CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHIẾU NẠI
2.2. Giải pháp đối với các trường hợp cụ thể
Đối với đất đưa vào hợp tác xã hay tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã giải thể những hộ trước đây nhiều đất phải điều chỉnh cho người khác thì được bồi thường hoa lợi trên nguyên tắc hai bên tự thương lượng.
Đối với trường hợp đòi lại đất cũ đã đưa vào hợp tác xã trước đây hoặc đất đã khoán cho các hộ khác sử dụng, nếu do nhu cầu thuận canh, thuận cư mà các hộ tự thương lượng, thỏa thuận chuyển về đất cũ canh tác thì chính quyền nên công nhận cho họ nếu thấy hợp lý.
Đối với hộ có nhiều đất nhưng ít nhân khẩu khi vào hợp tác xã được cấp ít đất nay phát sinh nhiều lao động, do thiếu đất sản xuất, hoàn cảnh khó khăn thì được xem xét cấp thêm đất trên cơ sở quỹ đấ của xã hiện có hoặc thương lượng với người được cấp trước đó để điều chỉnh lại.
Những người làm ngành nghề khác có vườn, không có đất ruộng hoặc có ít đất ruộng kho vào hợp tác xã được cấp thêm đất, thì căn cứ hoàn cảnh, điều kiện thực tế mà vận động điều chỉnh lại cho phù hợp.
Các trường hợp lấn chiếm buộc phải trả lại, trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lí theo pháp luật. Nếu họ có đơn yêu cầu nhưng địa phương kéo dài không giải quyết khiến họ bức xúc dẫn đến tranh chấp lấn chiếm thì phải xem xét hợp lí. Trường hợp do bị lấn chiếm không có đất sản xuất lại đi lấn chiếm người, khác thì phải có biện pháp hòa giải, giải thíc động viên các bên hoàn trả lại. Đối với những người cố tình vi phạm thì phải kiên quyết xử lí theo pháp luật.
Những người đươc giao đất mà không trực tiếp canh tác đem sang bán trái pháp luật để trục lợi thì phải kiên quyết xử lí thu hồi.
- Khiếu nại về đất đai đối với các đơn vị quân đội, lâm trường.
+ Phải tiến hành rà soát lại thực tế và nhu cầu sử dụng đất ở các nông trường, lâm trường, các cơ quan, đơn vị quân đội, ngă chặn và xử lí nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm luật đất đai, tùy tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mua bán đất trái phép, cho thuê đất để mưu cầu cho lợi ích kinh tế cục bộ, kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, sử dụng lãng phí...giao lại cho địa phương quản lí và giao cho dân để sản xuất.
UBND thành phố phải đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất của các nông, lâm trường để có sự điều chỉnh thích hợp. Giao khoán đất, vườn cây ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình, không để xảy ra sự bất bình đẳng giữa hộ gia đình nông, lâm trường viên với hộ gia đình nông dân địa phương.
Bộ Tài nguyên môi trường cần phối hợp chặt chẽ với Bộ quốc phòng, UBND triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định Chính phủ về quản lý và sử dụng đất quốc phòng an ninh.
- Khiếu kiện liên quan đến việc đền bù, giải tỏa.
Trong quá trình thực hiện chủ trương giải toả có nơi thực hiện chưa đúng về trình tự thủ tục qui định, việc thực hiện đền bù, giải tỏa áp dụng Nghị định 47/2014/NĐ-CP cuả Chính phủ qua quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, bất hợp lí đã gây nhiều khó khăn cho việc áp giá đền bù. Do vậy, cần quy định hệ thống chính sách về đền bù thống nhất, phù hợp với giá đất bị thu hồi.
-Khiếu nại của các tổ chức tôn giáo đòi lại nhà đất.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương mà đa số những người dân theo tôn giáo (hơn 80% dân cư), trên địa bàn có nhiều chùa chiền, thách thất, nhà thờ do đó tình hình khiếu nại đòi lại đất của các tổ chức tôn giáo xảy ra khá phức tạp và đây là lĩnh vực mà các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện mục tiêu “diễn biến hòa bình”. Chính vì vậy, việc giải quyết khiếu nại của các tổ chức tôn giáo đòi lại đất đai, nhà cửa cần thống nhất cao trong cách xử lí và giải quyết của các cấp và các ngành để làm công tác tư tưởng cho các chức sắc, bà con nhân dân chấp hành quy định của chính phủ là nhà, đất và các tài sản khác đã được tổ chức tôn giáo, cá nhân chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lí, sử dụng thì đều thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sử dụng đất đai, nhà cửa trong việc thực hiện các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. UBND thành phố căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét giải quyết các yêu cầu trong sinh hoạt tôn giáo của nhân dân.
- Khiếu nại giao đất trái thẩm quyền
Ở nhiều nơi, việc giao đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra, tình trạng lấn chiếm đất công đang diễn ra nghiêm trọng, cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tệ nạn này. Song trên thực tế, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng có nhiều bất cập, thay đổi thường xuyên, việc quản lí và sử dụng đất đai đôi khi bị buông lỏng nhiều năm dẫn đến việc cấp đất, giao đất trái thẩm quyền. Đối với trường hợp này cần giải quyết như sau:
+ Nếu diện tích đất đã giao đúng quy hoạch, người được giao sử dụng đúng mục đích, không có tranh chấp thì chi hợp thức hóa.
+ Nếu đúng quy hoạch nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết tranh chấp xong rồi cho tiến hành hợp thức hóa.
+ Nếu sai so với quy hoạch thì phải rà soát lại quy hoạch, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch thì phải điều chỉnh xong quy hoạch mới cho hợp thức hóa. Nếu không điều chỉnh quy hoạch thì phải thu hồi, xử lí trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho người đã được cấp, được mua.