Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của PGD Hai Bà Trưng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHNoPTNT (agribank) hà nội (Trang 35 - 40)

I. Phương hướng và mục tiêu hoạt động

1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của Agribank

Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.

AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá.

Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.

Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính;

Triển khai mạnh hai đề án gồm: “Đề án một số giải pháp để mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và “Đề án phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống”; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009;

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.

Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hà ng.

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đo ạn 2001-2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009.

Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.

Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.

2. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của PGD Hai Bà Trưng

Góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu mà Agribank đã đề ra, PGD Hai Bà Trưng đã đề ra mục tiêu kinh doanh năm 2009 như tăng trưởng nguồn vốn từ 15- 20%, dư nợ tăng từ 16-18%, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 dưới 1% trên tổng dư nợ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh. Nâng cao chất lượng tín dụng, trích và xử lý rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, hạn chế mức tối đa nợ tồn đọng phát sinh

Nhanh chóng thực hiện hiện đại hóa ngân hàng để phát triển trong cạnh tranh, trong thời đại hội nhập.

II. Thuận lợi và khó khăn 1. Thuận lợi

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia hoạt động, buôn bán quốc tế trở nên rất phổ biến. Mà các hoạt động, buôn bán quốc tế sẽ trở nên khó khăn nếu thiếu sự tham gia của các ngân hàng trong việc thanh toán, thu chi…Bên cạnh đó, hội nhập khu vực và quốc tế còn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng. Song từ đầu năm 2009, chính phủ, các cơ quan quản lý, đến cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư đã có những biện pháp chủ động, sẵn sàng đối phó với khó khăn, thách thức. Các doanh nghiệp phát triển, nhu cầu vay vốn tăng, đồng thời hoạt động của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao góp phần bảo đảm an toàn cho đồng vốn cho vay của các ngân hàng.

2. Khó khăn

Năm 2009 thực sự là một năm đầy thử thách đối với kinh tế-xã hội nước ta.

Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp tới triển vọng xuất khẩu. Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài gặp không ít khó khăn. Do đó mà nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng trong đó có ngân hàng tăng cao. Song bên cạnh đó, suy thoái kinh tế toàn cầu còn ảnh hưởng đến tâm lý, làm suy giảm lòng tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng, gây khó khăn cho việc huy động vốn.

Hơn nữa, Ngân hàng No&PTNT nói chung và PGD Hai Bà Trưng nói riêng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và chi nhánh khác.

Đặc biệt, sự ra đời của 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong thời gian tới đây đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn trong hoạt động của ngân hàng.

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tưcủa PGD Hai Bà Trưng

Nâng cao hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của PGD Hai Bà Trưng ngoài việc cần phải có các biện pháp Vĩ mô của nhà nước, phải có phương hướng hoạt động đúng đắn của Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên, PGD Hai Bà Trưng cũng cần thực hiện một số giải pháp như:

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, huy động vốn ngày thứ 7.

- Tiếp cận linh hoạt và duy trì mối quan hệ với những khách hàng có nguồn vốn lớn, thay đổi phong cách, nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút thêm nguồn vốn của tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm đảm bảo sự ổn định và có tăng trưởng nguồn vốn thường xuyên.

- Cần coi trọng và có chính sách ưu đãi hợp lý đối với khách hàng truyền thống có nguồn vốn lớn tạm thời nhàn rỗi, song cũng không được xem nhẹ nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư trên đại bàn.

- Đổi mới phong cách phục vụ và thái độ giao dịch phải tận tình, chu đáo.

Đồng thời mở rộng dịch vụ thu tiền lưu động tại các khu đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho mọi khách hàng khi giử tiền.

- Mở rộng các hoạt động dịch vụ như: dịch vụ uỷ thác chi trả lương hộ, dịch vụ thẻ, dịch vụ thu cước điện thoại…

- Tổ chức triển khai kịp thời những biện pháp huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp cấp trên như: tiết kiệm dự thưởng…

- Tập trung mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế khi có phương án vay vốn khả thi, đủ điều kiện vay vốn, từ đó thay đổi cơ cấu dư nợ hợp lý.

- Tích cực tìm kiếm cho vay các dự án trung và dài hạn có tính khả thi cao.

- Coi trọng, nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện nghiêm túc các văn bản chế độ thể lệ của ngành từ đó có hướng đầu tư cho vay hợp lý và phòng ngừa rủi ro.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho quá trình thẩm định. Cần khai thác các loại thông tin một cách đầy đủ, chính xác, hiệu quả nhất qua các kênh thông tin

về định mức kinh tế, kỹ thuật, suất đầu tư, kênh thông tin của các cơ quan quản lý chức năng, kênh thông tin từ các báo cáo nghiên cứu, hội thảo.

- Từng cán bộ phải đổi mới cách nghĩ, cách làm và không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHNoPTNT (agribank) hà nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w