã lập) Có TK 131: Phải thu khách hàng.

Phương pháp xác định mức dự phòng cần lập:

- Ước tinh trên doanh thu bán chịu (phương pháp kinh nghiệm):

Số DPPT cần lập cho năm tới = tổng DT bán chịu X số PT khó đòi ước tính

- Ước tính với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế)

Số DPPT cần lập cho năm tới = số PTKH đáng ngờ X số % ước tính ko thu được

Đối với các khoản phải thu khó đòi đã xử lý cho xóa sổ, nếu sau đó lại bị thu hồi được nợ kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711 Đồng thời ghi đơn Có TK 004

Về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Để trích lập dự phòng này, kế toán sử dụng TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số hàng còn tồn kho cuối kỳ. TK này được mở chi tiết cho từng loại hàng hóa.

Khi thấy giá thị trường giảm so với giá thực tế thì kế toán tiến hành trích lập dự phòng cho số hàng còn tồn kho cuối kỳ.

Nợ TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán.

Có TK 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu hàng tồn kho không bị giảm giá đã tiêu thụ ngoài các bút toán ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán phải hoàn nhập số dự phòng đã lập cho số hàng đó theo bút toán:

Nợ TK 159 Có TK 632

Ngoài ra, công ty nên tích cực cải thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng suất lao động:

- Công ty thường xuyên quan tâm đến đội ngũ cán bộ công nhân viên về mặt vật chất cũng như tinh thần, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên phấn đấu và học tập. Tăng cường các khoá đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa mọi người, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tạo ra sự hăng say trong hoạt động.

- Tích cực thực hiện các chế độ hợp đồng lao động không thời hạn có thời hạn hay theo công việc, điều này giúp cho công ty có cơ cấu hợp lý và chi phí cho tiền lương thấp, từ đó đề cao chất lượng, kỷ luật công tác hai bên ký hợp đồng, đồng thời cũng đảm bảo quyền dân chủ của người lao động trong việc lựa chọn nơi làm việc.

Nâng cao hiệu quả quản lý:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG kế TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ và xác ĐỊNH kết QUẢ KINH DOANH tại CÔNG TY TNHH HƯNG LONG (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w