3.2 Lựa chọn, bố trí thiết bị máy móc phụ trợ và phối hợp chúng với các máy móc chủ đạo
3.2.3 Điều kiện tháo dỡ cốp pha
Tháo dỡ cốp pha tạo hình (cốp pha không chịu lực)
eo điều 3.6.2 TCVN 4453:1995, khuôn đúc bê tông tạo hình (tức cốp pha tạo hình haycốp pha không ịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn) có thể được tháo dỡ khi cường độ thực tế của cấu kiện bê tông lúc đó đạt 50 (kG/cm²) trở lên. ường thì cường độ thực tế của bê tông có thể đạt tới giá trị 50 (kG/cm²) vào khoảng 1 đến 2 ngày sau khi đổ, tùy vào mùa thi công.
Tháo dỡ cốp pha chịu lực
Khuôn đúc bê tông (cốp pha) thuộc nhóm cốp pha đáy nằm (là nhóm cốp pha chịu lực), trong giai đoạn phát triển cường độ của các kết cấu bê tông, thì phải hoàn toàn chịu lực thay cho kết cấu bê tông phần trọng lượng bản thân của kết cấu bê tông (phần tải trọng thường xuyên đã được kể đến khi tính toán kết cấu cốp pha) và có thể cả các tải trọng thi công các tầng bên trên truyền xuống (các tải trọng chất thêm (ngoài tải trọng tổ hợp khi thiết kế cốp pha), nếu không phải là tầng mái). Đối với loại cốp pha đáy nằm (cốp pha chịu lực), nếu không phải chịu các tải trọng chất thêm do thi công các tầng trên truyền xuống, thì đến thời điểm kết cấu bê tông cốt thép đạt tới giá trị cường độ mà có thể tự chịu được trọng lượng bản thân của chính kết cấu bê tông cốt thép đó, là có thể được phép tháo dỡ cốp pha đáy nằm (cốp pha chịu lực) này. Giá trị cường độ này gọi làcường độ tối thiểu để tháo dỡ cốp pha ịu lực khi không ất tải thêm,Rth.d.. Giá trị này được xác định theo hệ số α (tính theo
% cường độ thiết kế của kết cấu bê tôngRth.k), phụ thuộc vào độ lớn của nhịp và sơ đồ tính của kết cấu bê tông cốt thép được chế tạo:Rth.d. =α(%)*Rth.k. điều kiện tháo khuôn chiu lực là cường độ bê tông tại thời điểm tháo:
Rth.d≥α(%)*Rth.k.
• Đối với kết cấu bê tôngnhịp nhỏ (L < 2m)thìα= 50%,Rth.d. = 50(%)*Rth.k. (nhưng ≥ 80 kG/cm2)
• Đối với kết cấu bê tôngnhịp trung bình (2m ≤ L ≤ 8m)thìα= 70%,Rth.d. = 70(%)*Rth.k.
• Đối với kết cấu bê tôngnhịp lớn (L > 8m)thìα= 90%,Rth.d. = 90(%)*Rth.k.
• Đối vớisơ đồ kết cấu dạng con-sonthìα= 100%,Rth.d. = 100(%)*Rth.k.
Viêc chất tải toàn bộ lên kết cấu bê tông đã tháo dỡ cốp pha chỉ được phép thực hiện khi bê tông đã đạt đến giá trị cường độ thiết kế, giá trị này thường phải sau 28 ngày tính từ lúc đúc thì mới đạt được.
3.2. LỰA CHỌN, BỐ TRÍ THIẾT BỊ MÁY MÓC PHỤ TRỢ VÀ PHỐI HỢP CHÚNG VỚI CÁC MÁY MÓC CHỦ ĐẠO35
Nhưng trong thi công nhà nhiều tầng, việc thi công lên cao cần đảm bảo được tiến hành liên tục cả khi bê tông chưa đạt đủ cường độ thiết kế. Việc thi công tầng trên sẽ truyền tải trong xuống chất thêm cho tầng dưới, phần tải trọng này khi bê tông chưa đủ cường độ chịu thêm chúng, thì phải được cốp pha chịu. Do đó, trong trường hợp này, đến thời điểm bê tông đạt cường độ tự chịu trọng lượng bản thân của chúng, cốp pha vẫn phải được duy trì một phần để chịu phần tải trọng chất thêm do thi công các tầng trên, thay cho bê tông, cho đến khi bê tông đạt đến giá trị cường độ thiết kế. Như vậy đến thời điểm bê tông đạt cường độ tháo dỡ tối thiểu ở trên, thì vẫn có thể tháo dỡ cốp pha, nhưng không tháo hết hoàn toàn, mà tháo từng phần rồi lắp dựng giáo chống lại một phần với khoảng cách thưa hơn gọi làcác cột ống “an toàn”, duy trì cho đến khi bê tông sàn sườn đat đến cường độ thiết kế thì mới tháo hết toàn bộ. Đối với dầm có nhịp > 4m, thì để lại ván đáy và các cột chống
“an toàn” với khoảng cách 3m. Đối với sàn thì giữ lại hệ đà ngang và các chống “an toàn” chống lại đúng vào vị trí cũ (vị trí có cột chống tầng trên chống vào), với mật độ chống “an toàn” bằng 50% lượng giáo chống làm việc khi chưa tháo, nhưng khoảng cách chống “an toàn” phải < 3m.
Tuy nhiên, tại phân khu bê tông sàn sườn đã đạt cường độ tháo dỡ tối thiểu, nhưng ngay bên trên nó là phân khu sàn sườn tầng trên sắp hoặc đang được đúc thì toàn bộ hệ cốp pha chịu lực bên dưới chúng phải để lại nguyên vẹn không được tháo dỡ, cho đến khi phân khu sàn sườn tầng dưới đạt đến cường độ thiết kế.
Đối với nhà nhiều tầng chạy dài nhiều đơn nguyên, số lượng phân đoạn thi công bê tông sàn sườn toàn khối trong một tầng thường lớn. Mỗi phân đoạn thường được đúc bê tông trong một ngày. Nên thời gian để đúc xong một tầng thường kéo dài, từ phân đoạn đầu tiên đến phân đoạn cuối cùng cách nhau một khoảng thời gian lâu.
Nên việc tháo dỡ cốp pha chịu lực không phụ thuộc nhiều vào số lượng tầng cốp pha làm việc, vì khi đúc bê tông phân đoạn cuối trong một tầng thì bê tông ở phân đoạn đầu của tầng đã đạt tới một giá trị cường độ khá lớn. Chỉ cần một số lượng tầng cốp pha đang làm việc rất nhỏ (có thể từ 1-2 tầng) cũng đảm bảo chịu được các tải trọng chất thêm do việc thi công tầng trên, do tầng bên dưới các phân đoạn bê tông sàn sườn hầu như đã đạt đến cường độ thiết kế. Khi đó, chỉ cần tuân thủ các yêu cầu về tháo dỡ cốp pha chịu lực như bên trên, mà không cần xem xét tới điều kiện an toàn "2 tầng rưỡi" dưới đây.
Đối với nhà cao tầng dạng tháp, mặt bằng tập trung, số lượng phân khu trên một tầng ít (thường ≤ 4 phân đoạn).
Khi bê tông sàn sườn đạt tới được cường độ thiết kế để có thể tháo dỡ hoàn toàn cốp pha chịu lực của một tầng, thì số lượng các tầng bên trên đã và đang được thi công chồng lên tầng chuẩn bị tháo cốp pha đó là khá lớn, tải trọng chất thêm lên cốp pha cần tháo dỡ cũng khá lớn. Trong trường hợp này phải xem xét thêm một điều kiện tháo dỡ cốp pha nữa được gọi là điều kiện an toàn "2 tầng rưỡi", như sau: Cốp pha chỉ được phép bắt đầu tháo dỡ và chống “an toàn” lại tại tầng thứ 3 bên dưới kể từ tầng đang thi công đúc bê tông sàn sườn, khi cường độ bê tông của tầng thứ 3 này đạt tới cường độ tối thiểu có thể tháo dỡ cốp pha chịu lực, và chỉ được phép tháo toàn bộ cốp pha của một phân đoạn tại tầng thứ 3 này khi cường độ bê tông sàn sườn đã đạt tới cường đô thiết kế.
Như vậy, bên dưới tầng đang đúc bê tông sàn sườn phải có ít nhất 2 tầng cốp pha hoàn chỉnh liên tiếp liền ngay bên dưới và một tầng cốp pha được chống lại “an toàn” (2 tầng rưỡi cốp pha).
ời điểm để bê tông sàn sườn toàn khối đạt tới cường độ tối thiểu để có thể tháo dỡ được cốp pha chiu lực phụ thuộc vào các yếu tố sau: mùa thi công (yếu tố thời tiết của môi trường khi tháo), điều kiện dưỡng hộ tại hiện trường, và điều kiện có hay không sử dụng phụ gia. Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, đưa ra biểu thời điểm để bể tông đạt cường độ tháo dỡ tối thiểu (không chất tải thêm), cho bê tông không sử dụng phụ gia, tại bảng 3, TCVN 4453-1995.
3.2.4 Tham khảo chương 2
• Tiêu chuẩn Việt Nam, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, TCVN 4453:1995.
• y phạm ủy lợi, Kỹ thuật thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, QPTL-D6-78.
• Construction Methods and Management, S.W.Nunnally.
• i công bê tông cốt thép, Lê Văn Kiểm, nhà xuất bản Xây dựng.
• Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, tập II, Triệu Tây An, nhà xuất bản Xây dựng.
• Kỹ thuật thi công-Tập 1, Đỗ Đình Đức-Lê Kiều.
• Kỹ thuật xây dựng 1-Công tác đất và thi công bê tông toàn khốicủa Lê Kiều, Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Đình ám-nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-1998.
• Hoàn thiện lý thuyết thiết kế cốp pha và biện pháp thi công sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối, Doãn Hiệu, Đề tài nghiên cứu cấp trường số 84/2008KH ĐHXD, trường Đại học Xây dựng.
Chương 4
CHƯƠNG III. CÁC VÍ DỤ ĐỒ ÁN
4.1 Thiết kế cốp pha
Lựa chọn công nghệ thi công bê tông toàn khối hai đợt:
• Đợt 1: thi công cột (kết cấu đứng) trước và tách riêng với dầm sàn
• Đợt 2: thi công sàn đồng thời với dầm (các kết cấu nằm) tách riêng với cột.
Ví dụ về một ô sàn sườn điển hình của một tầng nhà bê tông cốt thép toàn khối.
4.1.1 Thiết kế cốp pha sàn
Thiết kế ván khuôn sàn bằng gỗ xẻ
Chọn gỗ xẻ làm ván sàn có độ dầy 3 (cm), có:γ = 600 (kG/m³),R = 100 (kG/cm²),E = 100000 (kG/cm²) Cắt dải bản ván khuôn sàn 1,0 (m) để tính toán ván khuôn sàn dưới dạng dầm. Tính toán tải trọng tác động lên dải ván khuôn sàn dạng dầm liên tục siêu tĩnh nhiều nhịp.
• Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải):
• Trọng lượng kết cấu sàn bê tông dầy 15 (cm) g = (1,0*0,15*2500)*1,2 = 375*1,2 = 450 (kG/m)
36
4.1. THIẾT KẾ CỐP PHA 37
• Trọng lượng cốt thép sàn với hàm lượng cốt thép trong bê tông là 2%
g = (1,0*0,15*0,02*7850)*1,2 = 23,55*1,2 = 28,26 (kG/m)
• Trọng lượng ván khuôn sàn
g = (1,0*0,03*600)*1,1 = 18*1,1 = 29,8 (kG/m)
• Tải trọng tạm thời ngắn hạn (hoạt tải):
• Hoạt tải do người và phương tiện p = (1,0*250)*1,3 = 250*1,3 = 325 (kG/m)
• Hoạt tải đổ bê tông với dung tích thùng đổ chọn là 0,9 (m³), (hoạt tải đầm bê tông sàn nhỏ hơn hoạt tải đổ bê tông vào khuôn sàn).
pđ = (1,0*600)*1,3 = 600*1,3 = 780 (kG/m) Tổng tải trọng tác động lên ván khuôn sàn
• Cho điều kiện cường độ:q1=G + 0,9*P = (450 + 28,26 + 19,8) + 0,9*(325 + 780) = 498,06 + 0,9*1105 = 1492,56 (kG/m) = 14,926 (kG/cm)
• Cho điều kiện biến dạng:q2=G = (375 + 23,55 + 18) = 416,55 (kG/m) = 4,166 (kG/cm)
• Đặc trưng hình học của dải ván khuôn sàn
• Momen quán tínhJ = (bδ3)/12 = (100*δ3)/12 = (100*3,03)/12 = 225 (cm4)
• Momen kháng uốnW = (bδ2)/6 = (100*δ2)/6 = (100*3,02)/6 = 150 (cm³)
• Tính chọn chiều dài nhịp kết cấu ván khuôn sàn ở ô sàn nhịp biên dầm chính
• eo điều kiện cường độ:l₁ =√
9RW/q1=√
9∗100∗150/14,926= 95,1 (cm)
• eo điều kiện độ võng:l₂ =√3
128EJ/400q2=√3
128∗100000∗225/(400∗4,166)=√3
1728276,52
= 120,0 (cm) Chọnl = 80,0 (cm)
• Tính chọn chiều dài nhịp kết cấu ván khuôn sàn ở ô sàn nhịp giữa dầm chính, (do nhịp kết cấu ô sàn bê tông cốt thép là nhỏ = 1,9 (m), nên số lượng gối tựa của ván khuôn sàn cũng sẽ ít, cho nên chọn sơ đồ kết cấu của ván khuôn sàn ở ô sàn này là sơ đồ dầm liên tục 2 nhịp hoặc dầm đơn giản (1 nhịp)), trường hợp từ 1 đến 2 nhịp này sẽ được xác định như sau:
• eo điều kiện cường độ:l₁ =√
8RW/q1=√
8∗100∗150/14,926= 89,7 (cm)
• eo điều kiện độ võng:l₂ =√3
384EJ/5(400q2)=√3
384∗100000∗225/(5∗400∗4,166)
=√3
1036965,91= 101,2 (cm) Chọnl = 85,0 (cm)
38 CHƯƠNG 4. CHƯƠNG III. CÁC VÍ DỤ ĐỒ ÁN
Khoảng cách bố trí các đà ngang đỡ ván sàn (tức nhịp của ván khuôn sàn) trong ô nhịp biên và nhịp giữa dầm chính.
Thiết kế đà ngang đỡ ván sàn bằng gỗ xẻ thanh
Tải trọng tác động lên ván khuôn sàn phân bố trên 1,0 (m²) bằng tải trọng tác dụng lên dải ván khuôn sàn, dạng dầm, chia cho bề rộng đơn vị của dải ván đó. Tải trọng đó lại được phân vào đà ngang đỡ ván theo phương vuông góc với ván, với kích thước phân tải là 2 khoảng nửa nhịp của ván khuôn sàn nằm ở 2 bên đà ngang (cũng chính là dải ván rộng bằng khoảng cách 2 đà ngang đỡ ván nằm cân trên mỗi đà ngang). Kể thêm trọng lượng của bản thân đà ngang vào tĩnh tải (tải thường xuyên) tác dụng vào đà ngang.
Chọn đà ngang bằng gỗ thanh có tiết diện 8,0x12,0 (cm), có:γ = 600 (kG/m³),R = 100 (kG/cm²),E = 100000 (kG/cm²), với các đặc trưng hình học sau:
• Momen quán tínhJₓ = (bₓhₓ3)/12 = (8,0*12,03)/12 = 1152 (cm4)
• Momen kháng uốnWₓ = (bₓhₓ2)/6 = (8,0*12,02)/6 = 192 (cm³)
Tải trọng phân bố tác dụng lên đà ngang (lấy theo nhịp ván khuôn sàn lớn hơn, chính là nhịp ván sàn ở ô nhịp giữa dầm chính)
• Cho điều kiện cường độ:q1= (14,926*85,0/100,0) + (8,0*12,0*6*10−4)) = 12,687 + 0,058 = 12,744 (kG/cm)
• Cho điều kiện biến dạng:q2= (4,166*85,0/100,0) + (8,0*12,0*6*10−4)) = 3,541 + 0,058 = 3,598 (kG/cm)
• Tính chọn chiều dài nhịp kết cấu đà ngang đỡ ván khuôn sàn
• eo điều kiện cường độ:lₓ₁ =√
9RW/q1=√
9∗100∗192/12,744= 116,4 (cm)
• eo điều kiện độ võng:lₓ₂ =√3
128EJ/400q2=√3
128∗100000∗1152/(400∗3,598)=√3
10244909,02
= 217,2 (cm)
Chọnlₓ = 101,0 (cm), với 4 nhịp: 101,0*4 = 404,0 (cm).
4.1. THIẾT KẾ CỐP PHA 39
Cấu tạo sơ bộ hệ cốp pha sàn.
Thiết kế cột chống sàn bằng gỗ xẻ thanh Tải trọng tập trung tác động vào đầu cột chống
P = 12,744*101,0 = 1287,145 (kG).
Chọn cột chống bằng gỗ thanh có tiết diện vuông 10,0x10,0 (cm), có:γ = 600 (kG/m³),R = 100 (kG/cm²),E = 100000 (kG/cm²), với các đặc trưng hình học sau:
• Momen quán tínhJ = (bh3)/12 = (10,0*10,03)/12 = 833,33 (cm4).
• Diện tích tiết diệnA =b2= 10,0*10,0 = 100,0 (cm²).
• Bán kính quán tínhr =√
Jc/Ac=√
833,33/100,0= 2,887 (cm).
Sơ đồ kết cấu của cột chống là dạng thanh chịu nén đúng tâm với 2 đầu khớp, nên hệ số liên kết, trong công thức tính chiều cao tính toán, là:μ= 1,0. Chiều cao thật của cột chốngH= 3,6 - (0,03 + 0,12) - 0,15 = 3,3 (m) = 330 (cm). Chiều cao tính toánH0=μH= 1,0*330 = 330 (cm).
Độ mảnhλ=H0/r = 330/2,887 = 114,306 > 75, kết cấu cột chống thuộc loại thanh có độ mảnh lớn.
Để đảm bảo điều kiện mất ổn định đồng thời với mất bền khi thanh là loại độ mảnh lớn, thì hệ số uốn dọcφđược tính theo công thức:
φ= 3100/(λ2) = 3100/114,306² = 0,2372
Kiểm tra cột chống sàn theo điều kiện về cường độ (trạng thái giới hạn I):
σ=P/(φA) = 1287,145/(0,2372*100) = 54,264 (kG/cm²) <R = 100 (kG/cm²).
Cột chống sàn đã chọn đảm bảo chịu lưc.
4.1.2 Thiết kế cốp pha dầm chính
Thiết kế ván khuôn đáy dầm bằng gỗ xẻ
Chọn gỗ xẻ làm ván đáy dầm chính có độ dầy 3 (cm), bề ngang rộng 25 (cm), có:γ = 600 (kG/m³),R = 100 (kG/cm²),E = 100000 (kG/cm²)
Tính toán tải trọng tác động lên ván khuôn đáy dầm chính dạng siêu tĩnh nhiều nhịp.
• Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải):
• Trọng lượng kết cấu dầm chính bê tông cao 75 (cm)
40 CHƯƠNG 4. CHƯƠNG III. CÁC VÍ DỤ ĐỒ ÁN
g = (0,25*0,75*2500)*1,2 = 468,75*1,2 = 562,5 (kG/m)
• Trọng lượng cốt thép dầm chính với hàm lượng cốt thép trong bê tông là 2%
g = (0,25*0,75*0,02*7850)*1,2 = 29,438*1,2 = 35,325 (kG/m)
• Trọng lượng ván khuôn dầm chính
g = (0,25*0,03*600)*1,1 = 4,5*1,1 = 4,95 (kG/m)
• Tải trọng tạm thời ngắn hạn (hoạt tải):
• Hoạt tải do người và phương tiện (do dầm có bề rộng tiết diện nhỏ (< 300 cm), lại sâu, nên người không đi lại trực tiếp trên ván đáy dầm chính, do đó tải trọng này không đáng kể).
p = 0 (kG/m)
• Hoạt tải đầm bê tông (do dầm có bề rộng tiết diện nhỏ (< 300 cm), lại sâu, nên phải đổ bê tông gián tiếp qua cốp pha sàn, do đó tải trọng đổ là không đáng kể bằng tải trọng đầm).
pđ = (0,25*200)*1,3 = 50*1,3 = 65 (kG/m) Tổng tải trọng tác động lên ván khuôn đáy dầm chính
• Cho điều kiện cường độ:q1=G +P = (562,5 + 35,325 + 4,95) + 65 = 667,775 (kG/m) = 6,678 (kG/cm)
• Cho điều kiện biến dạng:q2=G = (468,75 + 29,438 + 4,5) = 502,688 (kG/m) = 5,027 (kG/cm)
• Đặc trưng hình học của ván khuôn đáy dầm chính
• Momen quán tínhJ = (bδ3)/12 = (25,0*δ3)/12 = (25,0*3,03)/12 = 56,25 (cm4)
• Momen kháng uốnW = (bδ2)/6 = (25,0*δ2)/6 = (25,0*3,02)/6 = 37,5 (cm³)
• Tính chọn chiều dài nhịp kết cấu ván khuôn đáy dầm chính
• eo điều kiện cường độ:l₁ =√
9RW/q1=√
9∗100∗37,5/6,678= 71,1 (cm)
• eo điều kiện độ võng: l₂ = √3
128EJ/400q2 = √3
128∗100000∗56,25/(400∗5,027)=
√3
358066,44= 71,0 (cm)
Chọn nhịp ván đáy dầm chính, (chính là khoảng cách các cột chống dầm chính):
• Ở nhịp giữa dầm chính là:l = 64,0 (cm), với 09 nhịp: 64,0*9 = 576 (cm).
• Ở nhịp biên dầm chính là:l = 66,0 (cm), với 10 nhịp: 66,0*10 = 660 (cm).
Thiết kế ván thành dầm chính bằng gỗ xẻ
Tính toán tải trọng tác động lên ván khuôn thành dầm chính.
• Tải trọng tạm thời dài hạn (hoạt tải): là áp lực ngang của vữa bê tông tác động vào ván khuôn thành dưới dạng tải phân bố theo quy luật lăng trụ hình tam giác (dọc theo chiều dài dầm ở cùng một mức cao độ là phân bố đều, nhưng theo phương thẳng đứng là phân bố tam giác với giá trị cực đại ở độ cao chân ván khuôn thành dầm). Tuy nhiên, thiên về an toàn coi áp lực ngang của vữa bê tông là phân bố đều trên toàn bộ diện tích bề mặt ván khuôn thành với giá trị bằng giá trị cực đại tại chân ván khuôn thành. eo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của Liên bang Nga: do chiều cao của ván khuôn thành dầm chính (H= 0,75 m) xấp xỉ chiều cao công tác của đầm rùi (R= 0,75 m) nên giá trị tiêu chuẩn của áp lực ngang vữa bê tông là
4.1. THIẾT KẾ CỐP PHA 41
ptcáựêô =γH= 2500*0,75 = 1875 (kG/m²)
• Hoạt tải áp lực ngang vữa bê tông quy về trên chiều dài ván thành dầm chính Páựêô =kptcáựêô*H= 1,3*(1875*0,75) = 1,3*1406,25 = 1828,125 (kG/m).
Ptcáựêô = 1406,25 (kG/m).
• Tải trọng tạm thời ngắn hạn (hoạt tải):
• Hoạt tải đầm bê tông (do dầm có bề rộng tiết diện nhỏ (< 300 cm), lại sâu, nên phải đổ bê tông gián tiếp qua cốp pha sàn, do đó tải trọng đổ là không đáng kể bằng tải trọng đầm).
pđ = (0,75*200)*1,3 = 150*1,3 = 195 (kG/m) Tổng tải trọng tác động lên ván khuôn thành dầm chính
• Cho điều kiện cường độ:p1=Páựêô +pđ = 1828,125 + 195 = 2023,125 (kG/m) = 20,231 (kG/cm)
• Cho điều kiện biến dạng:p2=Ptcáựêô = 1406,25 (kG/m) = 14,063 (kG/cm)
Chọn gỗ xẻ làm ván thành dầm chính, ở các trục giữa không phải là trục biên, có độ dầy 3,5 (cm), bề ngang rộng 60 (cm), có:γ = 600 (kG/m³),R = 100 (kG/cm²),E = 100000 (kG/cm²). Ván thành dầm chính có sơ đồ là dạng dầm liên tục nhiều nhịp, với các gối đỡ là các điểm văng chống tại đúng vị trí các cột chống chữ T đỡ ván đáy dầm (vì các văng chống này phải truyền lực xuống cột chống dầm), do đó nhịp của ván thành dầm chính là nhịp của ván đáy dầm chính (cũng chính là khoảng cách các cột chống dầm chính), nhịp này đã được xác định qua thiết kế ván khuôn đáy dầm chính ở trên (chọnl = 66,0 (cm)). Do đó, nhiệm vụ của việc thiết kế ván khuôn đáy dầm chính trở thành là việc kiểm tra xem ván thành đã chọn, với nhịp đã biết, có đảm bảo chịu lực và chống biến dạng khi chịu các tải trọng trên không.
• Đặc trưng hình học của tiết diện ván thành dầm chính các trục giữa:
• Momen quán tínhJ = (bδ3)/12 = (60,0*δ3)/12 = (60,0*3,53)/12 = 214,375 (cm4)
• Momen kháng uốnW = (bδ2)/6 = (60,0*δ2)/6 = (60,0*3,52)/6 = 122,5 (cm³)
• Kiểm tra khả năng chịu lực và chống biến dạng của ván khuôn thành dầm chính
• eo điều kiện cường độ:σₐₓ =Mₐₓ/W=p1l2/(9W) = 20,231*66,02/(9*122,5) = 79,934 (kG/cm²)
<R = 100 (kG/cm²)
• eo điều kiện độ võng:fₐₓ =p2l4/(128EJ) = 14,063*66,04/(128*100000*214,375) = 0,097 (cm)
< [f] =l/400 = 66,0/400 = 0,165 (cm).
Ván khuôn thành của dầm chính đã chọn đảm bảo chịu lực và không bị biến dạng.
Thiết kế văng chống thành dầm chính Thiết kế cột chống chữ T đỡ dầm chính
4.1.3 Thiết kế cốp pha dầm phụ D2
Thiết kế ván khuôn đáy dầm phụ bằng gỗ xẻ
Chọn gỗ xẻ làm ván đáy dầm chính có độ dầy 3 (cm), bề ngang rộng 300 (cm), có:γ = 600 (kG/m³),R = 100 (kG/cm²),E = 100000 (kG/cm²)
Tính toán tải trọng tác động lên ván khuôn đáy dầm phụ dạng siêu tĩnh nhiều nhịp.