TRUYỆN CỔ TÍCH ĐÃ QUA RỒI
2. Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề)
Loại hình giáo dục này cung cấp nhiều kĩ năng chuyên môn để kiếm sống.
những học sinh top đầu, học sinh A, trở thành bác sĩ, kế toán, kĩ sư, luật sư hoặc nhà quản trị kinh doanh.
Những trường khác là trường thương mại dành cho những học sinh muốn học để trở thành công nhân cơ khí, thợ xây, đầu bếp, y tá, thư ký và lập trình viên máy tính.
Còn thiếu điều gì nữa?
3. G
iáo dục tài chính:
đây là loại
hình giáo dục không có ở trong hệ thống
giáo dục
trường học.
Đây là hình thức giáo dục của tương lai.
Một lần nữa
chúng ta
khuyên trẻ em
nên đến
trường học để ra trường tìm được một công việc và làm việc để kiếm tiền, ấy thế nhưng chúng ta dạy chúng rất ít hoặc chẳng dạy chúng chút nào về tiền.
Số liệu thống kê kể một câu chuyện buồn : trong khi 90% học sinh muốn học về tiền thì 80% giáo viên không cảm thấy thoải mái khi dạy về chủ đề này. Một ngày nào đó, giáo dục tài chính sẽ trở thành một phần trong chương trình giảng dạy của mọi trường học, nhưng có lẽ là không phải tương lai gần.
Câu chuyện của tôi
Tôi được giáo dục về tài chính khi tôi lên 9 tuổi. Việc học bắt đầu với người cha giàu của tôi.
Ông ấy không phải cha ruột của tôi nhưng là cha của người bạn thân nhất của tôi. Và ông ấy sử dụng trò chơi Monopoly như một công cụ giáo dục và chúng tôi sẽ chơi trò đó vài giờ sau khi tan học về nhà.
Khi tôi trở về nhà, bố ruột tôi, người mà tôi gọi là người cha nghèo, sẽ hỏi
“Con làm gì cả ngày vậy”
Khi tôi trả lời là chơi monopoly, ông ấy sẽ nói, đừng tốn thời gian vô ích vào trò chơi ngớ ngẩn đó. Con nên ở nhà học bài, làm bài tập về nhà.
Nếu con không làm bài tập về nhà, con
sẽ không được điểm cao, con sẽ không thi đỗ đại học danh tiếng, và sẽ chẳng tìm được công việc tốt. Bởi vì tôi không bao giờ đạt được điểm cao – tôi là học sinh C vĩnh viễn – người cha nghèo của tôi và tôi đã có những buổi nói chuyện một cách thường xuyên về chủ đề này.
Bạn thân của tôi - Mike là con của cha giàu. Chúng tôi đến trường cho con nhà giàu. Tin tốt là: chúng tôi là những đứa trẻ nghèo (cha giàu của tôi thì chưa giàu và cha nghèo của tôi rất thành công nhưng chẳng bao giờ giàu. Điều này khiến cho cha giàu của tôi tiếp tục giáo dục tài chính bằng cách chơi monopoly với chúng tôi thường xuyên.
Ông muốn chúng tôi trở nên thông minh hơn, giàu hơn những đứa trẻ con nhà giàu.
Một ngày ông dẫn con trai ông và tôi “đi thực tế”. Thay vì tới bảo tàng hay các triển lãm nghệ thuật, ông đưa tôi đi xem “những ngôi nhà xanh” - những bất động sản cho thuê của ông. Tôi nhận ra rằng cha giàu đang chơi trò monopoly trong cuộc sống thực. Sẽ có “một ngày”, ông nói những ngôi nhà xanh này sẽ trở thành khách sạn lớn màu đỏ của ông.
Khi tôi trở về nhà và bảo cha tôi rằng người cha giàu đang chơi monopoly ngoài đời, cha tôi đã cười. Ông nghĩ rằng ý tưởng này thật lố bịch. Lời khuyên của ông là đừng có tốn thời gian với trò này và hãy làm bài tập về nhà đi.
Vào thời điểm đó, cha tôi là vụ trưởng vụ giáo dục ở một quần đảo lớn tại Hawaii. Vài năm sau, ông đứng đầu hệ thống giáo dục ở trường và trở thành Bộ trưởng bộ giáo dục của toàn bang.
Cha nghèo của tôi là học sinh A, là thủ khoa của lớp và cũng là lớp trưởng. Ông rất yêu trường học. Ông chỉ mất 2 năm để hoàn thành chương trình 4 năm ở đại học Hawaii. Ông cũng từng học tại đại học Stanford, đại học Chicago và đại học Northwestern.
Cha giàu của tôi còn chưa học hết lớp 8 , bởi vì cha ông ấy mất nên ông ấy phải tiếp quản việc kinh doanh của gia đình. Mặc dù kiến thức từ giáo dục trường học bị hạn chế nhưng ông ấy vẫn trở thành người đàn ông giàu nhất Hawaii. Khi tôi 19 tuổi, cha giàu của tôi đã mua “khách sạn đỏ” ngay trên bãi biển Waikiki. Trong 10 năm, ngôi nhà nhỏ màu xanh của ông ấy trở thành khách sạn đỏ khổng lồ.
Tại thời điểm đó, tôi chưa nhận ra rằng trò chơi monopoly và sự giáo dục của cha giàu sẽ thay đổi hướng đi của đời tôi. Cha giàu đã sử dụng trò chơi Monopoly để dạy tôi suy nghĩ như một nhà tư bản.
Người cha nghèo và người cha giàu của tôi là hai thái cực đối lập. Cả hai đều là những người đàn ông tốt, nhưng họ không bao giờ hợp nhau về cách nghĩ cách nói chuyện. Sự khác
biệt giữa họ nổ ra khi tôi 10 tuổi. Người cha nghèo của tôi không vui khi tôi bảo ông tôi sẽ theo người cha giàu và giúp ông thu tiền thuê nhà. Cả cha lẫn mẹ tôi đều rất buồn. tôi nghĩ đó là một bài học tàn khốc cho một cậu bé 10 tuổi. với tôi, đó là bài học mở rộng tầm mắt về cuộc sống thực.
Sau đó tôi biết được nguyên nhân tại sao cha mẹ tôi buồn như vậy. vì chúng tôi chính là những người đi thuê nhà. Cha mẹ tôi bị những chủ nhà gõ cửa để thu tiền thuê nhà, phải đến vài năm sau đó, khi tôi học tại trường trung học cơ sở, họ mới tiết kiệm được đủ tiền để mua nhà.
Lợi thế của tôi
Giáo dục chính quy quan trọng với cả hai người cha. Cả hai người cha đều hi vọng con trai họ vào được đại học và chúng tôi đã đỗ đại học. Con của người cha giàu của tôi tốt nghiệp đại học Hawaii và kinh doanh cùng cha khi đang học đại học.
Cha tôi không có tiền trả cho học phí đại học của tôi. Khi tôi tốt nghiệp cấp 2, tôi biết tôi có thể tự đi trên đôi chân của mình. Điều này truyền cảm hứng cho tôi đăng ký vào trường quân đội. Mặc dù điểm số của tôi rất tệ nhưng điểm SAT của tôi cũng khá được và hơn thế tôi là một cầu thủ bóng đá khá cừ. Tôi nhận được hai đề cử - một từ học viện NAVA ở Annapolis, Maryland, một từ học viện Merchan Marine tại Kings Point, New York. Tôi chấp nhận lời đề nghị tới Kings Point và tốt nghiệp năm 1969 với bằng khoa học.
Bài học từ cha giàu Các trò chơi chính là
những giáo viên tốt hơn các giáo viên ở trường học
28
Nhìn lại, tôi có thể thấy thời gian bên cạnh người cha giàu đã cho tôi nhiều lợi thế trong cuộc sống, đặc biệt với những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Những năm từ 9 tới 18 tuổi, cho tới khi rời trường ở New York, tôi dành một hoặc hai ngày một tuần sau khi tan học và hai ngày thứ bảy mỗi tháng để làm việc không công cho người cha giàu của tôi. Nếu bạn học cuốn cha giàu cha nghèo bạn biết rằng điều này đã khiến cha nghèo của tôi phiền lòng đến thế nào. Cha nghèo của tôi tin rằng cha giàu đang bạc đãi chúng tôi bởi vì ông đã không trả tiền cho chúng tôi. Đáng lẽ tôi không nên ngạc nhiên khi nghe cha nghèo của tôi càu nhàu về luật lao động trẻ em vì ông là một thành viên trong hội đồng giáo viên.
Cha giàu của tôi không bao giờ trả lương cho con trai ông hay cho tôi vì ông dạy chúng tôi trở thành những nhà tư bản. Ông không trả cho chúng tôi bởi vì ông không muốn dạy chúng tôi trở thành nhân viên làm việc cho tiền bạc. Ông dạy chúng tôi trở thành ông chủ ..doanh nhân, nhà tư bản người mà có OPT (tài năng của người khác) và
OPM (tiền của người khác) làm việc cho mình.
Rõ ràng là, ý tưởng của người cha giàu về “làm việc để học, không phải để kiếm tiền” đã chọc tức cha nghèo của tôi – một người ủng hộ chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.
Ở trang tiếp theo là thuyết Cone of Learning của giáo sư Edgar Dale (1900-1985), ông đã nhận được bằng tiến sĩ của đại học Chicago và đã có nhiều năm giảng dạy tại đại học bang Ohio.
Cone of Learning
NG METHOD NG METHOD
tend to remember Nature of Involvement
90% of what we say and do
Doing the Real Thing
RICH DAD’S TEACH
Active Simulating the
Real Experience
70 %of what we say
Giving a Talk Participating in aDiscussion
50 %of what we hear and see
Seeing it Done on Location
Passive
POOR DAD’S TEACH Watching a Demonstration
Looking at an Exhibit Watching a Demonstration
Watching a Movie 30 % of what we see Looking at Pictures
20 % of what we hear Hearing Words (Lecture) 10 % of what we read Reading
Source: Cone of Learning adapted from Dale, (1969)
Theo như tiến sĩ Dale, người cha giàu của tôi sử dụng Monopoly như một công cụ truyền đạt kiến thức và sau đó ông bảo chúng tôi thu tiền thuê nhà, đó là một cách rất hiệu quả để dạy con trai ông và tôi về tiền bạc.
Câu hỏi: điều này có nghĩa là việc đọc sách và các bài giảng thì không quan trọng?
After 2 weeks
3
Trả lời: không, ít nhất với tôi thì không phải vậy. trò chơi monopoly đã truyền cảm hứng cho
3
tôi để học nhiều hơn. Bây giờ tôi đọc rất nhiều, học nhiều và tham dự nhiều lớp học bởi vì trò chơi này là sự mô phỏng cuộc đời thực khiến tôi muốn học hỏi nhiều hơn nữa.
Kĩ năng lãnh đạo
Cuốn sách Tiến sĩ Frank Luntz, “Những điều mà người Hoa Kỳ thực sự muốn” thông báo về một cuộc khảo sát:
• 81% nói rằng các trường đại học và trường cấp 3 nên phát triển kĩ năng lãnh đạo cho học sinh một cách chủ động.
• 77% nói rằng chính quyền các bang và liên bang nên khuyến khích mọi người trở thành doanh nhân.
• 70% nói rằng thành công của sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc vào kĩ năng lãnh đạo.
Mặc dù tôi là một độc giả còn nghèo nàn vốn kiến thức và có tốc độ đọc không nhanh nhưng tôi thích nghiền ngẫm những cuốn sách tài chính và kinh doanh phức tạp mà ít người tìm đọc.Tôi tin trò chơi monopoly cho tôi những nền tảng để có được kiến thức trong cuộc sống thực.
Quan trọng hơn là tôi học được nhiều hơn, nhớ được nhiều hơn, và thực sự muốn học hỏi những trải nghiệm từ trò chơi Monopoly khi tôi còn là một đứa trẻ và áp dụng những gì học được từ việc thu tiền cho cha giàu. Bài học này được giữ kĩ trong não bộ của tôi. Khi tôi có bằng cử nhân khoa học từ trường đại học danh tiếng. Tôi không nhớ được nhiều kiến thức mà tôi đã học được trong 4 năm đó. Ví dụ như, tôi nhớ tôi đã học 3 năm giải tích nhưng giờ tôi không thể giải toán sử dụng giải tích ngày nay.
Khi nói rằng “ sử dụng hay bỏ nó” tôi sẽ cần giải tích nếu tôi là nhà khoa học nghiên cứu tên lửa, nhưng tôi không cần giải tích để giàu. Trình độ toán tiểu học – cộng trừ nhân chia cũng đủ giúp tôi làm giàu rồi.
Năm 1984, vợ tôi – Kim và tôi thành lập một công ty giáo dục tài chính với văn phòng ở Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore, Canada, Malaysia. Chúng tôi dạy về đầu tư và kĩ năng lãnh đạo sử dụng các trò chơi và sự mô phỏng. Việc học trở nên rất vui và thú vị.
Năm 1994, chúng tôi nghỉ hưu, lúc đó Kim 37 tuổi và tôi 47 tuổi. Chúng tôi nghỉ hưu với dòng thu nhập thụ động, dòng tiền mà chúng tôi nhận được từ đầu tư. Giống cha giàu, chúng tôi chơi monopoly trong cuộc sống thực, và chúng tôi vẫn chơi cho đến tận bây giờ. Và với cuộc khủng hoảng tài chính 2007, thu nhập của chúng tôi (dòng tiền) tăng lên khi giá trị của tài sản giảm. Biết cách đối phó với khủng hoảng hay thị trường hỗn loạn là một yếu tố quan trọng trong giáo dục tài chính.
Năm 1996, Kim và tôi thành lập công ty The Rich Dad. Công ty The Rich Dad cung cấp những sản phẩm giáo dục tài chính như trò chơi Cashflow….. Trò chơi này là một cách rất tuyệt cho các gia đình để học cùng nhau.
Chúng tôi cũng mở rộng sang các trò chơi điện tử cho các thiết bị di động và máy tính bảng. Sản phẩm điện tử của chúng tôi sẽ được hỗ trợ bởi chương trình học trực tuyến và các công cụ nên bạn có thể cải thiện bản thân, sữa chữa sai lầm , học hỏi và cải thiện.
Năm 1956, khi Mike và tôi 9 tuổi, cha giàu bắt đầu dạy chúng tôi kĩ năng về tài chính và kĩ năng lãnh đạo sử dụng trò chơi và cách mô phỏng. cha giàu làm chủ thời gian của mình và cho chúng tôi những lợi thế so sánh với các bạn bè cùng trang lứa
Các bước hành động cho bố mẹ
Dành thời gian để thảo luận về tiền bạc và vai trò của tiền bạc trong cuộc sống thực
Điều đáng tiếc là trong rất nhiều gia đình, mọi người ít khi nói chuyện hay thảo luận về tiền bạc, và nếu có thì thường là tranh luận, cãi vã.
Khi tôi còn là một cậu trai trẻ, tôi đã có những kí ức đau thương về những lần cãi vã của bố mẹ tôi về chuyện tiền nong. Dù cha tôi có kiếm được bao nhiêu tiền với chúng tôi đều là không đủ cả. Thay vì thảo luận về tiền bạc, cha tôi và mẹ tôi-2 người mà tôi yêu nhất- lại cãi nhau vì tiền. Người cha giàu của tôi mặt khác dành hàng giờ thảo luận về những vấn đề thực tế về tiền. Ngày nay tôi mang những thảo luận về tiền bạc của người cha giàu vào cuộc hôn nhân của tôi. Thay vì cãi nhau vì tiền nong, tôi và Kim thảo luận cởi mở với nhau vì vấn đề tiền nong.
Chỉ khi bạn tạo “Những đêm giáo dục về tài chính” thành nghi thức trong gia đình, bạn sẽ có thời gian thảo luận về vấn đề tiền bạc xảy ra hằng ngày trong cuộc sống thực. Bàn luận về những vấn đề và những thách thức, điều gì tạo nên những vấn đề đó và cách thức để giải quyết chúng.
Đầu tư thời gian sẽ biến gia đình bạn thành nơi thảo luận hơn là nơi tranh cãi về chủ đề tiền bạc.
3
Tại sao cha mẹ lại có vai trò
quan trọng?