1.3.1 Những nghiên cứu trong nước
Không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam việc nghiên cứu dự báo số lượng cơn bão cũng được quan tâm. Trên tạp chí khoa học của đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009, tác giả Đinh Văn Ưu đã nghiên cứu về xu thế biến đổi số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và ven biển Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu Trung tâm hỗn hợp cảnh báo bão của hải quân Hoa Kỳ (JTWC), có tham khảo các nguồn số liệu của Trung tâm khí tượng chuyên vùng (RSMC) của Nhật Bản và của Đài quan trắc Hồng Kông (HKO) từ năm 1959 đến 2008. Ở đây, tác giả đã sử sụng phương pháp phân tích được xây dựng trên cơ sở phân loại thống kê, xác định các đặc trưng thống kê thông dụng đối với từng loại bão và từng khu vực biển cụ thể. Kết quả phân tích thống kê số liệu bão tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau đến năm 2008 cho thấy:Bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (TBTBD) và Biển Đông (BĐ) có sự biến động mạnh về số lượng cũng như cường độ dẫn đến những hệ quả khó dự báo trước đối với các hoạt động kinh tế và dân sinh trên biển cũng như dải ven bờ, nguyên nhân của sự biến động này vẫn chưa được xác định.
Kết quả phân tích thống kê số liệu bão tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau đến năm 2008 cho thấy số lượng trung bình năm bão và siêu bão (SB) hoạt động ở TBTBD, BĐ cũng như đổ bộ vào dải ven biển Việt Nam dao động theo các chu kỳ dài từ 2 năm đến nhiều chục năm. Chưa thấy xu thế gia tăng số lượng bão và SB ở những khu vực nêu trên, thậm chí số lượng SB còn có xu thế giảm. Trong 5 thập niên gần đây, số lượng bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến ven bờ vịnh Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại gia tăng. Những dao động này cho thấy có khả
năng sự hoạt động của bão trên khu vực chịu tác động của các dao động quy mô lớn như tựa 2 năm (QBO), El Nino và nhiều chục năm Thái Bình Dương (IPO).
Ở Việt Nam, theo dõi về sự biến đổi của bão rất hữu ích trong dự báo số lượng cơn bão đổ bộ lãnh thổ nước ta. Như các tác giả Vũ Thanh Hằng, Ngô Thị Thanh Hương, Phan Văn Tân đã có nghiên cứu về “Đặc điểm hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945 – 2007. Các tác giả đã thống kê các cơn bão hoạt động ở vùng biển gần bờ Việt Nam và số lượng cơn bão theo các tháng, năm tại các khu vực ven biển từ trang web Hoa Kỳ trong giai đoạn 1945 – 2007.
Sau khi phân tích, tác giả đã rút ra được một số kết luận về sự biến đổi hoạt động của bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945-2007 như sau: Số cơn bão ở các vùng biển gần bờ Việt Nam đều có xu thế tăng lên, tăng mạnh nhất là ở vùng biển Đà Nẵng - Bình Định và tăng ít nhất là ở vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận. Trong những năm xảy ra hiện tượng La Nina số lượng bão ở vùng biển gần bờ Việt Nam thường nhiều hơn trong những năm xảy ra hiện tượng El Nino. Thời gian bắt đầu mùa bão ở các vùng biển gần bờ Việt Nam có xu hướng chậm dần và ngắn lại từ bắc vào nam. Vùng biển Bắc Bộ là nơi tập trung bão cả về số lượng lẫn cường độ, trong khi đó vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận và Nam Bộ là khu vực ít bão hơn cả. Tần số bão, áp thấp nhiệt đới ở bảy vùng biển gần bờ Việt Nam trong thời kỳ 1945-1960 ít hơn so với thời kỳ 1991-2000, tần số bão cực đại thường tập trung vào thời kỳ 1996-2000.Bão có xu hướng hoạt động về phía nam hơn, tuy nhiên mức độ biến động không lớn.
Mới đây nhất, năm 2014 tác giả Trần Đức Mẫn có một đề tài “Dự báo số cơn bão đổ bộ trong năm vào Việt Nam và khu vực Đông Bắc trên cơ sở các thông tin Enso” và để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả tiến hành xây dựng phương trình dự báo dựa trên phương pháp hồi quy từng bước với số liệu đầu vào của đối tượng dự báo là số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam và khu vực Đông Bắc từ năm 1960 đến năm 2013 còn nhân tố dự báo là các số liệu ENSO đều lấy từ bộ số liệu phân tích lại của Trung tâm quốc gia dự báo môi trường Mỹ (NCEP) và Trung tâm quốc gia nghiên cứu khí quyển Mỹ (NCAR). Để tiến hành nghiên cứu, tác giả chia số liệu
thành hai phần: sử dụng số liệu từ 1960 – 2002 để xây dựng phương trình dự báo và sử dụng số liệu như trên thời kỳ 2003 – 2013 để kiểm chứng phương trình dự báo.
Sau khi thu thập số lượng các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam và khu vực Đông Bắc, tiến hành xác định tương quan giữa chúng với số liệu ENSO, thu được kết quả dự báo số lượng cơn bão sẽ đổ bộ vào nước ta và khu vực Đông Bắc. Từ nghiên cứu này, tác giả đưa ra ý kiến rằng việc sử dụng các thông tin ENSO để xây dựng phương trình dự báo số cơn bão đổ bộ trong năm cho Việt nam và khu vực Đông Bắc với phương pháp luận dễ hiểu. Đồng thời truy cập các số liệu phân tích lại rất thuận lợi và do đó, quy trình dự báo đưa ra địa chỉ truy cập để người sử dụng dễ dàng cập nhật thông tin.
1.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
Leung Yin Kong và Leung Wing Mo với nghiên cứu “Ảnh hưởng của ENSO đến số lượng các cơn bão ảnh hưởng đến Hồng Kong” Macau, Trung Quốcnăm 2002 đã sử dụng dữ liệu số lượng cơn bão trong 40 năm (1961 – 2000) của trạm quan trắc Hông Kông cùng với số liệu tái phân tích nhiệt độ bề mặt biển Trung tâm Quốc gia Hoa Kỳ và bằng phương pháp phân tích được xây dựng trên cơ sở phân loại thống kê. Hai tác giả đã chỉ ra mối tương quan mạnh giữa số lượng cơn bão ở Hồng Kông với nhiệt độ dị thường của bề mặt nước biển (SSTAs) xảy ra ở xích đạo Trung và Đông Thái Bình Dương, gần trùng với bốn vùng Nino: Nino-1.2, Nino-3, Nino-3.4 và Nino-4, trong đó tương quan cao nhất xảy ra ở vùng Nino-3.4 và Nino- 3. Sau khi nghiên cứu, hai tác giả đã đưa ra kết luận rằng số lượng cơn bão nhiệt đới ít hơn so với trung bình năm đối với những năm có Elnino và sau khi Elnino xảy ra, còn những năm có Lanina và sau khi Lanina xảy ra thì số lượng cơn bão đổ bộ vào Hồng Kông tăng lên so với trung bình, trước khi có Elnino và Lanina thì không rút ra được kết luận.
Trong một nghiên cứu về “ Dự báo số lượng cơn bão đổ bộ vào Hoa Kỳ trong 5 năm” [8] của các tác giả ở Anh và Đức nghiên cứu đã đưa ra 20 mô hình dự báo số lượng cơn bão với hạn dự báo từ một đến năm năm. Để dự báo được số lượng cơn bão theo quy mô thời gian, họ tiến hành xây dựng các mô hình dự báo
với số liệu đầu vào là số lượng cơn bão ở Đại Tây Dương đổ bộ vào Hoa Kỳ từ năm 1900 đến 2005 và chuỗi số liệu nhiệt độ bề mặt nước biển. Bên cạnh mục tiêu giảm sai số dự báo họ còn mong muốn mở rộng hạn dự báo nhằm giới thiệu phương pháp tiếp cận đến những nhà khí tượng, khí hậu học và đặc biệt là những người làm trong ngành công nghiệp bảo hiểm.
Như vậy qua những nghiên cứu trên, ta có thể thấy rằng hoạt động và số lượng của các cơn bão có tương quan khá chặt chẽ đến những số liệu nhiệt độ mặt nước biển, đặc biệt là những năm Elnino và Lanina.