Phát triển nguồn nhân lực bao gồm hầu hết những nội dung và giải pháp tác động đến quá trìng tăng cường năng lực của từng người và tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó cho phát triển. Đó là những lĩnh vực và chính sách về điều tiết dân số, sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục và đào tạo, việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân...Do đó, nội dung phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu:
−Tăng cường thể lực.
−Phát triển trí lực và kĩ năng.
−Tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thoả đáng cho con người.
Cả 3 mặt này có quan hệ mật thiết với nhau,phụ thuộc vào nhau và xâm nhập lẫn nhau cho nên phải được giải quyết một cách đồng bộ.
Căn cứ vào nội dung phát triển nguồn nhân lực, những lĩnh vực tác động của chính sách phát triển nguồn nhân lực trong quản lý nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô có thể được phân theo 7 nhóm lớn:
2.1. Chính sách bảo vệ và tăng cược thể lực nguồn nhân lực.
Đó là những chính sách chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho mọi người dân nhằm tạo dựng nên những thế hệ người Việt Nam cân đối, cường tráng không thua kém thế giới, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện con người và thực hiện công cuộc CNH – HĐH.
2.2. Chính sách phát triển trí lực và kĩ năng của nguồn nhân lực.
a) Chính sách phát triển giáo dục cơ bản.
Giáo dục cơ bản tạo nền móng cần thiết ban đầu, là tiền đề cân thiết cho cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chính sách phổ cập giáo dục là trọng tâm và trở thành một trong những chính sách phát triển nguồn nhân lực của nhiều quốc gia trên thế giới.
b) Chính sách phát triển đào tạo nguồn nhân lực (phát triển kĩ năng)
Chính sách về quy mô đào tạo: diều tiết quy mô đào tạo chung và của từng cấp độ đào tạo khác nhau, theo đó có thể khuyến khích mở rộng hoặc thu hệp quy mô đào tạo.
Chính sách về cơ cấu đào tạo: đièu tiết 2 loại hình cơ cấu đào tạo là cơ cấu về trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo.
Chính sách tài chính trong phát triển đào tạo nguồn nhân lực: có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quản lý phát triển nguồn nhân lực. Nội dung chủ yếu: (1) Đa dạng hoá các nguồn tài chính nhằm huy động ngày càng nhiều và đa dạng các nguồn tài chính cho phát triển đào tạo; (2) Ưu tiên tăng nhanh chi ngân sách nhà nước cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực; (3) Lựa chọn các
lĩnh vực ưu tiên để phân bổ các nguồn tài chính cho phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
2.3. Chính sách thu hút và sử dụng lao động (chính sách việc làm)
Đây là nhóm chính sách tác động trực tiếp nhất đén quá trình quản lý nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay.
a) Nhóm chính sách vĩ mô về việc l àm
+)Chính sách đa dạng hoá việc làm và theo đó là đa dạng hoá các nguồn vốn và chủ thể tạo việc làm.
NHà nước không phải là nguồn và chủ thể duy nhất tạo việc làm, tất cả các thành phần kinh tế và mọi ngưới dân cùng tạo việc làm cho người lao động.
+)Chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo việc làm
NHà nước chủ động và tích cực trực tiếp tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, trong đó ưu tiên các ngành có tác dụng kích thích và lan toả tác động đến các thành phần kinh tế khác tạo việc làm và chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế, mọi người dân tự tạo việc làm cho minh và cho mọi người.
+)Chính sách về cơ cấu việc làm
Thông qua chính sáh đầu tư, Nhà nước trực tiếp đầu tư và có những giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư để tạo việc làm sẽ có ý nghĩa quyết định và tác động liên ngành, liên vùng nhằm tạo ra sự chuyển dịch tiến bộ về cơ cấu việc làm với 3 hình thức chính là cơ cấu việc làm theo ngành (chuyển từ lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp), Cơ cấu việc lam theo trình độ trang bị kĩ thuật (chuyển dịch từ lao động thủ công là chính sang lao động cơ giới hoá và tiến tới tự động hoá) và cơ cấu việc làm theo khu vực lãnh thổ (Chủ yếu là chuyển từ lao động nông thôn sang lao động thành thị với kiểu sống, lối sống thành thị và với kĩ năng, hiệu quả và năng suất cao hơn).
b)Nhóm chính sách điều tiết quan hệ và điều kiện lao động.
Nhằm điều tiết quan hệ và diều kiện lao động(hình thức và phương pháp giao kết hợp đồng lao động, trả công lao động....)
c)Chính sách thị trường lao động
Đây là nhóm chính sách đặc biệt vì nhằm kích thích, điều tiết phát triển thị trường lao động phục vụ lợi ích chung và lợi ích của người lao động.Các chính sách lao động và việc làm của Nhà nước ngày cang bao quát rộng hơn đến toàn bộ lực lương lao động trong xã hội và từng bước áp ứng những yêu cầu về quản lý phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
d)Chính sách đặc thù(đối tượng đặc thù cụ thể và khuyến khích tài năng) TRong thời gian hiện nay, đang và cần phải cải tiến, hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho những nhóm đặc thù sau:
- Khu vực quản lý hành chính Nhà nước
- Nguồn nhân l ực KH-CN, tập trung vào những ngành mũi nhọn như công nghệ tin học,công nghệ sinh học, tự động hoá và công nghệ vật liệu mới
- Đội ngũ doanh nhân
- Công nhân kĩ thuật trình độ cao
- Một số nhóm lao động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và lãnh thổ đặc biệt