a.Các dạng hư hỏng nguyên nhân hậu quả
STT Hư hỏng
1 Đĩa chặn bị sứt mẻ mòn
Thành gờ
2 Móng hãm bị mòn gãy.
b.Kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra ta tiến hành làm sạch các chi tiết.
Dùng mắt quan sát các viết sứt mẻ mòn thành gờ ở đĩa chặn và mòn gẫy của móng hãm.
Dùng dụng cụ chuyên dùng kiểm tra độ mòn.
c.Sửa chữa
Đĩa chặn và móng hãm không bị biến dạng, sứt mẻ mòn thành gờ thì có thể dùng lại.
Đĩa chặn và móng hãm bị gãy biến dạng thì thay mới.
Độ mòn của đĩa chặn nhỏ thì có thể cho thêm đĩa đện dưới lo xo. Nếu mòn nhiều thi thay mới.
Chú ý: khi thay mới phải chọn đĩa chặn và móng hãm tương ứng với móng hãm và đĩa chặn đã dùng.
d.Kiểm nghiệm
Sau khi sửa chữa phải đảm bảo các thông số kĩ thuât và phả hoạt động tốt.
8.Trục cam và bạc lót
a.Các dạng hư hỏng nguyên nhân hậu quả
TT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả
1 Trục cam bị cong. Do tháo lắp không đúng kỹ thuật hoặc các gối dỡ không đồng tâm.
Làm cho các ổ trục bạc lót bị mòn nhanh.
2 Trục bị xoắn, nứt, gãy
Do bạc bị bó kẹt. Làm sai góc phối khí, có thể làm cho động cơ không thể làm việc được.
3 Các cổ trục, vấu cam ,vấu lệch tâm bị mòn.
Do ma sát khi làm việc, chất lượng dầu bôi trơn kém.
Làm thay đổi pha phối khí dẫn đến năng xuất của bơm xăng, công xuất động cơ bị giảm.
4 Bạc bị mòn. Do ma sát khi làm việc. Làm tăng khe hở giữa bạc và cổ trục gây va đập khi động cơ làm việc.
5 Bánh răng cam bị mòn, sứt mẻ.
Do va đập trong quá trình làm việc và bôi trơn kém.
Tháo lắp không đúng kĩ
Gây tiếng kêu khi làm việc và ảnh hưởng đến các bánh răng khác.
TT Hư hỏng Nguyên nhân Hậu quả thuật.
6 Bu lông đầu trục cam bị chờn ren.
Do vật liệu chế tạo không đảm bảo.
Tháo lắp không đúng quy trình.
Bánh răng và trục lắp không chặt với nhau khi hoạt động bánh răng quay không đều.
7 Rãnh then bị mòn, sứt mẻ.
Do vật liệu chế tạo không đảm bảo. Tháo nắp không đúng kĩ thuật.
Do làm việc lâu ngày, ma sát với rãnh then của bánh răng.
Gây tiếng kêu khi hoạt động. Lắp không chặt.
b.Kiểm tra
- Quan sát để phát hiện những hư hỏng thấy rõ như hỏng rãnh then, tróc xước, rỗ hoặc sứt mẻ các bề mặt cổ trục và bề mặt cam. Nếu trục cam có những hư hỏng này thì phải thay mới.
-Nếu trục cam không có những hư hỏng lớn thì:
Kiểm tra độ cong của trục, độ mòn các ổ trục, vấu cam để sửa chữa. Bằng cách đặt lên hai khối chữ V bằng hai cổ trục ở hai đầu và dùng đồng hồ so để kiểm tra(Hình 2.20 ). Quay trục cam đi một vòng và quan sát dao động của kim đồng hồ để xác định độ cong của trục. Độ cong bằng nửa khoảng dao động của kim đồng hồ. Độ cong cho phép thường là 0,05(mm)/100(mm) chiều dài
- Độ mòn và độ ô van của cổ trục cam được kiểm tra như kiểm tra chi tiết bình thường và không vượt quá 0,025(mm).
- Kiểm tra độ mòn cam ở cả bề mặt cơ sở và bề mặt vấu cam bằng thước panme. Độ mòn cơ sở thông qua kích thước B (Hình 2.21) không vượt quá 0,025(mm). Độ mòn của vấu cam được xác định thông qua đo chiều cao của vấu cam.
- Chiều cao của vấu cam được xác định từ số liệu đo là H = A - B, trong đó A ,B là chiều cao và chiều rộng của biên dạng cam và được đo như (Hình 2.21).
chiều cao cho phép của vấu cam tuỳ thuộc vào từng động cơ cụ thể và được cho trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng và sửa chữa do nhà chế tạo cung cấp, nhưng nói chung chiều cao vấu cam sau khi mòn thường không được thấp hơn 0,25mm so với chiều cao của vấu cam nguyên thuỷ.
- Kiểm tra độ rơ dọc của trục cam bằng cách đẩy trục cam dịch chuyển hết về phía trước rồi đẩy ngược lại hết về phía sau, đo khoảng dịch chuyển bằng đồng hồ so hoặc cảm giác kinh nghiệm. Đối với trục cam được chặn di chuyển dọc bằng bích chặn, có thể tháo nắp mặt đầu của động cơ (nắp hộp truyền động bánh răng cam) và tì kim đồng hồ so vào đầu trục, lắc bánh răng cam dọc trục để kiểm tra (Hình 2.22). Ngược lại hết về phía sau, đo khoảng dịch chuyển bằng đồng hồ so hoặc cảm giác. Đối với cơ cấu chặn kiểm dùng bulông tì đầu trục, có thể căn cứ vào bước ren của bulông để kiểm tra. Trước tiên, vặn bulông điều chỉnh vào tương đối nặng tay để đẩy trục cam hết về phía sau, sau đó nới bulông ra 1/4 - 1/3 vòng, cuối cùng hãm chặt bulông vào là được
c.Sữa chữa
- Nắn lại trục cam nếu độ cong lớn hơn 0,05(mm). Quá trình nắn thẳng và kiểm tra trục cam được thực hiện đồng thời trên khối chữ V.
- Cổ trục cam bị mòn được sửa chữa bằng gia công cơ khí theo cốt. Mài cổ trục cam được thực hiện trên máy mài tròn ngoài tương tự như mài cổ trục khuỷu. Trục được định vị trên hai mũi tâm. Bạc cam thay được mới theo kích thước cốt sửa chữa tương ứng của cổ trục cam.
- Các vấu cam bị mòn lệch hoặc mòn làm giảm chiều cao quá 0,025(mm) thì sửa chữa bằng phương pháp mài chép để phục hồi biên dạng và độ bóng của bề mặt cam. Biên dạng cam sau khi sửa chữa sẽ giống biên dạng cam ban đầu và có cùng chiều cao vấu cam nhưng kích thước cam nhỏ hơn. Việc sửa chữa này vẫn đảm bảo được pha phối khí và độ mở của xupáp như cam mới. Tuy nhiên các vấu cam chỉ được mài một lần vì nếu mài nhiều lần sẽ làm cho đỉnh cam bị nhọn, ảnh hưởng xấu đến sự làm việc bình thường của cơ cấu phân phối khí.
- Một số cam thiết kế có bề mặt côn (khoảng 0,10÷0,20) để làm việc với đáy con đội hơi lồi (đáy cầu), để tạo ra chuyển động xoay con đội trong quá trình làm việc, giúp con đội mòn đều và tăng tuổi thọ. Khi sửa chữa chỉ cần sửa đá mài hơi côn theo góc côn của cam là được.
Sửa chữa và thay bạc trục cam
Bạc trục cam thường được chế tạo theo các kích thước cốt sửa chữa của trục, được đánh số theo thứ tự các cổ trục của trục cam và đóng gói theo bộ. Khi trục cam cần sửa chữa người ta ép bạc cũ ra, kiểm tra bề mặt lắp ghép và dùng trục dẫn để ép bạc mới vào. Việc ép bạc mới được thực hiện lần lượt từ ổ cuối cùng đến ổ đầu tiên tính từ phía đầu động cơ.
Quy trình thay bạc như sau:
1. Lau sạch bề mặt lắp bạc 2. Kiểm tra kích thước lỗ nắp bạc, kiể tra hiện tượng sước và đảo bề mặt so vớ đường tâm trung
3. Kiểm tra lại kích thước các bạc.
4. Xác định chính sác thứ tự của các bạc vì các ổ trục cam thường có kích thước khác nhau, nhỏ dần từ ổ đầu tiên đến ổ cuối cùng.
5. Chọn trục dẫn có kích thước phù hợp để ép bạc. Hình:2.23Kiểm tra bạc
6. Thực hiện lắp bạc ổ cuối trước và lần lượt đến ổ cuối đầu máy, chú ý hướng phía bạc có vát mép mặt ngoài và ổ để định vị cho dễ.
7. Chú ý đẩy thẳng bạc vào đúng vị trí trên ổ sao cho lỗ dầu trùng với lỗ dầu trên thâm máy.
8. Sau khi nắp xong tất cả các bạc lên ổ đỡ, ta cầ kiểm tra độ thẳng tâm của chúng bằng cách nắp trục bạc vào và quay trục, nếu thấy nhẹ nhàng và trơng chu là được.
Hình 2.24Nắp bạc vào ổ đỡ
- Bạc cam đôi khi cũng được chế tạo và cung cấp ở dạng bán thành phẩm, chỉ có đường kính ngoài được làm chính xác để đảm bảo lắp trên ổ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu. Trong khi sửa chữa, sau khi lắp bạc lên ổ cần phải thực hiện gia công doa lại bề mặt trong của các bạc này đến kích thước sửa chữa của cổ trục, đảm bảo khe hở lắp ghép theo yêu cầu. Việc gia công các bạc được thực hiện trên máy doa ngang. Trục dao dài chạy suốt qua các ổ và được định vị trùng tâm với tâm của tất cả các ổ, trên đó lắp nhiều dao và được điều chỉnh để gia công bạc của các ổ cùng một lúc.
Yêu cầu kĩ thuật
- Độ đảo của các ngõng trục so với đường kính tâm không quá 0,05mm.
- Độ bóng bề mặt gia công cấp 8 trở lên.
- Độ côn, độ ô van của các cổ trục không quá 0,01mm.
- Độ cứng bề mặt làm việc phải đảm bảo 54÷62HRC.
- Vấu cam đúng biên dạng.
- Khe hở giữa bạc và trục là 0,04 ÷ 0,06 mm.
- Diện tích tiếp xúc phải đạt được từ 70÷80%.
d. Kiểm nghiệm các thông số sửa chữa
- Khe hở dọc trục Tiêu chuẩn Tối đa
0.08 ÷ 0.18 (mm) 0.25 (mm)
- Khe hở cổ trục cam – bạc Tiêu chuẩn Tối đa
0.025 ÷ 0.066 (mm) 0.10 (mm)
- Đường kính cổ trục cam Tiêu chuẩn 33.959÷33.975(mm)
- Độ mòn méo cổ trục Tối đa 0.06 (mm)
- Chiều cao vấu cam Tiêu chuẩn 47.84 ÷ 47.94 (mm) 9.Đặt cam và điều chỉnh khe hở nhiệt
Đặt cam
a) Đặt cam trên nắp máy
Quay bánh đai trục cam sao cho dấu của bánh đai trục cam trùng với dấu trên tran máy và tiến hành lắp dây đai.
Khi lắp dây đai cần chú ý:
- lắp đúng chiều lắp của dây đai (chiều lắp phải được đánh dấu từ trước) và kiểm tra độ trùng cho phép của đai cam. Sau khi lắp đạt xong ta tiến hành quay thử.
Hình 2.25 Đặt cam trên nắp má Quay puli trục khuỷu 2 vòng nếu dâu của bánh răng cam trùng với dấu trên thân máy thì quatrình đặt cam là đạt yêu cầu. Nếu bánh răng camkhông trùng với dấu trên thân máy thì quá trìnhthì quá trình đặt cam sai và tiến hành đặt lại. Ta tháo dây đai ra và xoay bánh răng trục cam đi một góc nhỏ và lắp dây đai vào thử kiểm tra đến khi nào đạt thì thôi.
b) Đặt cam trong thân động cơ
Dùng tay quay quay trục khuỷu động cơ theo chiều làm việc cho piston của máy số một lên điểm chết trên
Nhìn dấu của puli và bánh đà trùng nhau.Và đưa trục cam vào trong thân động cơ
Chú ý: Khi đưa trục cam vào phải cân tâm. Sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu bánh răng trục cơ.Và kiểm tra lại bằng cách quay piston của máy số một lên điểm chết trên ở thời kỳ cuối nén đầu nổ.Và quan sát dấu trên bánh răng cam trùng với dấu bánh răng trục cơ thì quá trình đặt cam là đúng
Nếu dấu của bánh răng cam không trùng với dấu bánh răng trục cơ thì quá trình đặt cam là sai.Ta tháo cả cụm bánh răng cam và trục cam xoay đi một góc nhỏ và lại đưa vào vị trí lắp đặt sau đó kiểm tra lại đến khi nào được thì thôi .
Hình 2.26 Đặt cam trong than động cơ Điều chỉnh khe hở nhiệt
a. Các yêu cầu trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt
Trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt ta phảI xac định được các điều kiện cơ sở sau:
- Xác định được điểm chết trên
- Thứ tự nổ của động cơ
- Chiều quay của động cơ
- Nhiệt độ của động cơ
Ta có thể điều chỉnh từng máy một hoặc điều chỉnh hàng loạt khi điều chỉnh ta cần chú ý:
+ Tiến hành kiểm tra trong các kỳ bảo dưỡng xe.
+ Khi đó công việc kiểm tra và sửa chữa diễn ra ngay cả khi khe hở nhiệt chưa đạt tiêu chuẩn tối đa.Nghĩa là ở xupáp xả đạt (0,32- 0,34mm) làm ví dụ khi
đó ta phải chỉnh cho khe hở nhiệt nhỏ bớt lại và cũng tương tự như vậy đối với xupáp nạp.
+ Điều chỉnh khe hở nhiệt khi đoán đúng bệnh(hoặc gây ra bệnh khác do khe hở nhiệt không đảm bảo). Thì tuỳ thuộc vào mức độ sửa chữa mà ta lới rộng hay giảm khoảng khe hở nhiệt của xupáp.Trong điều kiện sửa chữa tạm thời thì ngay cả đối với xupáp xả khe hở là (0,24- 0,36mm ) chưa cần phải điều chỉnh vì đây là sửa chữa tạm thời .
+ Một điều cần chú ý trước khi điều chỉnh: Chỉ tiến hành điều chỉnh khi động cơ nguội và điều chỉnh khe hở nhiệt của máy nào thì máy đó phải ở thời kỳ cuối nén đầu nổ với mục đích là bảo đảm độ chính xác.
b.Phương pháp điều chỉnh khe hở xupap
+ Điều chỉnh khe hở nhệt của xupap khi trục cam đặt ở trên nắp máy
Điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp thông qua chiều dày các tấm căn giữa cam và cốc chụp
Tấm căn này gọi là các shim và các shim đó có các kích thước khác nhau ( từ 2,80 – 3,20 mm ) khi điều chỉnh ta thay thế các shim này cho phù hợp.
Shim cốt không là : 2,80 mm và mỗi cốt cách nhau 0,025 mm hoặc 0,05 mm ( hình 2.27 )
*Quy trình điều chỉnh.
Quay cho piston của máy số 1 lên ĐCT ở thời kì cuối nén đầu nổ.
- Dùng dụng cụ SST A để nén con đội xuống rồi dùng dụng cụ SST B để giữ con đội ở vị trí bị ép xuống. ( hình 2.28 ).
Chú ý: Trước khi nén con đội xuống phải đưa trục cam về vị trí sao cho dấu trên puli trùng với dấu “0” trên máy.
- Dùng tuốc nơ vít và đũa có từ tính gỡ lẫy đĩa đệm ra (hình 2.29).
Chú ý : Để dễ lấy đĩa đệm ra khi đặt dụng cụ SST B vào vị trí phải lưu ý chừa khoảng trống để rút đệm ra.
+ Dùng panme đo chiều dày của đĩa đệm tháo ở động cơ ra ( hình 2.29 ) + Tính chiều dày của đĩa đệm mới sao cho khe hở sẽ đúng theo quy định :
T : chiều dày đĩa đệm cũ.
A : khe hở nấm đã đo được.
N : chiều dày đĩa đệm mới.
Nấm hút : N = T + ( A- 0,25 mm ).
Nấm xả : N = T + ( A + 0,3 mm ).
- Chọn đĩa đệm theo bảng sao cho có chiều dày gần nhất với chiều dày vừa tính được.
Hình 2.30. Đo chiều dày của đĩa đệm
Lắp đĩa đệm mới.
+ Lắp đĩa đệm điều chỉnh mới vào con đội.
+ Dùng dụng cụ SST A để nén con đội xuống và lấy dụng cụ SST B ra .
Kiểm tra lại khe hở nấm : ta dùng clê quay trục khuỷu hai vòng sao cho dấu lại trùng như ở hình 3 và ta dùng căn lá kiểm tra lại sau đó cho động cơ hoạt động nghe tiếng gõ của xupáp.
Lắp nắp che nắp máy ( dùng khẩu để lắp ).
C.Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí:
Các thông số kỹ thuật của cơ cấu phân phối khí - Pha phân phối khí
- Độ ồn và tiếng gõ