CHƯƠNG IV. BỆNH DO VI KHUẨN VÀ NẤM
II. Bệnh nấm ký sinh
Hình 12. Cá lóc bị nấm ký sinh a. Tình hình dịch bệnh
Ở nước ta thường gặp bệnh nấm thủy mi vào các tháng có thời tiết lạnh từ tháng 10-12 trên cá rô phi. Khi cá chép đẻ trứng, nếu gặp thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 20oC nấm thủy mi dễ phát triển, làm ung trứng cá. Ở miền Nam cá tra và một số cá khác nuôi bè, khi bị bệnh đốm đỏ mãn tính hoặc bị rận cá ký sinh gây tổn thương sẽ tạo điều kiện cho, nấm thủy mi xâm nhập phát triển làm bệnh của cá thêm nghiêm trọng.
b. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Bệnh nấm thủy mi thường phát sinh sau khi cá bị một loại bệnh nào xâm nhập trước như ngoại ký sinh trùng, bệnh đốm đỏ, bị thương do đánh bắt... hay khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi như mật độ cao, thức ăn thiếu, thời tiết quá lạnh làm cho cơ thể cá bị suy nhược, sức đề kháng yếu. Khi ấy sợi nấm mới có khả năng xâm thực, bám vào cơ thể cá để phát triển gây thành bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh này là 2 giống nấm thường có trong nước, nhất là nước bẩn và trong bùn ao là Saprolegnia và Achlya, thuộc họ Saprolegniaceae.
Sợi nấm dài và trong, có phân nhánh hoặc không phân nhánh, không có vách ngăn. Phần dưới cắm sâu vào tổ chức cơ thể cá, phần trên lơ lửng trong nước trông như bông, vì thế người nuôi cá miền Nam gọi là bệnh "bệnh bọ gòn".
Phương pháp sinh sản nấm thủy mi - Sinh sản vô tính
+ Phân sinh bào tử Conidium: (chỉ có ở Saprolegnia).
Trên sợi nấm hình thành nhiều vách ngăn nhỏ, tạo thành nhiều đoạn nhỏ ở trên đầu hình mắt xích. Đó là những đơn tế bào hình cầu, hình trứng tạo thành bào tử phân sinh có vỏ dày gọi là Gemma, dễ tách khỏi mình nấm mẹ. Qua một thời gian ngừng phát triển (gọi là Restingspore) thì mọc mầm, phát triển thành sợi nấm mới.
+ Hình thành động bào tử Zoospores
Saprolegnia: nguyên sinh chất tập trung dầy đặc, hình thành vách ngăn với sợi nấm tạo thành túi bào tử, bên trong tạo thành các bào tử. Bào tử phá vỡ màng rồi
sống bơi lội trong nước một thời gian. Sau đó bám vào giá thể, mất tiêm mao nằm yên một chỗ có dạng hình tròn. Sau đó phá vỡ màng tạo thành bào tử di động hình quả thận, chỗ eo có 2 tiêm mao và bơi lội tự do trong nước. Khi gặp cá thì bám vào, rụng tiêm mao tạo thành bào nang, mọc mầm phát triển thành nấm thủy mi.
Achlya: hình thành các bào tử, khi bào tử mới thoát ra ngoài thì nằm yên, nhờ tiếp xúc với nước tạo thành túi mỏng, bọc bào tử hình cầu, tạo thành một tập đoàn hình cầu ngay trên miệng túi bào tử. Một thời gian sau bào tử phá vỡ màng ra ngoài nước. Bào tử có hình hạt đậu, chỗ eo có 2 tiêm mao, bơi lội trong nước.
Khi gặp cá thì bám vào hình thành bao noãn, rụng tiêm mao, lúc ấy gọi là Cystospores (túi bào tử mọc mầm phát triển thành nấm).
- Sinh sản hữu tính
Phần đầu sợi nấm phình to tạo thành cơ quan sinh dục cái có hình tròn (gọi là Oogonium), bên trong nguyên sinh chất tạo thành noãn bào tử (gọi là Oospores).
Những bào tử này thoát khỏi túi có thể tự phát triển thành nấm. Nhưng đa số trãi qua giai đoạn thụ tinh phát triển thành hợp tử. Bên cạnh cơ quan sinh dục cái hình thành cơ quan sinh dục đực là những ống nhỏ, tiếp cận với túi chứa trứng, cho ống dẫn tinh vào túi trứng. Noãn bào tử kết hợp với tinh tử tạo thành hợp tử vỏ dày, nhân phân cắt, hình thành nấm.
c. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Bệnh nấm thủy mi có thể ký sinh và gây tác hại lớn cho các loài cá nước ngọt từ trứng (trong trại sản xuất giống) đến giai đoạn cá thịt.
d. Dấu hiệu bệnh lý
Khi mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối sợi nấm đâm sâu vào khe của tổ chức da và mang của cá. Phần đầu lơ lửng trong nước có màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, gầy, đen sẫm. Bệnh thường xảy ra ở cá mè, rô phi, tra bị thương... Khi nấm đã phát triển trong tổ chức của cá, điều kiện phục hồi bệnh này khó khăn. Nấm ngày càng phát triển lớn hơn. Vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào làm bệnh nặng thêm. Kết quả dẫn đến sự chết của các tổ chức của cá và làm chúng rời ra khỏi cơ thể, tuy cá còn sống mà trên thân có chỗ chỉ còn xương.
Khi ấp trứng cá gặp thời tiết lạnh, nhiệt độ nước dưới 20oC trong một thời gian ngắn nấm thủy mi phát triển bao phủ toàn bộ trứng. Nấm làm hư trứng vì nấm hút chất
Hình13. Vòng đời của nấm Saprolegnia
dinh dưỡng của trứng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng trong nước phát triển trên bề mặt của vỏ trứng, làm cho trứng bị ung và thối rữa nhanh.
e. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh này bằng cách quan sát bằng mắt thường có thể nhìn thấy các sợi nấm (Nếu để cá xuống nước thì dễ nhìn thấy hơn). Có thể cạo nhớt vị trí nấm ký sinh, cho lên lame đậy lamelle lại và xem trên kính hiển vi (ở vật kính 10, 20)
sẽ thấy các sợi nấm, có thể ở các giai đọan khác nhau (Phân sinh, các động bào tử) .
f. Cách phòng
- Muốn ngăn ngừa nấm thủy mi thì trước hết phải giữ gìn không cho các bệnh khác phát triển, không để cho cá nuôi bị suy nhược vì đó là điều kiện thuận lợi để nấm thủy mi phát triển.
- Nguồn nước lấy vào ao nuôi cá phải sạch.
- Khi cần đánh bắt cá, thì thao tác phải nhẹ nhàng mau lẹ, lưới phải đúng qui cách. Cần phải hạn chế đánh bắt để tránh xây xát cho cá.
- Cho cá chép đẻ vào những ngày ấm trời. Trước khi thả bèo vào làm tổ cho cá chép đẻ, bèo phải được ngâm nước muối 2% khoảng 20-30 phút.
- Ở miền Bắc thời tiết lạnh nên ao nuôi cá rô phi thường phải đào sâu để cá tránh rét, hoặc đầu bờ phía đông bắc sâu, trên bờ phía đông bắc cần phải trồng cây chắn gió. Cá nuôi trong ao không nên thả mật độ quá cao. Cần cho cá ăn tích cực trong những ngày mát trời.
g. Cách trị
Để trị bệnh này có thể dùng các phương pháp:
- Dung dịch muối ăn 3% tắm cho cá 15-20 phút.
- Dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 10-20 ppm tắm cho cá từ 20 phút đến 1giờ.
2.2 BỆNH NẤM MANG
a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Nấm Branchiomyces sanguinis Plehn gây bệnh nấm mang cho cá chép, diếc và một số cá khác. Nấm Branchiomyces demirans Wundsch cũng là tác nhân gây bệnh nấm mang cho nhiều loài cá.
Nấm Branchiomyces phân nhánh hoặc không phân nhánh, ký sinh trên mang cá trắm, trôi, chép. Có những sợi nấm to, chiều dầy 9 -15 , tối đa 30 . Bên trong gồm những bào tử có độ lớn 5 - 9 và chiều dầy 0,5 . Sợi nấm trung bình dài 13-14 , tối đa 22 - 28 . Sợi nấm ít phân nhánh hơn đi sâu vào tổ chức của xương cung mang.
b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh
Những cá nuôi trong ao hồ nước đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ bẩn dễ bị mắc bệnh nấm mang.
c. Dấu hiệu bệnh lý
Bệnh nấm mang phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày trong phạm vi lớn có thể lây lan cho toàn bộ cá, nếu nước bẩn, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Nấm làm loét mang, làm rời các phiến mang cá, khiến cá khó thở, ngật ngạt. Bệnh cấp tính và thứ cấp tính làm chết cá khoảng 50%. Có trường hợp tỷ
lệ chết còn cao hơn.Những sợi nấm rơi vào nước, các bào tử đi ra ngoài gặp mang cá bám phát triển sợi nấm, lan tràn nhanh, đâm sâu vào tổ chức mang.
d. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại
Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.
e. Chẩn đoán bệnh
Kiển tra tra mang dưới kính hiển vi, có thể thấy rõ các sợi nấm hoặc các bào tử trong các tơ mang.
f. Cách phòng
Đối với những ao nuôi cá thường xảy ra bệnh nấm mang phải dùng vôi tẩy ao diệt trùng kỹ (khoảng 800-1000 kg/ha) và phơi đáy ao 5 - 7 ngày.
g. Cách trị
Ao cá đang mắc bệnh thì đừng bón phân hữu cơ, nên bón thêm vôi hằng ngày để nâng pH lên đến 8,5 - 9 kéo dài trong một thời gian. Cho cá ăn thức ăn nhân tạo vừa đủ tránh để dư làm thối môi trường. Dùng CuSO4 bón trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7ppm, sau 1 tuần cá khỏi bệnh.