Tình hình nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon ở gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh đơn bào đường máu leucocytozoon ở gà nuôi tại huyện tân yên – tỉnh bắc giang và thử nghiệm quy trình phòng bệnh (Trang 42 - 46)

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu

4.1.2. Tình hình nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon ở gà

Tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon ở gà tại mỗi xã là một chỉ tiêu đánh giá cụ thể tình hình và mức độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon của đàn gà trong huyện. Từ đó giúp người chăn nuôi có phương hướng phòng trị bệnh hiệu quả cho đàn gà.

Chúng tôi thu thập và xét nghiệm mẫu máu của 437 gà tại 3 xã thuộc huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang để đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo địa phương Địa

phương (xã)

Số gà xét nghiệm

(con)

Số gà nhiễm

(con)

Tỷ lệ nhiễm

(%)

Cường độ nhiễm

(% hồng cầu bị đơn bào ký sinh)

≤ 5% > 5% -

10% > 10%

n % n % n %

Xã Tân

Trung 146 32 21,92 17 53,12 10 31,25 5 15,63 Xã Hợp

Đức 153 41 26,79 20 48,78 13 31,71 8 19,51 Xã Ngọc

138 26 18,84 16 61,54 7 26,92 3 11,54 Tính

chung 437 99 22,65 53 53,54 30 30,30 16 16,16 Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: bệnh do đơn bào Leucocytozoon có ở tất cả các địa phương nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh của gà ở mỗi địa phương là khác nhau. Cụ thể như sau:

- Về tỷ lệ nhiễm:

Trong tổng số 437 gà được kiểm tra có 99 gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon, tỷ lệ nhiễm chung của 3 xã là 22,65%, biến động từ 18,84% - 26,79% tùy theo địa phương, phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, tình trạng vệ sinh thú y, mức độ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật…

Qua điều tra chúng tôi thấy: 3 xã được nghiên cứu có địa hình tương

đối phức tạp. Vùng thì đồi thấp thoai thoải kế tiếp nhau, có những vùng địa hình bị chia cắt bởi sông ngòi, có vùng thấp hơn. Đặc điểm địa hình này dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng. Tuy nhiên, Bắc Giang là một tỉnh miền núi mang đặc điểm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thảm thực vật dày và đa dạng. Các địa phương nghiên cứu cũng không nằm ngoài đặc điểm này.

Ngoài ra, đặc điểm kinh tế xã hội của 3 xã cũng có những nét riêng. Xã Hợp Đức cách xa trung tâm huyện, các điều kiện về chăn nuôi còn nhiều khó khăn, về vấn đề vệ sinh thú y còn yếu kém, người chăn nuôi chưa ý thức được việc phòng trị bệnh cho vật nuôi, các hộ gia đình chăn nuôi gà chủ yếu theo chăn thức chăn thả và bán chăn thả, mang tính tận dụng. Ngược lại, xã Tân Trung và xã Ngọc Lý là những xã có điều kiện kinh tế khá phát triển, người chăn nuôi ý thức được sự quan trọng của công tác phòng bệnh cho vật nuôi, việc phòng trị bệnh cho vật nuôi được chú trọng hơn.

Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội như đã trình bày ở trên có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố dĩn - véc tơ truyền bệnh đơn bào Leucocytozoon cho gà. Đây chính là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ và cường độ nhiễm giữa các địa phương. Tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở xã Hợp Đức cao, tương ứng là 26,79%. Ngược lại, các đàn gà ở hai xã Tân Trung và Ngọc Lý mắc bệnh với tỷ lệ thấp hơn (tương ứng là 21,92% và 18,84%).

- Về cường độ nhiễm: gà ở 3 xã theo dõi đều thấy nhiễm đơn bào Leucocytozoon. Tính chung, trong tổng số 99 gà nhiễm đơn bào có 53 gà nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 53,54%; 30 gà nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 30,30% và 16 gà nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 16,16%. Qua xét nghiệm chúng tôi thấy:

+ Ở xã Tân Trung: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon là 21,92%, trong đó có 53,12% nhiễm ở cường độ nhẹ, 31,25% nhiễm ở cường độ trung bình và 15,63% nhiễm ở cường độ nặng.

+ Ở xã Hợp Đức: tỷ lệ gà nhiễm đơn bào Leucocytozoon cao nhất (26,79%); nhiễm ở cường độ nhẹ chiếm 48,78%; 31,71% gà nhiễm ở cường độ trung bình và nhiễm nặng là 19,51%.

+ Ở xã Ngọc Lý: tỷ lệ nhiễm đơn bào đường máu Leucocytozoon thấp nhất (tương ứng 18,84%). Nhiễm ở cường độ nhẹ là 61,54% và trung bình chiếm 26,92%, chỉ có 11,54% nhiễm ở cường độ nặng.

Như vậy, gà nuôi tại xã Hợp Đức có tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon cao nhất, thấp nhất là ở xã Ngọc Lý.

Biểu đồ ở hình 4.1 cho thấy các cột biểu thị tỷ lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon cao thấp khác nhau, cao nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở xã Hợp Đức, thấp nhất là cột biểu thị tỷ lệ nhiễm ở Ngọc Lý.

Hình 4.1. Biểu đồ về lệ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 3 xã thuộc huyện Tân Yên

Biểu đồ ở hình 4.2 cho thấy, các múi biểu thị cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon trong vòng tròn khác nhau, trong đó, múi biểu thị cường độ nhiễm nhẹ lớn nhất, phần biểu thị cường độ nhiễm nặng nhỏ nhất.

Như vậy, 2 biểu đồ trên minh họa rõ ràng hơn biến động tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở 3 xã nghiên cứu.

Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm Leucocytozoon ở gà tại 3 xã thuộc huyện Tân Yên cũng phù hợp với kết quả điều tra thực trạng công tác phòng chống bệnh Leucocytozoon cho gà trình bày ở bảng 4.1.

Theo Lê Văn Năm (2001) [21], mức độ nặng nhẹ của bệnh Leucocytozoon phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi gia cầm thụ cảm, phương thức chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…

Như vậy, gà nuôi ở những địa phương có điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh (dĩn) phát triển, tình trạng vệ sinh thú y kém, phương thức thức chăn nuôi lạc hậu thì gà ở những địa phương đó có tỷ lệ và cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon tăng lên. Vì vậy, việc hạn chế sự tồn tại và phát triển của

Hình 4.2. Biểu đồ về cường độ nhiễm đơn bào Leucocytozoon ở gà tại 3 xã thuộc huyện Tân Yên

dĩn ở ngoại cảnh, tăng cường công tác vệ sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng sẽ góp phần hạn chế bệnh Leucocytozoon ở gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh đơn bào đường máu leucocytozoon ở gà nuôi tại huyện tân yên – tỉnh bắc giang và thử nghiệm quy trình phòng bệnh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)