Phát biểu bài toán

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng web cảnh báo tắc đường trên địa bàn Hà Nội dựa trên WebGIS và điện toán đám mây (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

II. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Phát biểu bài toán

Ùn tắc giao thông đang tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy, ước tính mỗi năm, ùn tắc giao thông gây ra thiệt hại lên đến 30 nghìn tỷ đồng.

Hình 2.1 Sự ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội

Dù đã chủ động đi làm sớm hơn cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn thường xuyên không kịp giờ làm, đó là tình cảnh của rất nhiều người dân Hà Nội trước vấn nạn tắc đường.

Ông Nguyễn Văn Thành - người dân nói: "Họ thi công công trình ở đây chiếm đến hơn nửa phần đường nên đi lại rất khó khăn nhất là giờ cao điểm có khi tắc hàng 30p không đi nổi cho nên ảnh hưởng đến thời gian cho nên mình định đi đâu phải đi trước 30p hoặc 40p hoặc đi muộn một chút thì là chậm giờ”.

Không chỉ người dân khốn đốn, các doanh nghiệp cũng chịu rất nhiều thiệt hại từ vấn nạn tắc đường gây ra.

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó giám đốc công ty Du lịch cho biết: "Việc tắc đường từ nửa tiếng đến 1 tiếng, đã đặt ra áp lực rất lớn đến những người điều hành tuor như chúng tôi thậm chí còn phải xin lỗi khách hoặc rút ngắn thời gian đến các điểm hoặc cắt bớt lịch trình và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của công ty".

Ước tính mỗi năm cả nước mất 30 ngàn tỷ đồng vì tắc đường.

Mỗi khi kẹt xe với thời gian trung bình là 45 phút, mức thiệt hại là 0,54USD/người. Với 60 điểm ùn tắc giao thông hiện nay thì mỗi ngày TP Hồ Chí Minh thiệt hại gần 1,3 triệu USD. Ngoài ra, số xe máy tại TP. HCM tiêu hao gần 217.000 lít xăng/năm, với giá 11.000 đồng/lít hiện nay thì tổng mức thiệt hại do ùn tắc giao thông mỗi năm ở TP HCM sẽ trên 13.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể lãng phí do tốn mặt bằng giữ xe máy ban ngày và ban đêm, ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng/năm.

Tại Hà Nội, đến nay cũng đang có trên 50 điểm ùn tắc giao thông như thế.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cho biết: "Ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ lưu thông của các hoạt động kinh tế và từ đó nó ảnh hưởng trở lại đến sự hình thành các dự án và từ đó nó ảnh hưởng trở lại đến các dự án cũng như các cam kết hợp đồng nó gây ra các phát sinh hậu quả liên quan đến việc này".

Trong lúc những nhân viên khác đã có thể làm việc, thì tại những đoạn đường ùn tắc, nhiều người người vẫn đang tìm cách len lỏi giữa dòng người đông đúc để đến được nơi mình làm việc. Cả ngày 8 tiếng đi làm, đã mất đến gần 1 nửa thời gian ngoài đường. Thiệt hại về thời gian, kinh tế đã rõ, bên cạnh đó là sự mệt mỏi, chán chường.

Với các lí do trên, một ứng dụng mang tính cộng động là ứng dụng cảnh báo tình trạng tắc đường tại Hà Nội là cần thiết, để hỗ trợ các cán bộ giao thông, các cục bộ giao thông trong quá trình quản lý tình trạng tắc đường tại Hà Nội với các thông tin thông báo tình trạng tắc đường đến từ chính những dân đang sống trên các địa bàn tại Hà Nội một cách kịp thời và chuẩn xác.

Input: thông tin về cây được cung cấp từ người dùng: địa điểm tắc đường, tên người cảnh báo, thời gian, điện thoại người cung cấp thông tin, hình ảnh, video.

Output: các địa điểm trên bản đồ Hà Nội đang tắc đường, tổng số lượng địa điểm tắc đường đang được cảnh báo, danh sách các cảnh báo về địa điểm tắc đường, thông tin chi tiết về cảnh báo.

Tiêu chí đánh giá: thời gian bản đồ cập nhập tự động các địa điểm được cảnh báo, địa điểm cảnh báo tình trạng tắc đường được người dùng cung cấp hiển thị đầy đủ thông tin.

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng web cảnh báo tắc đường trên địa bàn Hà Nội dựa trên WebGIS và điện toán đám mây (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w