MỘT SỐ HỌC BỔNG TỪNG APPLY

Một phần của tài liệu Sách kinh nghiệm thi IELTS ( Cực hay ) (Trang 53 - 60)

Do không có GMAT và chưa đủ 2 năm kinh nghiệm, cuối cùng mình chỉ nộp được 11 bộ hồ sơ. Dưới đây mình sẽ trình bày quá trình apply, nhưng chủ yếu tập trung vào SGS và BBS (vì 2 cái này phức tạp nhất, lắm chuyện để kể nhất và mình giành được kết quả cao nhất). Hy vọng giúp các bạn “mua vui cũng được một vài trống canh”.

1. MSPME (Masters in Strategic Project Management – European) http://www.mspme.org/

Đây là ngành mình thích nhất nhưng có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt (khoảng 1500 applicants và chỉ lấy 15 suất). Sự đời thật trớ trêu, mình yêu MSPME điên cuồng nhưng lại bị em ấy ruồng rẫy. Trong khi các bạn khác có kết quả từ 15/3 còn mình mãi không nhận được hồi âm gì. Viết mail hỏi thì họ bảo bận quá chưa gửi được. Chiều 28/3, mình nhận được cái mail của coordinator trả lời không chính thức rằng mình trượt. Mình vật vã, chán chường, muốn đâm đầu vào tường nhưng may

thay, đúng 2 tiếng sau đó nhận được mail của BTC thông báo được vào Main List.

2. EMTM (European Master in Tourism Management) http://www.emtmmaster.net/

Hồ sơ của EMTM được modify từ MSPME nên không có gì đáng nói.

Mình trượt thẳng cẳng, không có admission, không có scholarship.

3. EMSD (European Master in System Dynamics)

http://www.europeansystemdynamics.eu/

Mình nộp ngành này chỉ để đủ 3 nguyện vọng của EM và do các môn trong ngành này có chút dính dáng tới Strategic Management, chứ quả tình mình chẳng biết gì về System Dynamics. Nếu cho chọn lại chắc mình sẽ không chọn EMSD. Mình biết tin trượt EMSD hồi cuối tháng 12, do họ loại những người không eligible trước. Đúng ngày hôm đấy mình biết tin có khả năng phải đi nghĩa vụ quân sự. Như thể bị 2 sao quả tạ rơi trúng đầu. @_@

4. Học bổng trường Copenhagen Business School (CBS) – Đan Mạch http://www.cbs.dk/en/Degree-Programmes/CBS-Graduate

CBS khá danh tiếng, nhưng bắt nộp 150eu application fee nên mình đắn đo mãi. Lúc đó mình cũng túng bí nên phải đi vay mượn khắp nơi mới đủ 200eu (cả phí chuyển tiền) để gửi sang Đan Mạch. Mặc dù rất tiếc của nhưng mình vẫn cố gắng và hy vọng nhiều (dù học bổng của trường không cao). Chịu chơi như vậy nhưng mình không được học bổng cũng không được admission do CBS chê chương trình đào tạo của FTU thiếu credit. Các bạn FTU khóa sau nên cân nhắc khi nộp hồ sơ vào đây, kẻo mất tiền oan.

5. Học bổng Irish Aid – Ireland

http://www.smurfitschool.ie/vietnam/

Học bổng này cho khá nhiều tiền, học tại trường top của Ireland. Nhưng rất tiếc mình bị fail ở vòng phỏng vấn admission của trường nên không có cơ hội đi phỏng vấn ở ĐSQ.

6. VLIR – Bỉ

http://www.scholarships.vliruos.be/

Mình đăng kí ngành Globalisation & Development của trường Antwerp nhưng cũng không được admission.

7. Học bổng trường Helsinki School of Economics, Aalto University –

Phần Lan

http://www.aalto.fi/en/studies/schol…tion_fees/faq/

Mình đăng kí ngành International Business Communication của trường này. Chỉ rải hồ sơ cầu may và không kỳ vọng gì nhiều. Kết quả là mình được admission nhưng không có fund.

8. Học bổng trường Westmister, London – Anh http://www.westminster.ac.uk/study/p…am-scholarship

Mình nộp hồ sơ xin học bổng trường này từ tháng 12, trong khi tháng 6 mới tới deadline. Trường này cho nhiều suất học bổng, nên mình cũng khá kỳ vọng.

9. Học bổng của SECO – học tại WTI – Thụy Sĩ http://www.wti.org/courses/mile/

Đây là học bổng của Ban Thư ký Nhà nước Về Kinh tế – Thụy Sĩ, học tại WTI – ĐH Bern. Học bổng này chỉ giành cho WTI của Đại học Bern (là trường mình đăng kí với SGS) nhưng nghe nói năm sau sẽ hết. Đên giờ mình vẫn chưa biết kết quả.

10. Học bổng song phương Việt Bỉ – Belgium Bilateral Scholarship (BBS – Hay còn gọi là Học bổng BTC) http://www.diplomatie.be/hanoivn/def…p?id=31&mnu=31

Hằng năm, Belgium Development Agency (BTC) giành cho sinh viên VN 40 suất học bổng, nghe đâu mỗi ngành được 2 người. Học bổng này cho mỗi tháng 1150eu cộng thêm vé máy bay 2 chiều, vé máy bay về thăm nhà mùa hè (nếu kết quả năm đầu tốt), tiền bảo hiểm và tiền hỗ trợ các khoản lặt vặt khác.Trong khi chi phí ở Bỉ mỗi tháng chỉ khoảng 500- 700eu, số tiền dư ra đủ để đè chết mấy lão hà tiện không tiêu pha gì hoặc thừa đủ để các siêu phượt tung tẩy khắp trời Âu. Nói chung BTC chăm sóc sinh viên rất cẩn thận, chu đáo và để lại ấn tượng cực kỳ tốt

với mình.

BBS yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm (tính tới thời điểm nộp hồ sơ), có thư chứng nhận của cơ quan (giám đốc kí tên, đóng dấu). Lúc đó, mình mới có gần 1.5 năm kinh nghiệm. Mình viết mail hỏi và được trả lời rằng; “Hằng năm ĐSQ nhận được hàng trăm bộ hồ sơ nên tính cạnh

tranh rất cao. Tuy nhiên, em vẫn có thể nộp, nếu em chứng tỏ được bản thân thì vẫn có cơ hội giành học bổng.” Mình cũng không xin được Authorisation Letter của cơ quan, nên đành nộp thư giới thiệu của sếp, vậy mà vẫn được gọi đi phỏng vấn (mãi tới hôm biết kết quả mới dám lên xin dấu và chữ kí của giám đốc để nộp bổ sung). Theo cảm nhận của mình, học bổng này khá fair và không có chuyện lobby. Các chị ở ĐSQ và BTC cũng rất nice vì thế mọi người có băn khoăn gì thì cứ tích cực trao đổi (dĩ nhiên, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ trước khi hỏi). Một số bạn sợ thiếu kinh nghiệm, sợ thiếu Authorisation Letter, sợ abc xyz, ngại contact với người phụ trách… nên bỏ qua học bổng này. Kết quả là họ bị

loại từ khi chưa nộp hồ sơ.

Mình cũng chịu khó contact với trường bên Brussel và xin được admission từ tháng 11. Ở thời điểm này ít người nộp hồ sơ nên mình được ông Director giúp đỡ từ đầu đến cuối để có admission. Nhìn cảnh nhiều bạn trong Main List của BBS thấp thỏm đợi admission, mình thành thật khuyên các bạn BBS năm sau hãy cố xin admission từ trước.

Vừa có lợi thế, vừa nhẹ người. Bí quyết của mình khi contact với giáo sư, là hãy đầu tư thời gian soạn một cái email thật trang trọng, lịch sự, tha thiết và tỏ ra ham thích nghiên cứu. Riêng email đầu tiên gửi ông giáo này, mình mất đúng 3 ngày để soạn và sửa.

Kết quả là mình được vào Main List của BBS, học ngành Management tại Solvay Brussels School of Economics and Management của VUB&ULB (joint program). Ranking của trường về Management và MBA rất cao (xếp thứ 14 trên toàn thế giới, theo Financial Times).

11. Học bổng Chính phủ Thụy Sĩ (Swiss Government Scholarship – SGS)

http://www.sbf.admin.ch/htm/themen/b…ietnam_en.html http://ttvnol.com/Duhoc/1343318

Về học bổng này, bạn hungk9 đã có 1 thread riêng, cực hay và cực chi tiết. Mình thực sự cảm ơn hungk9 rất nhiều. Nếu không có bài viết đó, chắc mình không bao giờ tin trên đời có người nhận được học bổng chính phủ Thụy Sĩ (vì nó quá danh giá).

Sau khi đọc xong bài viết của hungk9, mình lên kế hoạch chọn trường, chọn ngành và chuẩn bị các loại giấy tờ. Ưu tiên số 1 của mình là ngành Management ở trường Geneva, thứ 2 là khóa MILE ở WTI của trường

Bern. Do mọi năm, SGS vẫn yêu cầu Letter of Contact của trường, nên mình gửi khoảng chục email cho các giáo sư ở hai trường từ đầu tháng 9. Trong email có kèm CV, bảng điểm và trình bày nguyện vọng học tập nghiên cứu tại trường, đồng thời mình thể hiện sự thích thú với hướng nghiên cứu của các giáo sư đó. Mấy ông thầy bên Geneva không trả lời nên mình phải giục assistant của họ mấy lần. Cuối cùng mỗi ông gửi cho mình 1 cái thư từ chối bằng tiếng Pháp, khiến mình hoa cả mắt. Trong khi đó, mình nhận được hồi âm từ bà Director của MILE, bảo rằng có 1 giáo sư forward thư cho tôi, tôi thấy hồ sơ khá ổn, nếu muốn apply SGS thì chẳng cần Letter of Contact, cứ gửi application package sang sẽ có admission luôn. Lúc đó mình có đủ giấy tờ rồi, chỉ thiếu mỗi cái Academic Essay (rất khoai). Mình đánh liều gửi luôn (trường này chỉ yêu cầu gửi qua email). Vừa gửi xong, bỏ ra xem thì thấy 1 cái LOR bị lỗi, theo kiểu đầu Ngô mình Sở. Đầu thư thì Kính gửi trường Bern, cuối thư Chân thành cảm ơn học bổng Erasmus Mundus… Mình tá hỏa, gửi mail xin lỗi và hứa sẽ xin cái LOR khác. Bà Director trả lời, chuyện nhỏ ấy mà, đâu phải lỗi của mày, chắc cô giáo mày nhầm với ai thôi. (Tự an ủi mình rằng 60 lá thư chỉ lỗi có 1 cái, chắc chưa bị coi là thảm họa) 2 ngày sau mình nhận được Conditional Admission. Thấy thế vẫn chưa đủ nên mình quyết tâm viết cái essay trong 1 tuần, viết xong lo ngay ngáy vì sợ dính plagiarism (trường này nhấn mạnh trên web rằng chỉ cần 1 lỗi nhỏ về đạo văn là sẽ ăn đòn rất nặng). 3 hôm sau mình tiếp tục nhận được Unconditonal Admission của trường. Lúc này, mình tự tin nộp hồ sơ cho ĐSQ. Mặc dù thích Geneva hơn, nhưng mình bắt buộc phải chọn Bern vì đã có admission và cơ hội chiến thắng cao hơn.

Hôm đi phỏng vấn, mặc dù chuẩn bị rất kỹ, mình vẫn hơi hồi hộp. Mình bảo với bà phỏng vấn là cháu hơi run, bà ấy liền kêu lên: “No no no. You have to think you are the best.” Câu này làm mình ấm lòng cả ngày hôm đó. Phỏng vấn được 1 lúc, bà ấy hỏi, thế chú mày có quen ông viện trưởng WTI ở Bern không? Mình thật thà nói, cháu chả quen biết gì, chỉ thấy ông ấy 1-2 lần trên website. Bà ấy liền giơ ra 1 tờ giấy và bảo:

“Ông ấy viết thư giới thiệu cho mày đây.” Nói xong bà ta cất đi luôn, làm mình tiếc hùi hụi vì không được xem nội dung. Hồi đầu, lúc spam

email, mình có gửi cho ông viện trưởng vì thích mấy công trình của ông này, nhưng không dám nghĩ ông ấy lại bỏ thời gian ra viết thư giới thiệu cho mình. Nhờ đó hồ sơ của mình cạnh tranh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các bạn lưu ý, đây chỉ là một plus point chứ không phải điểm chính.

Mình quen một bạn có profile cực khủng, cũng được trường bên Thụy Sĩ viết Reference nhưng vẫn bị loại (không được vào RL). Lý do loại theo mình là vì hồ sơ chuẩn bị không tốt: CV luộm thuộm, LOR thiếu tập trung và quan trọng nhất là SOP không có định hướng rõ ràng (mình đã đọc và comment cho bạn đó để chuẩn bị cho mùa sau).

Ngoài ra, mình còn 1 lợi thế nữa, mong các bạn năm sau để ý. SGS ưu tiên ứng viên nào mà trường Undergraduate ở Việt nam có project với trường bên Thụy Sỹ. Mình chọn WTI còn vì lý do nó có project với FTU.

Kết quả: Ngày 27/4, mình nhận được email thông báo. Đọc đi đọc lại 5 lần vẫn không tin được vào Main List của SGS, mình phải gọi điện cho cô giáo tiếng Anh hỏi lại rồi mới dám hét lên.

Ngoài những học bổng kể trên, mình còn lăm le học bổng của World Bank, của ADB, New Zealand, Eiffel, CUD. Các bạn quan tâm có thể xem thông tin trên mạng, hoặc nếu cần giúp đỡ thì liên hệ với mình, dù không nộp hồ sơ nhưng mình nắm khá rõ quy trình của các học bổng này. Từ giờ tới tháng 9, mình sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ những ai có yêu cầu. Tuy nhiên, sau tháng 9, với lịch học hành, ăn chơi dày đặc bên châu Âu, sẽ rất khó khăn để mình đồng hành cùng các bạn. Do vậy, bạn nào thấy thật sự cần giúp đỡ thì hãy khai thác mình trong lúc nhàn rỗi này. (Một lưu ý nhỏ là mình không thích bạn bè ảo nên nếu nhắn tin, gửi email hay add facebook, các bạn vui lòng để lại vài dòng giới thiệu, đồng thời mình chỉ nhận giúp đỡ những ai đã đọc kỹ các thread trên ttvnol và thật sự mong muốn giành học bổng) III. SĂN HỌC BỔNG – MẤT & ĐƯỢC

Giành được học bổng, mình đã phải trải qua những ngày tháng vô cùng gian khó, phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc. Đã săn học bổng thì ai cũng vậy, đổ mồ hôi sôi nước mắt là điều đương nhiên.

Những ngày ôn thi Ielts hì hục vào cuối năm 2010, ban ngày mình đi làm, 18h về nấu nướng ăn uống, 20h đi ngủ, 22h dậy học bài, đều đặn như vắt chanh trong 2 tháng trời. Sau đó là thất bại với học bổng đầu

tiên vào tháng 3/2011 cũng làm mình bải hoải. Từ tháng 4 đến tháng 7/2011, mình dồn tâm trí vào việc viết bài nghiên cứu. Quả thật, những ngày này mình rất stress vì công việc ở công ty khá nhiều, lại cộng thêm áp lực tìm kiếm học bổng và viết hồ sơ nên có những lúc tưởng chừng như buông xuôi đề tài nghiên cứu. Ngày hoàn thành đề tài để gửi đi, mình ngã vật ra như kẻ trút hơi thở cuối cùng.

Những tháng ngày viết SOP, LOR, CV có lẽ là quãng thời gian buồn nhất vì mình hầu như không gặp gỡ bạn bè mà giành các buổi tối để ở nhà viết lách. Mỗi ngày mình chỉ ngủ khoảng 4-5 tiếng, đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn. Có hôm trên đường đi làm về suýt ngã từ trên xe máy xuống vì buồn ngủ quá. Hôm đi phỏng vấn ở ĐSQ Bỉ mình còn suýt ngủ gật trước mặt 3 giám khảo, thỉnh thoảng nói vài câu linh tinh như mê sảng. Haizzz. Nghĩ lại thấy thương tâm quá.

Rồi phải kể tới những ngày chờ đợi kết quả căng thẳng, đằng đẵng, hoang hoải. Mình gửi xong hồ sơ từ đầu tháng 12, do vậy phải chờ trong thời gian khá dài. Từ tháng 2 đến tháng 3, kết quả trượt tới tấp bay về và khi trượt bộ hồ sơ thứ 8 của MSPME, mình thực sự gục ngã, tưởng chừng như mọi cánh cửa vĩnh viễn đóng lại. Do đường đi rất dài mình khuyên các bạn nên tìm một người bạn đồng hành cho đỡ tủi (nhưng phải tránh bọn đối thủ cạnh tranh ra nhé, hehe). Mình cũng có một cậu bạn đồng hành thân thiết, nhưng hơi buồn vì cậu này đã tặng cho mình một cái tát nổ đom đóm mắt đúng những ngày mình suy sụp nhất. Dẫu sao mình vẫn tin rằng có bạn đồng hành sẽ giúp con đường bớt xa và giúp mình thêm vững tin tiến về phía trước.

Một trở ngại khác là vấn đề tài chính. Mình đã nướng hàng đống tiền vào việc ôn, thi Ielts và gửi hồ sơ. Những ngày chạy vạy vay mượn để nộp application fee cho CBS là những ngày mình mặt dày nhất, vì lúc đó ngân sách cho việc săn học bổng đã cạn kiệt, bạn bè cũng đang túng bí nên chuyện vay mượn gặp phải một rào cản lớn. Nhưng không sao, “em thấy không tất cả đã xa rồi, trong tiếng thở của thời gian rất khẽ…”

Tốn kém tiền bạc, công sức, thời gian là vậy nhưng phải khẳng định rằng những ngày theo đuổi học bổng cũng là những ngày tháng đẹp nhất, bởi mình được sống với đam mê, với khát vọng và niềm tin cháy bỏng:

Birds are flying over Europe’s skies. Tell me please, why can’t I?” Phần thưởng lớn nhất với mình chính là 2 suất học bổng với tổng trị giá gần 3

tỷ VND, bằng tổng mức lương hiện tại của mình trong 30 năm. Trước mắt mình còn là những ngày tháng bay lượn trên bầu trời châu Âu, được gặp gỡ những người bạn mới, khám phá những nền văn hóa mới và cơ hội được tích lũy kiến thức tại những ngôi trường danh tiếng của châu Âu. Chắc không cần nói gì thêm đúng không các bạn?

Một phần của tài liệu Sách kinh nghiệm thi IELTS ( Cực hay ) (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w