Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.4. Kết quả và phân tích kết quả
2.4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ
Lợn nái ở các lứa đẻ khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau, những nái đẻ càng nhiều lứa thì tỷ lệ mắc càng cao.
Kết quay theo dõi về tỷ lệ và cường độ nhiễm theo các lứa đẻ của lợn nái sinh sản được thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ Lứa
đẻ
Số nái kiểm tra
(con)
Số nái mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ (%)
Mức độ viêm nhiễm
Thể nhẹ Thể TB ể nThể nặng
SL % SL % SL %
1 - 2 42 16 38,10 13 81,25 2 12,50 1 6,25
3 - 4 44 11 25,00 10 90,91 1 9,09 0 0,00
5 - 6 36 12 33,33 9 75,00 2 16,67 1 8,33
> 6 31 14 45,16 9 64,29 3 21,43 2 14,29
Tính
chung 153 53 34,64 41 77,36 8 15,09 4 7,55
Tổng số lợn nái ta theo dõi là 153 con thì số nái mắc bệnh là 53 con chiếm tỷ lệ là 34,64%. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh cao ở lợn nái đẻ lứa đầu chiếm tỷ lệ 38,10%, lợn nái đẻ từ lứa 2 - 6 tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn từ 25,00 - 33,33%, nái đẻ hơn 6 lứa trở lên có tỷ lệ mắc cao nhất là 45,16%.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do: Ở lứa đẻ đầu lợn thường đẻ khó, đẻ non hay sảy thai, dễ can thiệp bằng tay và các dụng cụ trong quá trình đẻ gây xây xát đường sinh dục vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét: “Trong những lứa đẻ đầu lợn nái thường bị rách âm đạo, ở những con nái đẻ khó thường phải can thiệp bằng tay thì gần như 100% số con bị viêm tử cung” (theo Nguyễn Văn Thanh (2007)) [17].
Những nái đẻ lứa 2 - 6 có tỷ lệ nhiễm thấp hơn nái ở các lứa đẻ khác là do những lợn thuộc các lứa đẻ này phần lớn là có sức khỏe, sức rặn đẻ tốt, thời gian đẻ nhanh nên ít phải can thiệp tránh được hiện tượng tổn thương đường sinh dục, tử cung cũng phục hồi nhanh hơn. Vì vậy nên mức độ mắc bệnh viêm đường sinh dục thấp hơn.
Đối với lợn nái chưa đẻ mắc bệnh là do phối giống chưa đúng kĩ thuật, đường sinh dục của lợn nái bị xây xát trong quá trình phối giống dẫn đến viêm tử cung. Số nái bị nhiễm sau phối chiếm tỷ lệ ít.
Những lợn đẻ nhiều lứa thì tỷ lệ nhiễm khá cao, kiểm tra thực tế cho thấy hầu hết những lợn đẻ trên 6 lứa thì thể trạng đã kém, khi đẻ tử cung của lợn co bóp yếu, thường hay gây sát nhau, thai ra chậm có những con bị chết ngạt. Hơn nữa nhau thai và sản dịch chảy ra chậm, thời gian đóng kín cổ tử cung chậm hơn đã tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào gây viêm. Kết quả theo dõi này của tôi cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Hữu Phước (1982)[13].
2.4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ
Bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản do vi khuẩn xâm nhập gây nên.
Nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm cho lợn bị viêm nhiễm. Điều kiện thời tiết khác nhau ảnh hưởng tới sức đề kháng của lợn nái đồng thời tác động đến hệ vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều) tạo điều kiện thuận tiện cho vi
khuẩn nhân lên nhanh chóng, nhưng lại là điều kiện bất lợi cho lợn ngoại, do khả năng thích nghi kém với điều kiện khí hậu của nước ta.
Bảng 2.5: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo mùa vụ
Mùa
Số nái kiểm tra
(con)
Số nái mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Mức độ viêm nhiễm
Thể nhẹ Thể TB Thể nặng
SL % SL % SL %
Hè 82 36 43,90 28 77,78 5 13,89 3 8,33
Thu 71 17 23,94 13 76,47 3 17,65 1 5,88
Tính
chung 153 53 34,64 41 77,36 8 15,09 4 7,55 Không thấy sự sai khác thống kê về tỷ lệ mắc bệnh giữa các mùa trong năm.
Theo dõi 82 con trong mùa hè thì có 36 con nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm là 43,90%, còn trong mùa thu theo dõi 71 con có 17 con nhiễm chiếm tỷ lệ 23,94%.
Vậy tỷ lệ lợn nái nhiễm bệnh trong mùa hè cao hơn so với mùa thu là 20,04%.
Điều này có thể giải thích như sau: Về mùa hè ẩm độ, nhiệt độ chuồng cao, trong khi ẩm độ cao, nhiệt độ bình thường là 27,50C khả năng thông thoáng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Mùa thu do nhiệt độ trong chuồng thấp, ẩm độ bình thường, nên cũng giảm tỷ lệ mắc bệnh ở lợn.
2.4.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các giống, dòng khác nhau
Các giống và các dòng lợn khác nhau khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết là khác nhau, do đó tỷ lệ mắc bệnh và cường độ nhiễm bệnh cũng khác nhau.
Theo dõi chỉ tiêu mắc bệnh viêm tử cung theo các giống, dòng để biết được giống, dòng nào mắc bệnh tỷ lệ cao, mắc bệnh nặng từ đó có biện pháp can thiệp.
Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống, dòng thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Tỷ lệ mắc viêm tử cung theo các giống khác nhau
Giống lợn
Số nái kiểm
tra (con)
Số nái mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Mức độ viêm nhiễm
Thể nhẹ Thể TB Thể nặng
n % N % n %
Landrace 22 11 50,00 8 72,73 2 18,18 1 9,09 Yorkshire 19 9 47,37 6 66,67 2 22,22 1 11,11
Durok 2 1 50,00 - - - - 1 100,00
GP C1050 57 17 29,82 15 88,24 1 5,88 1 5,88
GP C1230 53 15 28,30 12 80,00 3 20,00 0 0,00
Tính chung 153 53 34,64 41 77,36 8 15,09 4 7,55 Qua bảng 2.6 ta thấy: Tiến hành theo dõi 153 nái của 3 giống và 2 dòng lợn có 53 con mắc bệnh, tỷ lệ mắc là 34,64%. Trong đó ba giống lợn thuần Landrace, Yorkshire và Durok có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, tỷ lệ mắc bệnh từ 47,37 - 50,00%.
Còn hai dòng lợn nái lai tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, dòng lợn nái GP C1050 có tỷ lệ mắc là 29, 82%, dòng GP C1230 có tỷ lệ mắc thấp nhất là 28,30%.
Các giống lợn khác nhau có đặc điểm sinh lí, khả năng thích nghi với các điều kiện thời tiết là khác nhau do đó tỷ lệ nhiễm bệnh cũng khác nhau.
Từ kết quả theo dõi được cho thấy các giống lợn thuần tỷ lệ viêm nhiễm nhiều hơn hai dòng lợn lai.
Điều này có thể giải thích như sau: Dòng GP C1230 có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất do dòng được tạo ra từ đực Landrace lai với con cái Meishan tổng hợp. Lợn Meishan có nguồn gốc từ nước láng giềng Trung Quốc, nơi có điều kiện khí hậu gần giống với nước ta nên khả năng thích nghi của dòng này cao.
Còn dòng GP C1050 được tạo ra từ con đực Yorkshire với con cái Landrace, dòng này có khả năng thích nghi kém hơn so với dòng GP C1230.
Trong ba giống lợn Landrace, Yorkshire và Durok thì giống lợn Yorkshire có tỷ lệ mắc thấp hơn vì đây là giống lợn có khả năng thích nghi với hầu hết các khu vực khí hậu mà vẫn giữ được các ưu điểm của giống.
Giống lợn Landrace là giống được tạo ra theo yêu cầu của sản xuất, tỷ lệ nạc cao, trường mình, sinh trưởng nhanh nhưng đầu nhỏ, xương nhỏ làm mất sự cân đối cơ thể nên nuôi cần có điều kiện nhất định. Do vậy khi được nhập sang Việt Nam giống lợn Landrace chưa thích nghi với điều kiện khí hậu của nước ta nên giống lợn này mắc bệnh với tỷ lệ cao hơn.