Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn xã tích lương – TP thái nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 44 - 52)

Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.4.1. Điu tra cơ cu đàn ln nái ca tri trong my năm gn đây

Để đánh giá được tình hình phát triển sản xuất của trại lợn xã Tích Lương, chúng tôi đã tiến hành điều tra về số lượng và cơ cấu của đàn lợn nái qua 3 năm 2011-2013. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.1.

Bng 2.1. Cơ cu đàn ln nái ca tri ln xã Tích Lương – TP. Thái Nguyên

STT Loại nái ĐVT Năm

2011 2012 2013

1 Nái hậu bị Con 12 15 20

2 Nái kiểm định Con 9 12 12

3 Nái cơ bản Con 10 14 14

Tổng 31 41 46

Qua bảng 2.1. ta thấy: Cơ cấu đàn lợn nái của Trại lợn xã Tích Lương tăng dần qua các năm. Năm 2011 tổng đàn là 31 con, đến năm 2012 là 41 con tăng 10 con so với năm 2011 và đến năm 2013 đã tăng lên 46 con. Nhìn chung tổng đàn lợn nái trong 3 năm tương đối ổn định, điều này thể hiện Trại đã duy trì được số lượng lợn nuôi.

Số lượng lợn nái hậu bị tăng dần qua các năm. Năm 2011 lợn hậu bị là 12 con, đến năm 2013 là 20 con tăng lên 8 con so với năm 2011, là vì trong 2 năm gần đây trại nhập thêm một số nái hậu bị vào để thay thế dần một số nái cơ bản đã già.

Số lượng lợn nái kiểm định và nái cơ bản nhìn chung tương đối ổn định qua các năm, dao động từ 9-14 con.

Bảng 2.1 cũng cho ta thấy quy mô lợn nái của Trại qua các năm là không nhiều, lý do là vì Trại nuôi lợn nái là để cung cấp lợn con cho trại nuôi lợn thịt.

Vì vậy số lượng nái cơ bản luôn ổn định từ 10-14 con để phù hợp với quy mô của trại.

2.4.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa ở lợn nái nuôi tại Trại lợn xã Tích Lương Để đánh giá tình hình mắc các bệnh sinh sản ở đàn lợn nái nuôi tại Trại lợn xã Tích Lương, chúng tôi theo dõi trên tổng số 14 nái cơ bản. kết quả theo dõi trình bày ở bảng 2.2.

Bng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh mt s bnh sn khoa ln nái

Chỉ tiêu Tên bệnh

Số nái theo dõi

(con)

Số nái mắc (con)

Tỷ lệ mắc

(%)

Viêm tử cung 14 4 28,57

Viêm vú 14 2 14,28

Đẻ khó 14 1 7,14

Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy: Đàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó.

Trong đó bệnh viêm tử cung là cao nhất. Trong tổng số 14 nái thì có 4 con mắc chiếm 28,57%.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [19], tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái nuôi tại vùng đồng bằng Bắc bộ là <2%. Như vậy, so với kết quả này, thì tỷ lệ mắc bệnh ở Trại lợn xã Tích Lương là rất cao. Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây là các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao nhưng lại chưa phù hợp với điều kiện

của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt thời tiết không thuận lợi.

đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh.

Ngoài ra còn có nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao có thể là trong trường hợp lợn đẻ khó, cán bộ kỹ thuật dùng biện pháp can thiệp bằng tay không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục con nái làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tiếp đến là nái mắc bệnh viêm vú với tỷ lệ mắc 14,28% nguyên nhân gây nên bệnh có thể là một số trường hợp nái nhiều sữa con không bú hết sẽ dễ dẫn đến viêm vú. Hoặc lợn mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm sốt cao cũng gây tắc sữa viêm vú.

Lợn đẻ khó mắc với tỷ lệ thấp nhất, trong tổng số 14 nái thì chỉ có 1 con mắc, chiếm 7,14%. Có thể là trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chưa đảm bảo làm cho con mẹ yếu nên sức rặn đẻ kém.

Qua đây cũng cho thấy ngoài chế độ ăn hợp lý thì chế độ chăm sóc cũng hết sức quan trọng vì phòng bệnh còn hơn chữa bệnh vì khi nái đã mắc bệnh nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe của con nái, mà quan trọng hơn nữa là nó ảnh hưởng trực tiếp tới đàn con gây thiệt hại về kinh tế .

2.4.3. T l mc bnh sn khoa ca đàn ln nái theo la đẻ

Để đánh giá ảnh hưởng của lứa đẻ đến tình hình mắc một số bệnh sinh sản, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 14 nái thuộc các lứa đẻ khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.3.

Bng 2.3. T l mc bnh sn khoa ca đàn ln nái theo la đẻ

Chỉ tiêu

Lứa đẻ

Số nái theo dõi

(con)

Viêm tử cung Viêm vú Đẻ khó Số nái

mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc

(%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%)

1-2 3 0 0 1 33,33 0 0

3-4 3 1 33,33 0 0 0 0

5 4 2 50 1 25 0 0

>5 4 1 25 0 0 1 25

Tổng 14 4 28,57 2 14,28 1 7,14

Qua bảng 2.3 ta thấy, lứa đẻ của lợn nái có liên quan trực tiếp đến khả năng cảm nhiễm của bệnh, lợn đẻ càng nhiều con/lứa, nhiều lứa/ năm thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao và càng nặng. Đó là nhận định của Đặng Thanh Tùng, Chi cục Thú y An Giang (2011) [18]. Qua theo dõi chúng tôi thấy lợn đẻ từ lứa thứ 5 trở đi thể trạng lúc này giảm sút, khi đẻ lợn mẹ rặn yếu, trương lực cơ tử cung giảm dẫn đến co bóp của tử cung yếu nên dẫn đến đẻ lâu, đẻ khó phải can thiệp và thường hay bị sát nhau. Do vậy, sự hồi phục của cổ tử cung chậm, nên thường gây thời gian đẻ khó kéo dài, khi đó phải can thiệp bằng thủ thuật dễ dẫn đến xây sát viêm nhiễm tử cung. Đồng thời do sự co bóp của cơ tử cung yếu nên không đẩy được hết các sản phẩm trung gian sau khi đẻ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Từ bảng 2.3 tôi nhận thấy, bắt đầu từ lứa đẻ thứ 5 trở đi tỷ lệ mắc bệnh sản khoa cao hơn so với lứa đẻ từ 1-4. Cụ thể ở lứa thứ 5 tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 50%, viêm vú là 25% và lứa thứ 5 trở đi viêm tử cung là 25%, đẻ khó là 25%.

Từ đó chúng tôi nhận định rằng người chăn nuôi phải có kế hoạch khai thác, sử dụng lợn nái một cách hợp lý để có được hiệu quả chăn nuôi cao.

2.4.4. T l mc mt s bnh sinh sn ln nái theo tháng

Để đánh giá diễn biến tình hình mắc các bệnh sinh sản qua các tháng trong năm, chúng tôi đã theo dõi trong vòng 5 tháng (từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013).

Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 2.4.

Bng 2.4. T l mc mt s bnh sn khoa đàn ln nái qua các tháng theo dõi

Chỉ tiêu

Tháng theo dõi

Số nái theo

dõi (con)

Viêm tử cung Viêm vú Đẻ khó

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%) 6

14

0 0 0 0 1 7,14

7 0 0 1 7.14 0 0

8 0 0 0 0 0 0

9 2 14,28 1 7,14 0 0

10 2 14,28 0 0 0 0

Tổng 14 4 28,57 2 14,28 1 7,14

Qua kết quả ở bảng 2.4 chúng tôi thấy: Đàn lợn nái có tỷ lệ nhiễm các bệnh sinh sản cao nhất tập trung vào tháng 9, tháng 10. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở tháng 9,10 đều là 14,28%, bệnh viêm vú là 7,14%, bệnh đẻ khó không có con nào bị mắc.

Sở dĩ vào tháng 9, tháng 10, đàn nái có tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản cao nhất là do đây là tháng cuối mùa mưa, là thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi rõ rệt lúc nóng ẩm, mưa nhiều, lúc se lạnh. Đây là thời điểm thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh và gây bệnh.

Còn bệnh đẻ khó chỉ có 1 con mắc vào tháng 6. Vì đây là các tháng mùa hè thời tiết nóng nực, có thể lợn mẹ ăn kém, cơ thể mệt mỏi, ít vận động nên con mẹ yếu, sức rặn đẻ kém dẫn đến đẻ khó.

Do vậy, đối với lợn nái muốn hạn chế được sự nhiễm bệnh, cần áp dụng các biện pháp khống chế điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi sao cho phù hợp, tránh thay đổi đột ngột ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức đề kháng của lợn.

2.4.5. T l mc mt s bnh sn khoa theo ging ln

Tại trại lợn xã Tích Lương hiện đang nuôi 2 giống lợn ngoại thuần là Yorkshire, Landrace, được nhập từ công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Để đáng giá tình hình mắc bệnh sinh sản giữa các giống, dòng, chúng tôi tiến hành theo dõi hai giống để so sánh. Kết quả được trình bày ở bảng 2.5.

Bng 2.5. T l mc mt s bnh sn khoa theo ging ln

TT Giống lợn

Số nái theo

dõi (con)

Viêm tử cung Viêm vú Đẻ khó

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc (%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc

(%)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ mắc

(%)

1 Yorkshire 6 2 33,33 2 33,33 0 0

2 Landrace 8 2 25 0 0 1 12,5

Tính chung 14 4 28,57 2 14,28 1 7,14

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy:

- Đối với bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mắc ở đàn nái thuộc 2 giống có sự khác biệt không đáng kể. Tỷ lệ mắc ở lợn Yorkshire là 33,33%, còn ở lợn Landrace là 25%.

- Đối với bệnh viêm vú trong quá trình điều tra chúng tôi gặp 2 con mắc bệnh ở lợn nái Yorshire với tỷ lệ 33,33%, còn trong tổng số 8 nái Landrace theo dõi không có con nào mắc.

- Đối với tình trạng đẻ khó chỉ có 1 nái Landrace mắc bệnh với tỷ lệ 12,5%.

Nhìn chung, tình hình mắc các bệnh sản khoa ở đàn nái thuộc 2 giống không khác nhau đáng kể, vì 2 giống này đều là lợn ngoại có nguồn gốc ôn đới được nhập vào nước ta. Do vậy khả năng thích nghi với điều kiện môi trường ở nước ta tương đương nhau.

Tuy nhiên tỷ lệ mắc các bệnh viêm tử cung, viêm vú và đẻ khó của 2 giống lợn nuôi tại trại là khá cao, có lẽ đây là giống lợn ngoại thuần nên sức đề kháng, và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta còn hạn chế nên tỷ lệ mắc cao. Trên thực tế thực tập tại trại tôi thấy giống lợn ngoại đẻ con khá to nên khi lợn đẻ thường phải can thiệp bằng tay, dẫn đến viêm nhiễm càng cao. Đặc biệt do

trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp nên diện tích chuồng nuôi chật hẹp, lợn nái ít được vận động trong giai đoạn mang thai nên tỷ lệ lợn mắc bệnh sản khoa cao.

2.4.6. Kết qu điu tr mt s bnh sn khoa ca ln nái

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu lực của 2 loại thuốc VETRIMOXIN và PEN-STREP đối với bệnh viêm tử cung và viêm vú. Còn bệnh đẻ khó chủ yếu là tiêm VTM B1, C, Cafein để trợ sức, trợ lực, đồng thời tiêm oxytoxin kích thích co bóp tử cung và hỗ trợ can thiệp bằng tay nên chúng tôi không đưa vào phác đồ diều trị. Kết quả được trình bày ở bảng 2.6.

Bng 2.6: Kết qu điu tr mt s bnh sn khoa ti Tri

Chỉ tiêu

Bệnh

Thuốc điều trị

Kết quả Số nái

điều trị (con)

Số nái khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi

(%)

Thời gian điều trị

(ngày)

Viêm tử cung Phác đồ 1 2 2 100 3 - 5

Phác đồ 2 2 1 50 3 - 5

Viêm vú Phác đồ 1 1 1 100 3 - 5

Phác đồ 2 1 1 100 3 - 5

Chúng tôi đã sử dụng 2 phác đồ để điều trị cho 2 bệnh về đường sinh sản.

Bệnh viêm tử cung là 4 con nái mắc bệnh, bệnh viêm vú 2 con.

Qua bảng 2.6 cho thấy. Việc sử dụng phác đồ với hai loại thuốc kháng sinh VETRIMOXIN và PEN-STREP điều trị cho hai bệnh viêm tử cung và viêm vú xảy ra trên lợn nái ngoại nuôi tại Trại lợn xã Tích Lương cho tỷ lệ khỏi từ 50% -100%. Trong đó bệnh viêm tử cung đạt 100% ở phác đồ 1 và 50% ở phác đồ 2. Còn bệnh viêm vú đều đạt tỷ lệ khỏi 100% ở cả hai phác đồ điều trị.

Như vậy hiệu lực của hai loại thuốc VETRIMOXIN và PEN-STREP Trong điều trị bệnh viêm vú là rất cao, còn bệnh viêm tử cung hiệu lực của thuốc VETRIMOXIN cao hơn so với thuốc PEN-STREP là 50%.

Điều này cho thấy khi đã phát hiện bệnh như việc lựa chọn loại thuốc để điều trị là rất quan trọng, thuốc được điều trị phải đúng bệnh phải là loại thuốc

có hoạt lực cao không nhờn thuốc với loại vi khuẩn gây bệnh, có như vậy kết quả điều trị mới cao từ đó hiệu quả điều trị mới được nâng lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn xã tích lương – TP thái nguyên và thử nghiệm một số phác đồ điều trị (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)