2. Giá trị tải trọng thử
4.1. Khái niệm về kiểm định chất lượng công trình
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng (KĐCLCTXD) là hoạt động khảo sát, kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của sản phẩm hoặc kết cấu công trình. Trên cơ sở đó căn cứ vào mục tiêu kiểm định, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá và rút ra nhứng kết luận về công trình theo quy định của thiết kế về tiêu chuẩn xây dựng hiện hành được áp dụng.
Công tác kiểm định có thể phân chia ra thành 2 bước:
Bước I: Tiến hành thu thập, định lượng những số liệu và thông tin về công trình: Khảo sát, kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm.
Bước II: Xử lý và đánh giá kết quả thu nhận được ở bước I trên cơ sở những quy định của thiết kế và tiêu chuẩn hiện hành: Phân tích, so sánh, tổng hợp và tiến hành đánh giá, kết luận.
Đánh giá cần đưa ra các kết luận về an toàn kết cấu, giá trị kiến trúc, an toàn môi trường và dự báo về khả năng biến đổi tình trạng chất lượng công trình trong tương lai.
Kiểm định phục vụ nghiệm thu đối với công trình xây lắp, bao gồm:
a. Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm trước khi đem sử dụng lắp cứng vào công trình thi công. Chúng có thể là cấu kiện, bán thành phẩm, kết cấu được gia công hay chế tạo sẵn.
b. Phục vụ công tác nghiệm thu từng phần kết cấu hay bộ phận công trình vừa thi công xong. Trong từng giai đoạn thi công xây lắp, những kết cấu chịu lực quan trọng như kết cấu móng, kết cấu phần thân. Kết quả thẩm định sẽ là một trong những hồ sơ kỹ thuật để làm căn cứ nghiệm thu, cho phép chuyển sang giai đoạn thi công tiếp những hạng mục liên quan.
c. Kiểm định tổng thể công trình phục vụ hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật trước khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Đây chính là việc xác định mức “0”, để làm căn cứ so sánh, đánh giá sau này mỗi khi xuất hiện hay xảy ra những sai lệch, sự cố đối với công trình.
trình khi khai thác sử dụng.
1. Kiểm định phục vụ bảo trì công trình
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, quy mô, mức độ phức tạp và tầm quan trọng của công trình, khoảng cách về thời gian giữa các lần kiểm định có thể xác định từ 3-5 năm một lần.Kiểm định phục vụ bảo trì được đặt ra ngay cả khi công trình vẫn đang sử dụng bình thường, không nhất thiết phải có sự cố hư hỏng hay xuống cấp rõ rệt. Những yêu cầu đối với đối với kiểm định trong trường hợp này là:
- Phát hiện những khuyết tật vừa mới hình thành ở mức độ hư hỏng ban đầu với mức độ nhẹ, chủ yếu trong phạm vi cục bộ trên bề mặt (Như bong tróc cục bộ lớp bê tông bảo vệ, lớp trát mặt ngoài, thấm dột gây hoen ố ở một vài vị trí kết cấu chịu lực và bao che v.v...).
- Kết quả kiểm định chỉ rõ những khuyết tật vừa phát hiện trên công trình, mức độ hư hỏng cụ thể. Căn cứ vào đó, chủ đầu tư lập kế hoạch cho việc bảo trì với những nội dung cần thực hiện kèm theo thời gian cần tiến hành nhằm sớm loại trừ những nguyên nhân có thể gây nên khuyết tật, không cho chúng tiếp tục phát triển rộng và sâu hơn.
hiện thấy những biểu hiện hư hỏng và khuyết tật gây ảnh hưởng đến sử dụng và sự làm việc của cấu kiện, bắt đầu gây suy giảm đến chất lượng và khả năng chịu lực kết cấu.
Hiệu quả của kiểm định là cung cấp những thông tin kịp thời để chủ đầu tư cùng đơn vị thiết lập phương án sửa chữa, nhằm ngăn chặn sớm những hư hỏng vừa phát hiện, không cho chúng lan rộng và nặng nề thêm. Vì vậy, việc thực hiện xử lý sửa chữa chúng sẽ đạt hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và kinh tế.
Kết quả kiểm định phục vụ sửa chữa trong trường hợp này là:
• Xác định vị trí khuyết tật và mức độ hư hỏng trên kết cấu (kích thước, độ lớn, mức độ nguy hại và ảnh hưởng v.v. ).
• Đánh giá về sự nguy hiểm do chúng gây nên.
• Xác định nguyên nhân tác động trực tiếp và gián tiếp gây nên hư hỏng và suy giảm chất lượng công trình.
coi là ở mức độ nặng, là nguy hiểm. Để khôi phục sự cố không thể chỉ tiến hành sửa chữa thông thường, mà phải kèm theo việc thực hiện biện pháp gia cố kết cấu.
• Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Do những hư hỏng và khuyết tật tích tụ và phát triển ở diện rộng và sâu, vật liệu bị ăn mòn, gây giảm yếu tiết diện cấu kiện, dẫn đến tình trạng nguy hiểm đối với tổng thể bộ phận kết cấu chịu lực hay trên phạm vi toàn công trình.
- Do những biến động cả một vùng nền đất trong đó có công trình toạ lạc, tác động của những công trình liền kề, những biến động bất thường do thiên tai cháy, nổ, v.v...
• Với những công trình này, việc kiểm định cần thực hiện rất chi tiết và thận trọng nhằm mục đích:
Phát hiện đầy đủ các hư hỏng, khuyết tật tồn tại trong các KC công trình.
Đánh giá chất lượng hiện trạng của vật liệu.
Đánh giá sự giảm yếu về khả năng chịu lực của các kết cấu công trình.
Xác định nguyên nhân gây ra các hư hỏng.
Đánh giá chính xác tình trạng nguy hiểm của công trình.
Kết quả kiểm định sẽ là cơ sở để chủ đầu tư và đơn vị thiết kế có phương án sửa chữa và gia cố thích hợp.
đổi về nội dung sử dụng về công nghệ sản xuất, về tiện nghi khai thác.
• Kiểm định trong trường hợp này là cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc xác định khả năng cải tạo nâng cấp công trình, chọn phương án thực hiện chúng cho phù hợp, vừa thuận tiện cho việc thi công, vừa đảm bảo an toàn cho công trình cũ và phần công trình cải tạo, nâng cấp.
5. Kiểm định phục vụ phá bỏ công trình
• Đây là trường hợp đặc biệt đối với mục tiêu kiểm định. Để có cơ sở quyết định việc phá bỏ một công trình, công tác kiểm định phải đưa ra những đánh giá và kết luận thật xác đáng. Trong báo cáo kiểm định, ngoài việc so sánh kết quả khảo sát, đo đạc, kết quả thử nghiệm với quy định của tiêu chuẩn, thường có kèm theo những chứng minh bằng tính toán kiểm tra.
4.3.1. Khảo sát hồ sơ liên quan đến công trình.