Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Thực tiễn bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ

2.1. Thực trạng hoạt động bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ

2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế

Ngày nay, phần lớn phụ nữ Việt Nam đã được giải phóng khỏi khuôn khổ chật hẹp và ràng buộc của công việc nội trợ của gia đình và những định kiến mang tính chất phân biêt đối xử trong xã hội, phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động kính tế chính trị, xã hội. Tuy nhiên ,trên thưc tế tỷ lệ phụ nữ tham gia vào vị trí lãnh quản lý chủ chốt trong Bộ máy Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị còn thấp và tiếng nói của phụ nữ thực sự chưa có trọng lượng thích đáng trong việc hoạch định đường lối, chính sách, và chiến lược quốc gia.Vậy câu hỏi đặt ra ở đây nguyên nhân đó là do đâu ?

Thứ nhất, là do công tác quy hoạch quản lý cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ,công chức nữ còn chậm và chưa đi vào nề nếp và chưa đi vào nề nếp. Cùng với đó là việc triển khai thực hiện công tác cán bộ nữ thiếu đồng bộ, chưa gắn nhiều vào hoạt động lãnh đạo, quản lý của các cấp.

Thứ hai, là do điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước còn gặp nhiều khó khăn ,người phụ nữ vừa phải thực hiện chức vụ của người mẹ, chức vụ của người vợ trong gia đình lại phải vừa tham gia quá trình công tác, so với nam giới thì sức lực và thời gian họ phải bỏ ra nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ cũng như là làm tròn bổn phận của một người mẹ một người vợ, môt người cán bộ ưu tú.Trên thực tế nhiều phụ nữ đã từ bỏ sự nghiệp và lựa chọn công việc gia đình hay là lựa chọn gia đình mà ít phấn đấu cho sự nghiệp, công danh.

Thứ ba, là về tâm lý và nhận thức, nhiều phụ nữ tự ti về bản thân ,không tin tưởng vào giới của mình không ủng hộ người cùng giới vào các cuộc bầu cử, tuyển chọn không thực sự cố gắng để có thể tham gia vào hoạt động chính trị. Đồng thời tư tưởng này không chỉ có trong quàn chúng mà còn có cả trong một bộ phạn lãnh đạo, đảng viên. Một số cán bộ không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo cũng như

đạo chủ chốt.Vì thế mà trong các cuộc bầu cử, cử tri họ luôn có tâm lý là bầu cho nam giới hơn là nữ giới, mặc dù so sánh về trình độ, về bằng cấp cac tiêu chuẩn liên quan và thậm chí cử tri biết ứng cử viên nam này còn chưa hẳn đã bằng ứng cử viên nữ kia. Do vậy mà trong các cuộc bầu cử ,nữ giới thường ít thành công hơn nam giới .

Thứ tư, là Nhận thức của xã hội vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, vai trò của phụ nữ trong xã hội bị coi nhẹ , cách nhìn nhận của phụ nữ còn bó buộc ,hẹp hòi không chỉ ở nam giơí mà còn ngay cả bản thân người phụ nữ .

Thứ năm, là công tác rà soát các văn bản pháp luật cũng như việc hệ thống hóa các văn bản pháp luạt liên quan đến quyền của phụ nữ nói chung và quyền chính trị của phụ nữ nói riêng chưa thường xuyên và hiệu quả .Do đó có một sô quy định của pháp luật liên quan đến phụ nữ không phù hợp với hoàn cảnh thực tế chưa được loại bỏ. Đồng thời một số quy định trong văn bản dưới luật lại không đồng bộ ,thống nhất với văn bản luật, gây khó khăn trong quá trình thực hiện .

Thứ sáu, là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,đặc biệt là phụ nữ chưa được thực hiện toàn diện và triệt để. Ngày nay trong điều kiện kinh tế đang trong quá trình hội nhập và đổi mới, người dân mong muốn lựa chọn những đại biểu có năng lực, có tâm huyết với công việc để đại diện cho quyền lợi của họ trong các cơ quan dân cử, vì vậy tiêu chuẩn đặt ra ngày càng cao so vơi các năm trước,và việc này đồng nghĩa với việc lựa chọn đại biểu sẽ ngày càng gay gắt và khắt khe hơn, trong khi đó nguồn cán bộ nữ ở một số địa phương còn thiếu, nhiều chị em được ứng cử nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra như trình độ học vấn ,trình độ chuyên môn. Còn một số trường hợp chị em phụ nữ đã đáp ứng các trình độ trên nhưng lại không đáp ứng điều kiện về độ tuổi ...

Thứ bảy, là việc tuyên truyền bầu cử cho phụ nữ chưa tốt ,chưa triệt để , đặc biệt là bồi dưỡng về kiến thức về kỹ năng làm chính trị, thương mại, ngoại giao chưa hiệu quả, trong khi đò hỏi, và yêu cầu đói với đại biểu ngày càng cao.

Thứ tám, là việc phân bổ chỉ tiêu ứng cử viên chưa hợp lý đối với một số nghành địa phương .Ví dụ như là đối với nghành công nghiệp nhẹ ,dịch vụ ,công ngiệp chế biến ,y tế ,giáo dục ...cần tăng tỷ lệ phụ nữ vào công tác lãnh đạo trong những ngành này là nhu cầu cấp thiết vì đây là những nghành sử dụng nhiều lao động nữ. Còn những nghành ít sử dụng lao động nữ cũng cần phải cân đối ở mức vừa phải, như những nghành độc hại hay những công việc nặng nhọc.

Thứ chín , Các quy định về chức năng của Hội Liên hội Phụ nữ Việt Nam và Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam chưa rõ ràng, gây sự chồng chéo, khó thực thi trong thực tiễn .

Những nguyên nhân trên đã tạo nên những mặt hạn chế về đảm bảo quyền chính trị của phụ nữ hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực tiễn bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w