CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng
2.3. Thẩm định dự án đầu tư
2.2.3. Thẩm định về phương diện tài chính
Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kì dự án vay vốn nào. Nội dung thẩm định bao gồm:
+Tổng mức vốn đầu tư +Nguồn tài trợ
+Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến +Dòng tiền của dự án
+Lãi suất chiết khấu
+Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính +Độ nhạy
* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (tính cho chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên). Trong phần này cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã được tính toán hợp lý hay chưa, đã tính toán tất cả các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố tác động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ… Trên cơ sở tham khảo các dự án tương tự và những kinh nghiệm được ngân hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ta nhận xét. Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để xác định mức tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dự án
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động. Sự hợp lý này rất cần thiết, vì dự án đi vào hoạt động cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vào nhà xưởng sẽ không phát huy được tác dụng. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng ngành nghề. Ngân hàng sẽ căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và khả năng khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủ đầu tư mà xác định nhu cầu và chi phí cho từng giai đoạn
* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn
Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định cần đánh giá khả năng tham gia của mỗi nguồn cả về quy mô và tiến độ. Một dự án có thể được tài trợ từ rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng, vốn tự huy động. Cán bộ thẩm định cần xem xét tỷ trọng đóng góp của từng nguồn, khả năng tham gia nguồn vốn sở hữu trong tổng nguồn vốn. Đối với mỗi nguồn vốn, cần đánh giá các mặt sau:
- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồn vốn: Dự án thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau. Nếu là nguồn ngân sách cấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liên doanh cần có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay các bên liên doanh. Nếu là vốn tự có phải có xác minh cụ thể
- Tiến độ của mỗi nguồn vốn nhằm đảm bảo cho dự án được thực hiện và đi vào vân hành đúng như dự kiến
* Thẩm định doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến. Trên cơ sở những phân tích về cung cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến,… cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay, chi phí quản lý…) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí dự phòng lưu thông và các chi phí khác). Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định cần tiến hành đánh giá tính chính xác của từng khoản mục phí (ví dụ giá cả nguyên vật liệu đầu vào mà doanh nghiệp đưa ra có phù hợp với chế độ kế toán không?…). Phân bố chi phí vay ngân hàng, tính toán các mức thuế phải nộp, tránh thừa hay thiếu, áp dụng sai mức thuế. Tiếp đó cần kiểm tra việc tính khấu hao xem cách tính khấu hao đã tuân thủ đúng quy định của Bộ tài chính hay chưa, kiểm tra việc tính khấu hao và lãi vay và phân bổ khấu hao và lãi vay vào giá thành sản phẩm
- Xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không? So sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kết luận.
Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chi phí, mức chênh lệch giá, xác định được các hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ cho số lượng thành phẩm một cách hợp lý.
- Kiểm tra cách xác định doanh thu và lợi nhuận của dự án. Doanh thu của dự án là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ thu được trong năm dự kiến bao gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu và dịch vụ cung cấp cho bên ngoài.
Doanh thu hàng năm của dự án được xác định trên cơ sở sản lượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dự án. Doanh thu cần được xác định rõ ràng từng nguồn dự kiến theo năm. Thông thường trong những năm đầu hoạt động, công suất thiết kế thường thấp hơn dự kiến (50-80%) và mức tiêu thụ cũng đạt không cao (60-80%) và do đó doanh thu đạt thấp hơn những năm sau (50- 60% doanh thu khi ổn định). Lợi nhuận của Dự án là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất các sản phẩm. Chênh lệch giữa doanh thu và các khoản chi phí đã bao gồm cả lãi vay gọi là lợi nhuận trước thuế đối với Nhà nước là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận của Dự án mà ngân hàng quan tâm bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng trước thuế, lợi nhuận ròng sau thuế...
Trên cơ sở tính toán lại các chi phí đầu vào, ước tính mức sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm cán bộ thẩm định cần lập bảng dự trù doanh thu, chi phí của dự án theo mẫu:
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 1 Năm 2 Năm…
1. Sản lượng
2.Tổng doanh thu không có VAT 3. Tổng chi phí
+ Chi phí nguyên, nhiên vật liệu + Chi phí nhân công
+ Chi phí bán hàng và quản lý + Chi phí khấu hao
+ Chi phí lãi vay + Chi phí khác 4. Thu nhập trước thuế 5. Thuế TNDN
6. Thu nhập sau thuế
* Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, ngân hàng thường sử dụng một số những chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án (NPV)
Là phần chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền ròng của dự án trong tương lai được quy đổi về thời điểm hiện tại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu
NPV = Σ - Σ
Trong đó: NPV là giá trị hiện tại ròng của cả đời dự án Bi là thu nhập năm thứ i
Ci là chi phí năm thứ i
r là tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn n là độ dài thời gian
Dự án chỉ được chấp nhận nếu NPV >= 0 - Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
IRR là mức lãi suất mà nếu sử dụng nó để quy đổi các khoản thu chi của dự án về mặt bằng hiện tại thì các khoản thu = các khoản chi hay nói cách khác thu nhập ròng của dự án bằng không. IRR là 1 chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính, nó phản ánh mức lãi suất mà dự án có thể đạt được
(r2 - r1)
IRR = r1 + NPV1 * --- NPV1 + NPV 2
Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR > igh
igh được sử dụng thường là mức lãi suất vay ngân hàng - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T
Là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Đó chính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm
Tổng số vốn đầu tư T = ---
Lợi nhuận thu + Khấu hao cơ bản dùng được hàng năm để trả nợ hàng năm
Dự án chỉ được chấp nhận chỉ khi thời gian hoàn vốn của dự án <=số năm hoạt động của dự án
- Xác định điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp các khoản chi phí của dự án, nói cách khác tại đó dự án không lãi cũng không lỗ. Điểm hoà vốn có thể được biểu hiện bằng sản lượng hoà vốn hoặc doanh thu hoà vốn
Nếu điểm hoà vốn doanh thu hoặc sản lượng lớn hơn mức doanh thu hoặc sản lượng của cả đời dự án thì dự án sẽ lỗ và ngược lại. Do đó chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn
- Xác định năng lực hoà vốn (NI) NI =
Doanh thu hoà vốn --- Tổng doanh thu cả đời dự án
Chỉ tiêu NI lớn hơn hoặc bằng 30% thì dự án mới được lựa chọn - Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư ( ROI)
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư, chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư
ROI = Lợi nhuận sau thuế --- Tổng vốn đầu tư
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó phản ánh 1 đồng vốn đầu tư vào dự án thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Trong thực tế, trên cơ sở tổng hợp các bảng dự trù doanh thu, chi phí ở trên cán bộ thẩm định tiến hành lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trên công cụ Excell theo mẫu sau
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3…
1. Doanh thu 2. Tổng chi phí 3. Khấu hao 4. Lãi vay
5. Thu nhập trước thuế 6. Thuế TNDN
7. Thu nhập sau thuế
8. Dòng tiền hàng năm (CFi) 9. PVCFi
10. NPV 11. IRR 13. T 14. ROI
* Phân tích độ nhậy
Phân tích độ nhậy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một biến hay hai biến đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Để phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định trước hết cần dự đoán các yếu tố có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả cuối cùng, sau đó cho các yếu tố đó tăng giảm với phương án giả định. Thông thường các yếu tố được xem xét đó là: tổng vốn đầu tư, sản lượng tiêu thụ thực tế, giá thành nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm… mặt khác hiện nay còn có thể dùng thêm lãi suất đi vay và đây là yếu tố cơ bản quyết định tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Cụ thể xem xét các trường hợp :
+Sản lượng giảm 5%, 10%, 15%…do máy móc không hoạt động hết công suất dự kiến, thị trường tiêu thụ giảm, khả năng tổ chức sản xuất không tốt… từ đó dẫn đến tổn thất về doanh thu
+Biến phí tăng 5%, 10%, 15%… do giá cả nguyên nhiên liệu tăng, lương công nhân tăng, tuy nhiên giá bán sản phẩm và sản lượng không đổi từ đó dẫn đến lợi nhuận giảm
+Giá bán sản phẩm giảm 5%,10%,15%…nhưng chi phí sản xuất và sản lượng không đổi khiến cho doanh thu bị giảm
+Những thay đổi có thể trong chính sách kinh tế của nhà nước như chính sách về thuế, các quy định về hạn ngạch, việc hình thành các khu công nghiệp khu chế xuất… có ảnh hưởng đến đầu ra đầu vào của dự án đến dự án
Trên cơ sở đó thiết lập các bảng tính độ nhậy theo các trường hợp một biến hay cả hai biến thay đổi đồng thời nhằm tính toán lại các chỉ tiêu NPV hay IRR của dự án theo mẫu dưới đây:
Bảng phân tích độ nhậy 1 chiều
Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị…
NPV Kết quả IRR Kết quả
Bảng phân tích độ nhậy 2 chiều
Biến 1 Biến 2
NPV (IRR) cơ sở
Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị 3 Giá trị 1
Giá trị 2 Giá trị 3