CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Châu nằm ở phía Bắc huyện Tĩnh Gia, cách trung tâm huyện 14 km; được bao bọc bởi sông Yên và sông kênh Than có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Đông giáp xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và biển;
Phía Tây giáp xã Thanh Thủy;
Phía Nam giáp xã Hải Ninh;
Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Hải Châu là một xã đồng bằng ven biển nên có địa hình tương đối bằng phẳng; cú độ cao tuyệt đối so với mực nước biển từ 2-10m. Được bao bọc bởi ắ là sông, biển nên rất thuận lợi cho nghề khai thác đánh bắt nuôi trồng thủy sản và làm muối.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu mang đặc trưng của vùng khí hậu đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hóa; chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Chia làm hia mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài 7 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11); mùa khô kéo dài 5 tháng (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Theo trạm quan trắc khí tượng thủy văn Thanh Hóa:
• Nhiệt độ không khí
- Tổng nhiệt độ năm 8.500 – 8.600 oC;
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,1 oC
- Nhiệt độ tối cao trung bình các tháng từ 28,3 – 40,9 oC, tối thấp trung bình các tháng từ 14,6 – 26,2 oC
- Biên độ nhiệt trong năm là 12 – 13 oC
- Biên độ nhiệt bình quân các tháng từ 4,0 – 7,2 oC
- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 khoảng 29,1 oC - Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 khoảng 16,5 oC
• Lượng mưa
Vùng ven biển Tĩnh Gia thường có mưa rào trong thời gian ngắn, với lượng mưa nhiều khi vượt quá 200mm/ngày
- Tổng lượng mưa trung bình năm: 1.874 mm;
- Lượng mưa trung bình cao nhất: 495 mm vào tháng 9 hằng năm;
- Lượng mưa trung bình thấp nhất: 33 mm vào tháng 12 hằng năm;
- Số ngày mưa trong năm cộng dồn 127,0 ngày;
- Mùa mưa thường gây xói lở bờ biển, xói mòn đất và gây lũ lụt
- Mùa khô hanh từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 11,6% cả năm, mùa này thường có nguy cơ cháy rừng.
• Độ ẩm không khí
Trên thực tế độ ẩm phụ thuộc chủ yếu vào độ aco tọa độ địa lý, càng lên cao độ ẩm càng giảm:
- Độ ẩm trung bình cả năm trong phạm vi 85 - 87%
- Độ ẩm trung bình cao nhất là 93% vào tháng 3
- Độ ẩm trung bình thấp nhất là 79% vào tháng 7
Đặc biệt vào những tháng có gió Tây Nam khô nóng (tháng 4-7), độ ẩm không khí xuống rất thấp (61% vào tháng 7); Đồng thời trong thời gian gió Tây Nam phát triển mạnh lượng bốc hơi nước rất nhanh (98,3 – 138,2mm vào tháng 5;
6; 7). Đây là yếu tố cực đoan đối với cây trồng, vật nuôi của vùng quy hoạch.
• Hướng gió.
- Gió: chịu ảnh hưởng của hai nhóm gió chính là gió mùa Đông Bắc (vào mùa đông) và gió Đông Na (vào mùa hè). Tốc độ gió mạnh từ 1,8-2,2 m/s.
+ Gió Tây Nam: có 286 ngày gió Tây Nam xuất hiện, bình quân khoảng 19,1 ngày/năm. Tháng có gió Tây Nam xuất hiện nhiều là tháng 5,6,7,8; các tháng chưa xuất hiện gió Tây Nam là tháng 1,11,và 12.
+ Gió mùa Đông Bắc: Hướng gió thịnh hành hai mùa hoàn toàn trái ngược nhau. Trong mùa hè hướng gió thịnh hành là Tây Nam, mùa đông hướng gió thịnh hành là gió bắc.
• Bão
- Bão: tần suất bão là 100%, tháng có tần suát lớn nhất là tháng 9, chiếm 34%.
Bình quân mỗi năm có một cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng, có năm 2-3 cơn bão, khi có bão tốc đọ gió lên đến 10 m/s, bão thường kèm theo mưa lớn gây úng lụt.
• Sương mù, sương muối
Sương mù, sương muối: Hàng năm có khoảng 20 ngày sương mù, thường xảy ra vào tháng 2 và tháng 11, sương muối thường vào tháng 12.
Trong những năm qua, thời tiết khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm, ngư nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây ra những đợt rét đậm và kéo dài.Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng tới năng suất cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của xã là chế độ thủy văn biển Đông và thủy văn cửa sông.
Chế độ thủy văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất của sông Yên.
Trong một vài thập kỷ gần đây, tình trạng phá rừng , khai thác đất đá, cát xây dựng hai bên và giữa dòng sông đã làm thay đổi chế đọ thủy văn của các sông ngòi;
hiện tượng bồi lấp,xói lở cửa sông, bờ biển và lũ quét đầu nguồn trong mùa lũ có chiều hướng gia tăng. Mùa mưa lũ nhanh lên cao, mùa khô nước sông sớm cạn kiệt.
Sóng thủy triều, các dòng chảy ven bờ mang cát, phù sa, bồi lấp các cửa sông, gây nhiễm mặn nguồn nước, đồng ruộng.
Nhìn chung vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của tính chất nhật triều, nhưng khi vào huyện Tĩnh Gia nói chung tính chất nhật triều giảm. Hàng tháng có từ 8-12 ngày có hai lần nước lớn, và hai lần nước ròng (bán nhật triều) trong một ngày đêm. Độ lớn nhật triều biến động từ 1,5-2,5m
Khi có gió bão mạnh thường có hiện tượng nước dâng hay nước rút, hiện tượng này thay đổi theo thời gian trong ngày tùy theo hướng gió và vệt bờ. Khi
nước dâng trùng hợp lúc triều lên gây sạt lở bờ biển phá hỏng các công trình cơ sở hạ tầng ven biển.
Độ mặn của nước biển Đông phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện mưa và lượng bốc hơi trên mặt biển và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió. Thường ở các cửa sông lớn và vừa độ mặn giảm xuống dưới 20-25%
Với những yếu tố của thủy văn sông, hải văn biển đã có những tác động lớn đến hệ thống rừng phòng hộ ven biển, trong đó: rừng chắn gió, chắn cát bay của xã luôn chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai.
3.1.1.5. Tài nguyên a. Tài nguyên đất
• Tổng diện tích đất tự nhiên: 908,77 ha;
-Diện tích đất nông nghiệp: 373,87 ha. Trong đó:
+Đấtsản xuất nông nghiệp: 122,46 ha;
+Đất lâm nghiệp: 60.22 ha;
+Đất nuôi trồng thủy sản: 106,51 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 505,39 ha; Trong đó:
+Đất ở: 122,64 ha;
+Đất chuyên dùng: 116,57 ha;
+Đất tôn giáo,tín ngưỡng: 1,56 ha ; +Đất nghĩa trang,nghĩa địa: 7,4 ha;
+Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 257,21 ha.
-Diện tích đất chưa sử dụng: 29,5 ha.
• Phân loại đất
Có 2 nhóm đất chính:
- Nhóm đất địa thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ tạo nên.
- Nhóm đất thủy thành do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, ngòi tạo thành.
Vùng đất phía tây đường 1A: đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, thịt trung bình. Hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến trung bình khá thích hợp cho trồng lúa và trồng màu.
Vùng đất phía đông đường 1A: đất có thành phần cơ giới nhẹ ( cát tơi, cát pha, thịt nhẹ). Đất này tuy nghèo đạm, lân và mùn song giàu kali nên đất tơi xốp và thoát nước tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt : chủ yếu được lấy từ kênh Than và các sông suối, ao,hồ khác cung cấp cho cây trồng vật nuôi trong xã.
- Nước ngầm: chưa có số liệu cụ thể về điều tra nguồn nước ngầm.Qua điểm thăm dò ở một số điểm cho thấy chất lượng nước và trữ lượng nước ngầm đảm bảo hợp vệ sinh.
c. Tài nguyên rừng
Hiện nay, Hải Châu có tổng diện tích rừng là 69,9 ha trong đó 100% là rừng phòng hộ ven biển, chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn, cây rừng phần lớn là cây Sú Vẹt, Đước... và 1 số loại cây bản địa. Nhìn chung, rừng ở xã Hải Châu thuộc loại rừng nghèo trữ lượng, động thực vật quý hiếm hầu như không có chủ yếu để phòng hộ ven biển.
d. Tài nguyên biển
Hải Châu có cửa lạch Ghép với diện tích vùng triều lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Nồng độ muối trong nước biển khá cao, kết hợp với điều kiện thời tiết nắng to, gió lớn là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề làm muối.
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Hải Châu trong quá trình đổi mới và phát triển, môi trường sinh thái cơ bản chưa bị hủy hoại. Tuy nhiên trong những năm gần đây do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được quản lý chặt chẽ, đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, quy phạm đã gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ trong từng khu vực.
3.1.2. Kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
• Nông lâm nghiệp
Xã Hải Châu có điều kiện tự nhiên, đất đai và lao động thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp.Hiện nay, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong phát
triển kinh tế của xã, phần lớn đất canh tác nông nghiệp của xã Hải Châu là đất trồng lúa, ngô, khoai lang, lạc,cây thuốc lào và chăn nuôi gia súc gia cầm... Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền xã Hải Châu cùng với sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, sản xuất nông nghiệp của xã đã có những bước phát triển đáng kể.
- Trồng trọt
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 373.87 ha chiếm 41.14% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã.
Bảng 3.1: Diện tích, năngsuất và sản lượng các cây trồng chính của xã Hải Châu năm 2015
TT Cây trồng
Hiện trạng
2010 2015
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tấn) I Cây lương thực 110,5 445,0 116,5 416,0 1 Cây lúa cả năm 02,5 2,0 430,0 108,0 37,0 400,0 Vụ xuân 20,0 50,0 100,0 26,0 48,5 126,1 Vụ mùa 82,5 40,0 330,0 82,0 33,4 273,9 2 Cây Ngô 8,0 18,8 15,0 8,5 18,8 16,0 II Cây lấy bột
Khoai lang 34,5 9,7 06,0 20,0 53,0 106,0 III Cây CN hàng năm
1 Lạc 50,0 11,3 56,5 50,0 16,5 82,5
2 Thuốc lào 42,0 7,5 31,5 46,0 8,0 36,8
IV Rau đậu các loại - 149,0 - 312,0
1 Rau các loại 20,0 72,0 144,0 25,0 120,0 300,0
2 Đậu các loại 5,0 10,0 5,0 8,0 15,0 12,0
(Nguồn: UBND xã Hải Châu năm 2015)
- Chăn nuôi
Trong những năm qua xã đã triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, duy trì phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể:
+ Đàn trâu năm 2010 là 12 con
+ Đàn bò năm 2010 là 320 con
+ Đàn lợn năm 2011 là 3.500 con
+ Đàn gia cầm năm 2010 là 1.750 con
- Nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thủy sản ở Hải Châu phát triển mạnh, năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ có 29,66 ha, năm 2010 tăng lên 107,57 ha tăng 77,91 ha so với năm 2005. Sản lượng nuôi trồng cũng tăng từ 148 tấn năm 2006 tăng lên 425 tấn năm 2010. Trong đó:
+ Tôm: 10 tấn + Ngao: 400 tấn + Hải sản khác: 15 tấn
Có tốc độ tăng trưởng bình quân sản lượng giai đoạn 2006-2010 là 23,4%.
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015
T
T Hạng mục ĐV
T Năm
2010 Năm
2015 Tốc độ tăng trưởng 1 Giá trị sản xuất Tr.đ 2.224,50 9.000,26 32,3
2 Diện tích NTTS Ha 29,66 107,57 29,4
3 Sản lượng Tấn 148,3 424,90 23,4
(Nguồn: UBND xã Hải Châu năm 2015)
- Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng trồng cả xã là 69,90ha (2010); diện tích lâm nghiệp trên địa bàn xã 100% là rừng phòng hộ ven biển.
Rừng phòng hộ ven biển có tác dụng chắn sóng , chắn cát bay, chắn gió, bảo vệ các công trình đê biển, bảo vệ sản xuất ổn định đời sống nhân dân vùng ven biển.
Rừng phòng hộ ven biển được trồng chủ yếu là cây sú vẹt, ngoài ra có một tỷ lệ rất nhỏ là cây đước.
- Diêm nghiệp
Có tổng diện tích đồng muối là 84,94 ha, tập trung tại các thôn Nam Châu, Bắc Châu, Yên Châu. Nhưng diện tích sản xuất muối thực tế trong những năm gần đây đều chưa đạt 50% tổng diện tích sản xuất muối, còn lại là những chan đồng muối bị bỏ hoang.
Sản lượng muối thô năm 2010 đạt 4.500 tấn đạt 69,2% kế hoạch đề ra theo Nghị quyết.
Hình 3.1: Cánh đồng muối xã Hải Châu 3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giá trị sản xuất xã Hải Châu giai đoạn 2010-2015 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành kinh tế xã Hải Châu T
T Hạng mục 2010 2015 Tốc độ tăng trưởng
bình quân Tổng giá trị sản xuất 17.768,27 30.925 11,7 I Nông nghiệp, thủy sản 13.668 20.425 8,4
1 Trồng trọt 1.754 2.285 5,4
2 Chăn nuôi 2.728 2.741 0,1
3 Nuôi trồng thủy sản 1.186 3.399 23,4
4 Khai thác, đánh bắt thủy hải sản 8.000 12.000 8,4
5 Muối 1.000 1.105 2,0
II TTCN-XDCB 1.300,00 3.100,00 19,0
III Dịch vụ, thương mại 2.800,00 7.400,00 21,5
(Nguồn: UBND Hải Châu năm 2015)
- Cơ cấu ngành kinh tế của xã có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành và thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn xã Hải Châu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: Hiện trạng giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế xã Hải Châu ĐVT-GTSX: triệu đồng; Cơ cấu: %
TT Hạng mục
2010 2015
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Tổng giá trị sản xuất 27.966,0 100,0 66.233,1 100,0 I Nông ngư, thuỷ sản 22.366,0 80,0 45.833,1 69,2 1 Trồng trọt 2.376,6 10,6 4.345,1 9,5 2 Chăn nuôi 3.964,9 17,7 5.620,9 12,3 3 Thuỷ sản 2.224,5 9,9 9.000,3 19,6 4 Khai thác đánh bắt hải sản 12.300,0 55,0 23.000,0 50,2 5 Muối 1.500,0 5,4 3.866,8 8,4 II TTCN-XDCB 1.600,0 5,7 5.400,0 8,2 III Dịch vụ 4.000,0 14,3 15.000,0 22,6 (Nguồn: UBND xã Hải Châu năm 2015) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Hải Châu giai đoạn 2010-2015 thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010-2015
Nhận xét: Cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch rõ rệt:
- Cơ cấu nông nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh: Năm 2010 chiếm 80%
giảm còn 69,2% năm 2015.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đang tăng dần: từ 5,7% năm 2010 lên 8,2% năm 2015.
- Cơ cấu ngành thương mại dịch vụ giảm mạnh: từ 80% năm 2010 xuống còn 69,2% năm 2015.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Hạ tầng xã hội
• Công sở và công trình phụ trợ xã
Khu trung tâm xã Hải Châu có vị trí khá thuận lợi, nằm trên trục đường quốc lộ 1A thuộc thôn Hòa Bình.
Diện tích đất của khuôn viên trụ sở UBND xã là 4.500 m2. Đã được xây dựng nhà làm việc 2 tầng với tổng diện tích xây dựng là 700 m2 gồm 22 phòng chức năng cho khối Đảng ủy và UBND xã mới được xây dựng năm 2009 và đưa vào sử dụng.
Hội trường ủy ban được xây dựng ở trụ sở ủy ban cũ với diện tích địa chính là 2000 m2, diện tích xây dựng là 500 m2 được xây dựng năm 1999 đến nay đã xuống cấp.
Với vị trí, quy mô đất đai, quy mô xây dựng, chất lượng công trình, đáp ứng yêu cầu sử dụng và ổn định lâu dài. Tuy nhiên cần xây dựng mới hội trường để đáp ứng yêu cầu làm việc.
• Cơ sở vật chất văn hóa
* Khu trung tâm văn hóa, thể thao xã:
Xã Hải Châu chưa có nhà văn hóa xã, hiện đang sinh hoạt cộng đồng, tổ chức văn hóa nghệ thuật ở hội trường UBND xã. Cung như chưa có khu nhà thể thao cho nhân dân trong xã rèn luyện thể dục thể thao. Mới có một sân vận động đã có bờ tường và hệ thống sân khấu.
* Hệ thống trung tâm văn hóa thôn:
Hải Châu có 10 thôn, trong đó:
Bảng 3.5:Tình trạng cơ sở vật chất xã Hải Châu T
T Thôn Năm
Xây dựng
Diện tích địa chính
Diện tích xây dựng
Tình trạng hiện nay
1 Thanh Bình 1986 750 150 Xuống cấp
2 Thanh Trung 2003 400 120 Bình thường
3 Thắng Lợi 2005 500 150 Bình thường
4 Thanh Đông 2005 2000 120 Bình thường
5 Liên Hải 1999 150 100 Xuống cấp
6 Liên Thành 2004 600 150 Bình thường
7 Hòa Bình 1996 500 200 Xuống cấp
8 Nam Châu 2003 1500 300 Bình thường
9 Bắc Châu 2000 500 150 Bình thường
10 Yên Châu 2006 2000 300 Bình thường
(Nguồn: UBND xã Hải Châu năm 2015) Như vậy, 10/10 thôn đều có nhà văn hóa nhưng có 3 thôn đã bị xuống cấp, trong thời gian tới cần đầu tư xây mới.
10 thôn đều chưa có sân vận động mà đang sử dụng kết hợp với đất nhà văn hóa.
• Trường học
+ Trường THCS
Hình 3.3: Trường THCS Hải Châu
- Diện tích đất đai: 3.500 D m2, tổng số học sinh là 602 em. Trong đó:
*Khu lớp học:
Khu 1: Xây dựng năm 1999 với tổng diện tích là 699 m2 , nhà 2 tầng gồm 10 phòng học.
Khu 2: Xây dựng năm 2003 với tổng diện tích là 200 m2 , nhà 1 tầng gồm 3 phòng học.
* Khu hành chính: Xây dựng năm 1999 với tổng diện tích là 150 m2 , nhà 1 tầng gồm 3 phòng làm việc.
+ Trường tiểu học
Diện tích đất : 8.700 m2 , có tổng số học sinh là 901 em, trong đó:
* Khu lớp học:
Khu 1: Xây dựng năm 2002 với tổng diện tích là 700 m2, nhà 2 tầng gồm 12 phòng học.
Khu 2: Xây dựng năm 2010 với tổng diện tích là 700 m2, nhà 2 tầng gồm 12 phòng học.
*Khu hành chính: Xây dựng năm 2003 với tổng diện tích là 200 m2, nhà 1 tầng gồm 3 phòng làm việc.
* Khu nhà đa năng: Xây dựng năm 2008 với tổng diện tích là 200 m2, nhà 1 tầng gồm 2 phòng chức năng.
* Khu lớp học ở Yên Châu: Xây dựng năm 2002 với tổng diện tích là 300 m2, nhà 1 tầng gồm 5 phòng học thuộc đất nhà văn hóa thôn
Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1.
+Trường mầm non
- Xây dựng năm 2004 có vị trí sau trụ sở UBND xã - Diện tích đất đai: 2.300m2..
- Diện tích xây dựng 600 m2.
- Nhà 1 tầng, 5 phòng, trong đó: 2 phòng chức năng và 3 phòng học
• Trạm y tế
Trạm y tế xã được xây dựng năm 1998 - Diện tích chiếm đất: 1.000 m2
- Diện tích xây dựng: 300 m2,nhà cấp 4, có 8 phòng và 12 giường bệnh.
- Trạm y tế có 6 cán bộ trong đó có 1 bác sĩ, 5 y sĩ, ngoài ra còn có 10 y tá tại các thôn đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.