Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2003

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014 (Trang 27 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2003

1.2.1. Chủ trương của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng bộ Yên Bái.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta xác định rõ “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của

22

di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Với tầm nhìn xa trông rộng về giá trị và tầm quan trọng của di sản văn hóa đối với một dân tộc một vĩ nhân trong khi đất nước còn biết bao nhiêu việc cấp bách cần phải giải quyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 65 ngày 23 tháng 11 năm 1945 về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam : “Cấm phá hủy đình, chùa, đền, miếu, hoặc những nơi thờ tự khác, cũng như cung điện thành quách cùng các Lăng mộ… Cấm phá hủy các bia kí, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo nhưng có ích cho lịch sử…”[75, tr. 3-7]

Nhận thức được giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Đặc biệt là từ năm 1994 đến nay.

Chính phủ đã giao cho ngành Văn hóa thực hiện thực hiện chương trình mục tiêu về văn hóa tại văn bản số 4739/KG- TW ngày 26 tháng 8 năm 1994, Chính phủ cho phép bộ văn hóa triển khai ba chương trình mục tiêu quốc gia;

chương trình chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam; chương trình phát triển điện ảnh; chương trình xây dựng và phát triển văn hóa, thông tin cơ sở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa của Đảng và nhà nước đã huy động được một nguồn lực không nhỏ.

Tại Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa VIII (7/1998) lần đầu tiên Đảng ta đưa ra Nghị quyết riêng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã thể hiện sự phát triển cả về nhận thức và tư duy lý luận về văn hóa, lãnh đạo văn hóa của Đảng. Đó là sự kết tinh của sự kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, về phương hướng lãnh đạo văn hóa, quản lý văn hóa. Nghị quyết đã khẳng định “Di sản văn hóa là tài sản

23

vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy nhũng giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa vi vật thể [32,tr. 63]

Ngày 12/8/1998 BCH Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 38- CT/TW “Về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5BCH trung ương Đảng khóa VIII”.Ngày 17/9/1998, Chính phủ ra “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khóa VIII) về“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Chương trình đề cập tới Đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa như sau:

Một là, xây dựng phương án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, bao gồm cả di sản văn hóa dân gian và truyền thống, chú trọng các di sản văn hóa Quốc gia được UNESSCO công nhận, di sản cách mạng tiêu biểu và di sản cảnh quan thiên nhiên môi trường.

Hai là, tiến hành tổng điều tra di sản văn hóa, từng bước quy hoạch có phương thức bảo tồn và biện pháp quản lý.

Ba là, có chương trình phiên dịch giới thiệu kịp thời kho tàng văn hóa Hán Nôm.

Bốn là, tiếp thục triển khai chương trình văn hóa với 4 mục tiêu: chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử; phát triển điện ảnh Việt Nam; phát triển văn hóa thông tin cơ sở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; điều tra sưu tầm, nghiên cứu và phát huy các vốn văn hóa dân tộc (phi vật thể). [17.tr13]

Để thực hiện quản lý Nhà nước về di sản văn hóa xác định thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đối với

24

di sản văn hóa, cũng như quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt sau ngày 29 tháng 6 năm 2001, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật di sản văn hóa năm (2001) luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 với các điều khoản cụ thể rõ, ràng phạm vi điều chỉnh, của bộ Luật bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể, quy định về kiểm kê sưu tầm, bảo tồn, quản lý bảo vệ phát huy giá trị các di tích.

Ngày 18 tháng 12 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép cổ vật. Để tăng cường bảo vệ và quản lý di tích, cổ vật, và các di chỉ khảo cổ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện ngay một số công việc sau: Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích; phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục hải quan bồi dưỡng nghiệp vụ giám định cổ vật cho cán bộ quản lý thị trường và hải quan cửa khẩu; Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa tinh thần của các di sản văn hóa, nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa, coi việc bảo vệ di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các ngành, các cấp, của mọi tổ chức, đơn vị và mọi công dân; Chỉ đạo cơ quan Văn hóa - Thông tin ở địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an, hải quan cửa khẩu, quản lý thị trường bám sát thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ di sản văn

25

hóa; kiến nghị các biện pháp để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan liên quan thi hành ngay các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ di sản văn hóa trên địa bàn; Phối hợp với Bộ Tài chính và Viện thi đua- Khen thưởng Nhà nước nghiên cứu chế độ khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ di sản văn hóa.[19]

Những quan điểm trên của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ phương hướng mang tính chiến lược, có tính định hướng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, là cở sở cho cho Đảng bộ các tỉnh nói chung và Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói riêng đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc bảo tồn phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.

Quán triệt sâu sắc các quan điểm tinh thần Nghị quyết TW 5 (khóa VIII): Quan điểm một : Văn hóa là tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vùa là động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội; Quan điểm hai là: Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Quan điểm 3: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Quan điểm bốn: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ chí thức giữ vai trò quan trọng; Quan điểm năm là: Văn hóa là mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý trí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban ngành, cấp ủy, chính quyền, địa phương, được quan tâm lãnh đạo, được cụ thể hóa bằng một số các chương trình đề án phát triển văn hóa. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban ngành, cấp ủy, chính quyền, địa phương, thường xuyên quan tâm lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII), thể hiện trong hướng dẫn chương trình hành động, kết luận chỉ đạo thực hiện Trung Ương 5.

26

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.Đặc biệt một số chỉ tiêu, mục tiêu về văn hóa, được Đảng bộ tỉnh đưa vào văn kiện, đó là phương hướng nhiệm vụ giai đoạn sau.

Ngày 04 tháng 05 năm 1996 Đại hội Đại biểu lần thứ XIV, của Đảng bộ tỉnh Yên Bái được khai mạc với tư tưởng chỉ đạo. Tiếp tục lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 - 2000). Đại hội phân tích đánh giá khách quan toàn diện tình hình mọi mặt của tỉnh từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay. Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển toàn diện về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đại hội tập trung phân tích đánh giá khách quan toàn diện tình hình về mọi mặt của tỉnh từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Căn cứ vào tình hình của đất nước và Nghị quyết đại hội lần thứ VIII “giai đoạn từ nay đến năm 2000 là rất quan trọng của thời kì phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (văn kiện đai hội lần VIII). Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã xác định mục tiêu tổng quát của nhiệm kì (1996 - 2000) của Đảng bộ và nhân dân là: Khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ khai thác nguồn lực từ bên ngoài, để phát triển đạt tấc độ tăng trưởng cao, kết hợp hài hòa với mục tiêu kinh tế với mục tiêu tiến bộ xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các trương trình văn hóa xã hội – giáo dục và đào tạo.

27

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa cũng được coi trọng và có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân, đồng thời bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh.Phấn đấu đến năm 2000 đưa tỉnh Yên Bái ra khỏi đói nghèo và trở thành một tỉnh phát triển của khu vực miền núi.

Tháng 6 năm 2000 tỉnh Yên Bái đã triển khai cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong toàn Đảng bộ nhân dân các dân tộc.

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII), về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tỉnh Ủy Yên Bái ra chỉ thị số 08 CT/TU ngày 01 tháng 7 năm 2002 “Về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bước đầu của cuộc vận động đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng đời sống kinh tế- văn hóa - xã hội ở cơ sở. Các làng văn hóa, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa bước đầu duy trì tốt các tiêu chí, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, ở nông thôn, đô thị, an ninh trật tự được giữ vững tình làng nghĩa xóm đoàn kết các dân tộc được tăng cường, một số các tập quán lạc hậu được xóa bỏ, nhiều giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy. Để phong trào “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực sự trở thành một cuộc vận động lớn trong đời sống nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, Đảng viên, góp phần đưa nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV trở thành hiện thực. Tỉnh Ủy Yên Bái yêu cầu các cấp Ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các chi, Đảng bộ tập trung làm tốt các nội dung sau:

28

Củng cố kiện toàn ban chỉ đạo, các ngành các thành viên ban chỉ đạo, căn cứ vào kế hoạch của Trung ương, của tỉnh, chỉ đạo các ngành dọc tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào làm tốt công tác thi đua. Thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 27CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VII) và Quyết định 39 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, về thực hiện “Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Và Quyết định số 48-QĐ/ UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về xây dựng “Đơn vị có nếp sống văn hóa”

Các cấp Ủy, từ tỉnh đến các chi bộ, đảng bộ cơ sở, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị địa phương, tăng cường chỉ đạo, gương mẫu đi đầu trong việc vận động và thực hiện “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chọn lọc những phong trào mũi nhọn tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đưa các nội dung phong trào của cuộc vận động vào chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Quan điểm chỉ đạo; Đoàn kết xây dựng tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh; Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các phong tục tập quán lạc hậu, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy.[28,tr. 129]

Cuộc vận động “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là chủ trương lớn của Đảng, đồng thời là phương thức hoạt động đem lại hiệu quả xã hội cao đã được thực tiễn kiểm định. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2.2. Quá trình chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Đảng bộ Yên Bái

1. 2.2.1. Chỉ đạo công tác điều tra, xếp hạng, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử 1998 đến năm 2003.

29

Tháng 6 năm 1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000.

Ngày 12 tháng 8 năm 1991 Quốc hội ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Sau khi tách tỉnh, thực trạng đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Nhất là trong lĩnh vực văn hóa - thông tin ở vùng cao vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và vùng kháng chiến trước đây, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn thiếu thốn, các di sản văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa ở địa bàn tỉnh xuống cấp và mai một dân trí thấp thiếu thông tin thường xuyên, mức hưởng thụ văn hóa rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế vùng cao.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), tỉnh Ủy Yên Bái đã chỉ đạo triển khai học tập quán triệt nghị quyết, đến các ban ngành trong tỉnh, các huyện thị xã. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Văn hóa Thông tin đã tham mưu các văn bản, chỉ thị, quyết định, hướng dẫn tổ chức thực hiện kiểm tra đôn đốc, phối kết hợp tích cực với các ban nghành của tỉnh, huyện chỉ đạo có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, kiểm tra bám sát cơ sở chỉ đạo xã hội hóa văn hóa, có những chính sách nhằm phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin của tỉnh. Tập trung nghiên cứu nền văn hóa địa phương, đánh giá thực trạng, nhất là tư tưởng đạo đức, lối sống và từ đó đề xuất các nhiệm vụ phát triển văn hóa phù hợp với địa phương, tạo sức mạnh, đẩy mạnh sự phát triển Văn hóa thông tin của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh yên bái lãnh đạo công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử từ năm 1998 đến năm 2014 (Trang 27 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)