* Thành tựu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn xã Ngọc Biên nhìn chung phát triển khá toàn diện và đạt được tốt độ tăng
trưởng ổn định trong giai đoạn 2006 – 2010, hệ số sử dụng đất khá cao nên tạo ra giá trị sản xuất bình quân trên ha đạt được ở mức cao.
Bước đầu đã khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng vùng để phát triển, tạo ra những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.
Chăn nuôi khá phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tăng trưởng và tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn.
Mức độ cơ giới hoá trong nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm qua có bước phát triển khá, giúp giảm thất thoát, giá thành trong sản xuất lúa gạo, hệ thống thuỷ lợi đã được hình thành, đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân: Nhờ Đảng, Nhà nước ta có những chủ trương, chích sách đúng đắn, kịp thời hợp lòng dân, đưa ra định hướng, xây dựng các kế hoạch xác thực tình hình thực tế địa phương, từ đó được nhân dân đồng tình hưởng ứng, bên cạnh đó đại bộ phận nhân dân biết phát huy tích cực tính sang tạo, và chủ động trong khâu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia đình, góp thực thực thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nên không ổn định, giá cả vật tư ngày càng cao, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giửa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Kinh tế tập thể, kinh tế trang trang chậm phát triển, hoạt động sản xuất nông, công nghiệp, thương mại- dịch vụ phần lớn tồn tại dưới dạng kinh tế hộ nên áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật còn chậm, hạn chế trong liên kết sản xuất 4 nhà.
Chăn nuôi chủ yếu phát triển trong hộ gia đình tồn tại trong các khu dân cư nên gây ô nhiếm môi trường và dễ lây lan dịch bệnh từ vật nuôi sang vật nuôi và từ vật nuôi sang người.
Hệ thống cơ cở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thiếu và yếu, đặc biệt giao thông và điện, cơ giới hoá khâu gặt đặp lien hợp chưa nhiều nên dẫn tới tỷ lệ thất thoát trong thu hoạch cao.
Nguyên nhân: Do trình độ của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghịêp vụ dẫn đến khâu tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó trình độ của đại bộ phận người dân còn hạn chế, bảo thủ nên việc tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật còn chậm đổi mới
2.4. Những vấn đề cần giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã Ngọc Biên Trà Cú
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quá trình xây dựng kinh tế - xã hội xã nhà. Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được khởi sắt. Kinh tế hợp tác - hợp tác xã, kinh tế trang trại được quan tâm củng cố, tạo điều kiện phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đồng thời tiếp tục được củng cố và tăng cường các chức năng hoạt động trên các lĩnh vực.
Tuy nhiên tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn xã Ngọc Biên cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập. Qua đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn xã Ngọc Biên còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn thúc đẩy kinh tế - xã hội xã ngày càng phát triển.
- Xã chiếm ưu thế vùng nước ngọt, có nhiều tiềm năng đất đai, mặt nước dồi dào, điều kiện khí hậu, địa hình đất đai thích hợp cho việc bố trí cơ cấu sản xuất đa dang hóa cho phép luân canh từ 1-2 trên đất vụ lúa; 2 vụ lúa - 1 vụ màu; 2 vụ màu - 1 vụ lúa hoặc tiến hành nuôi kết hợp thủy sản trong ruộng lúa ở vùng trũng, phát triển chăn nuôi qui mô lớn.
-Tiếp tục phát huy lợi thế tiềm năng đất đai, mặt nước, lao động phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng theo hướng sản xuất hóa có hiệu quả cao đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Song song đó tiếp tục bố trí lại cơ cấu sản xuất đảm bảo tính đa
dạng, bền vững, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, tăng thu nhập hộ gia đình, cải thiện đời sống dân cư nông thôn.
-Đảm bảo giá trị ngành nông nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng cao, tăng tỷ trọng giá trị sản lượng cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái, nâng cao giá trị chăn nuôi có tỷ trọng ngày càng tương xứng với trồng trọt, tăng giá trị thuỷ sản ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất chung của xã.
-Tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; có thị trường tiêu thụ ổn định; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
Đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Phát triển vùng chuyên canh lúa, màu, khuyến khích mở rộng diện tích trồng cây ăn trái, làng nghề truyền thống, mở rộng diện tích trồng cỏ, cung cấp đủ nguồn thức ăn xanh cho đàn bò. Tận dụng tối đa năng lực các cơ sở hạ tầng hiện có, nhất là các công trình thủy lợi nội đồng, đáp ứng nhu cầu đủ nước phục vụ cho đa dạng hóa sản xuất.
Nhìn chung những chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn của trong những năm qua đạt nhiều kết quả tích cực, trong tình hình chuyển dịch còn gặp nhiều khó khăn, phát triển chậm, tỷ trọng giá trị nông - ngư nghiệp vẫn còn cao, giá trị công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chưa tăng mạnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm, chưa theo quy hoạch, giá cả trên đơn vị diện tích bình quân còn thấp, chưa nhân rộng các mô hình.
Giá cả đầu tư và tiêu thụ nông sản thường xuyên không ổn định, nhất là giá cả đầu ra của nhiều loại nông sản thay đổi, sự biến động giá cả thị trường có xu hướng gây bất lợi cho người sản xuất như: giá cả vật tư, phân bón, xăng dầu, trong khi giá cả mặt hàng nông sản của nông dân đang bị sụt giảm, làm thiệt hại và giảm đáng kể thu nhập của người dân nên người dân rất khó lựa chọn những phương án sản xuất; trồng cây gì, nuôi con gì? đành chịu rủi ro trong sản xuất.
- Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh là một thực trạng thường xuyên, đầu ra của người dân còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tích lũy thấp, dẫn đến phát triển kinh tế chậm; dự án đầu tư nguồn vốn tín dụng của Nhà nước cũng chưa phát huy được hiệu quả, do cơ chế cho vay sản xuất nông nghiệp có tính dài hạn mà người dân chỉ được vay ngắn hạn.
- Trình độ lao động nông nghiệp - nông thôn còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phần lớn lực lượng lao động chưa đào tạo, tay nghề thấp.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, giao thông tuy có xây dựng; nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là hệ thống giao thông đường bộ còn nhiều hạn chế.
- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hóa còn chậm, chưa phát huy vai trò chủ đạo, chưa có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ để giải quyết đầu ra một các ổn định và mang tình bền vững.
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC BIÊN, NĂM 2012-2015
3.1. Phương hướng
* Những quan điểm chỉ đạo
Từ nhận thức về ý nghĩa và tính cấp thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn cũng như từ kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian qua việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn xã.
Cần tiếp tục quán triệt tốt các nội dung, mục tiêu tổng quát và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; đồng thời các ngành, các cấp cần nắm vững quan điểm cụ thể sau:
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu đối với nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn nói chung, và nền nông nghiệp - nông thôn xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú nói riêng.
Qua quá trình đánh dấu bước phát triển cơ bản từ nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn là chủ yếu dựa vào khai thác màu mở tự nhiên với năng suất thấp sang một nền nông nghiệp - nông thôn phát triển và thăm canh ngày càng cao, dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy phân công lao động ngày càng sâu. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thị trường ở nông thôn, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn mới thật sự đạt hiệu quả, tạo điều kiện cho việc mở mang và phát triển các ngành nghề khác.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn:
Ngọc Biên là một xã nông thôn thủy lợi kênh rạch chằng chịt nước ngọt quanh năm, có khả năng rất lớn về nông nghiệp về nguồn lợi thủy sản và điều kiện giao thông thủy; đặc biệt là khoa học công nghệ sinh học, nhằm làm thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; bên cạnh đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn xã sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phân công lao động xã hội ở nông thôn.
Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng hiệu
quả, đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn của xã không chỉ nhằm tăng thêm hiệu quả của ngành nông nghiệp, mà còn tính đến hiệu quả kinh tế trên địa bàn xã; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn là thể hiện ở tỷ suất hàng hóa cao, khối lượng sản phẩm dồi dào, năng suất lao động không ngừng tăng lên.
Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có hiệu quả cần thiết phải có dự báo định hướng của Nhà nước trực tiếp là các ban ngành có liên quan, nhất là Phòng nông nghiệp huyện.
* Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với xã hội, môi trường:
Vấn đề môi trường sinh thái là vấn đề của mỗi một quốc gia phải tự giác để góp phần vào việc bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái và sự khai thác tài nguyên và tạo chuyển biến tích cực, rõ nét về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thu hẹp khoản cách giàu nghèo; tiếp tục giảm hộ nghèo, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực; giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết dân tộc - tôn giáo, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tích cực chủ động phòng, chống thiên tai.
* Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đến năm 2015
Mục tiêu cơ bản của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn là nhằm khai thác tốt về tài nguyên đất đai, mặt nước, nguồn lao động dồi dào, ưu thế địa lý và sinh thái vùng nước ngọt của xã; nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, cải thiện đời sống của nhân dân; tăng tổng sản lượng, sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, tạo nguồn tích lũy và thị trường lớn để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm tăng 12,40% trở lên. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trong nông nghiệp - nông thôn 47%; xây dựng 19%, thương mại - dịch vụ 20%.
+ Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu:
- Giá trị sản xuất nông - ngư nghiệp tăng 19,29%/năm.
- Giá trị công nghiệp tăng 16,31%/năm.
- Giá trị xây dựng tăng 18,,34%/năm.
- Giá trị dịch vụ, thương mại tăng 17,82%/năm.
- Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 2,8 lần so 2005 - 2010.
- Sản lượng lương thực đạt 12.000 tấn; trong đó sản lượng lúa 11.346 tấn.
- Xây dựng thêm 01 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,12%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10%.
- Hàng năm tạo việc làm cho 200 lao động.
- Thu nhập bình quân đầu người 10 triệu đồng/người/năm.
- Giảm 4% tỷ lệ hộ nghèo hàng năm.
- Có trên 97% hộ sử dụng điện; có trên 95% hộ sử dụng nước sạch.
* Phương hướng và nhiệm vụ cụ thể:
Một là: Tiếp tục khai thác lợi tế điều kiện đất đai, khí hậu và hệ sinh thái để xây dựng hợp lý theo của từng vùng của xã:
Phân vùng sản xuất: Dựa vào đặc điểm tự nhiên và căn cứ theo quy hoạch của huyện, xã Ngọc Biên thuộc tiểu vùng I của huyện, xã được chia thành 2 tiểu vùng sinh thái.
* Tiểu vùng 1: Nằm phía Tây kênh 3/2 được bố trí diện tích dựa vào quy hoạch năm 2015 là 642,36 ha, gồm 2 ấp Sà vần B, Ba Cụm.
Đất chuyên lúa 658,54 ha; 1 lúa 2 màu 16 ha; 2 lúa 1 màu 29 ha; Lúa - thủy sản 08 ha. Đất chuyên thủy sản 1,81 ha; vườn cây ăn trái 5,9 ha; đất chuyên rau 0,3 ha; cây công nghiệp lâu năm 2,34 ha; cây lâu năm khác 17,77 ha; trồng cỏ 2,4 ha;
* Tiểu vùng 2: Nằm phía đông kênh 3/2 được bố trí diện tích đưa vào quy hoạch năm 2015 là 674,22 ha. gồm 5 ấp: Sà Vần A , Giồng Cao, Rạch Bót, Tắt Hố, Tha La.
Đất chuyên lúa 484,45 ha; 1 lúa 2 màu 120 ha; 2 lúa 1 màu 41 ha; Lúa - thuỷ sản 02 ha; đất chuyên thủy sản 1,31 ha; vườn cây ăn trái 2,6 ha; đất chuyên rau 3,02 ha; cây công nghiệp lâu năm 1,74 ha; cây lâu năm khác 15 ha; trồng cỏ 3,1 ha.
Cơ cấu vụ mùa: Để tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cần thiết phải cơ cấu lại vụ mùa phù hợp, đảm bảo gia tăng lợi ích cho nông dân đáp ứng được mục tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng vùng; đồng thời bảo vệ được tài nguyên và môi trường cơ cấu mùa vụ như sau:
- Lúa hè thu - lúa thu đông; lúa hè thu - lúa mùa.
Đất 02 vụ lúa, 01 vụ màu: Lúa hè thu - lúa thu đông - màu đông xuân. Lúa hè thu - lúa mùa - màu thu đông xuân.
Đất 01 vụ lúa, 02 vụ màu: Lúa hè thu -lúa thu đông - màu đông xuân. Lúa mùa sớm - màu đông xuân - màu hè thu. Lúa thu đông - màu đông xuân - màu hè thu.
Hai là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất và đi đôi với phát triển tổng hợp; dịch vụ và thương mại; đồng thời tiếp tục chỉ đạo quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), các chương trình hành động của Tỉnh ủy, Huyện ủy “Về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn”; phát huy hiệu quả các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có; đồng thời khôi phục các ngành nghề truyền thống; chú ý phát triển các cơ sở chế biến để tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giảm dần nguyên liệu thô, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp, vừa là đầu mối tiêu thụ nông sản của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Ba là: Phát huy tính năng động, sáng tạo của hình thức kinh tế hộ, kinh tế trang trại, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn diễn ra nhanh và hiệu quả.