Tổng quan về BlackBerry Mobile

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng ứng dụng gửi nhận email trên blackberry (Trang 23 - 34)

2.1.1 Khái niệm về BlackBerry Mobile:

BlackBerry là tên gọi chung của một thiết bị di động được phát triển bởi công ty Research In Motion (RIM) có trụ sở chính tại Canada. Ngoài các tính năng thông thường của một thiết bị thông minh như sổ địa chỉ, lịch công việc.v.v.

BlackBerry còn được biết đến như một thiết bị hỗ trợ mạnh mẽ cho việc gởi và nhận mail ở bất kì đầu, miễn là nó có thể kết nối với mạng di động.

BlackBerry hiện nay chiếm hơn 20% thị trường thiết bị cầm tay thông tin (hay còn gọi là smart phone). Với nhiều đặc tính nổi trội như khả năng bảo mật cao, hỗ trợ gởi và nhận mail một cách mạnh mẽ, có thể kết nối ở khắp mọi nơi.v.v.

BlackBerry đã trở thành thiết bị cầm tay thông minh phổ biến nhất đối với các doanh nhân ở thị trường Mỹ.

2.1.2 Lịch sử phát triển:

Thiết bị Blackberry xuất hiện đầu tiên vào năm 1999 chỉ đơn thuần là một máy nhắn tin di động (Pager). Chiếc máy có số hiệu 850 sử dụng 2 pin AA, có một số chức năng cơ bản như truy cập Internet, lịch hẹn, sắp xếp và quản lý công việc.v.v. Ở thời điểm các thiết bị di động đều rất lớn và không có nhiều chức năng như bấy giờ, 850 được đón nhận như một trong những thiết bị thành công nhất thời điểm đó, và rất được các doanh nhân ưa chuộng.

Vào năm 2002, các thiết bị phổ biến hơn của BlackBerry ra đời, hỗ trợ push e-mail, gọi điện thoại di động, nhắn tin, fax, duyệt web và một số ứng dụng mạng khác. Lúc này thiết bị khá giống với hình dạng các điện thoại phổ biến bây giờ.

Được cung cấp pin lithium có thể sạc, dung lượng bộ nhớ và tốc độ xử lý cũng cải tiến hơn rất nhiều.

Chương 2: Blackberry Mobile

Mặc dù hầu hết các điện thoại dòng 5000 và 6000 của Blackberry đều hướng vào thị trường mạng GSM8. Nhưng với sự phát triển của Sprint và Verizon trên nền tảng mạng CDMA9 ở thị trường Mỹ, vào năm 2003 RIM đã phát tirển BlackBerry 6750 cho mạng của Verizon. Kế tới là các phiên bản dòng 7200, điển hình là dòng sản phẩm 7250, được phân phối qua Sprint và Verizon. Đây là thiết bị đầu tiên của BlackBerry có hỗ trợ Bluetooth.

Ở thời điểm này, BlackBerry sản xuất thiết bị cho cả 2 dòng mạng GSM và CDMA. Trong đó 7210, 7220, 7230, 7280, 7290 được thiết kế cho mạng GSM. Và 7250 được thiết kế cho mạng CDMA. Riêng 7270 thật chất là một thiết bị WLAN, không hoạt động dựa trên mạng di động mà được sử dụng cho mục đích gọi VoIP10. Dòng điện thoại 7500 sau đó được thiết kế cho mạng di động iDEN của Motorola.

Có thể nói, bàn phím QWERTY là biểu tượng của Blackberry. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng thiết bị full QWERTY lại quá cồng kềnh, và họ ưa chuộng dòng thiết bị mỏng và nhẹ hơn. Chính vì điều này, RIM đã phát triển và phân phối 7100t thông qua mạng T-Mobile vào cuối năm 2004, sử dụng bàn phim SureType – kiểu bàn phím với 2 ký tự cho mỗi phím.

Dòng thiết bị sử dụng bằng phím SureType thật sự được biết đến rộng rãi với sự ra đời của phiên bản 8100 vào năm 2006, hay còn gọi là BlackBerry Pearl. Với thay đổi lớn chính là một viên bi cuộn ở giữa (được gọi là Trackball) được thay thế cho thanh cuộn bên hông (được gọi là Trackwheel) của những dòng sản phẩm trước. Ban đầu, Pearl được thiết kế hỗ trợ mạng GSM, nhưng vào cuối 2007, Pearl 8130 được phát triển cho mạng CDMA.

Sau một loạt sản phẩm với bàn phím cải tiến SureType, BlackBerry lại cho ra đời dòng sản phẩm 8700 với kiểu bàn phím QWERTY, sản phẩm này là một

8 Global System for Mobile Communications 9 Code Division Multiple Access

10 Voice Over IP

trong những sản phẩm bán chạy nhất của BlackBerry. 8700 được phát triển với 3 dòng sản phẩm, một cho mạng GSM với EDGE11, một cho mạng GSM không sử dụng EDGE (phổ biến ở các nước Anh, Ý, Hồng Kông, Singapore, W-CDMA12 ở Nhật), và một dòng sản phẩm khác sử dụng cho mạng CDMA.

Vào ngày 12/2/2007, Blackberry bắt đầu phân phối 8800, sản phẩm GSM bán chạy nhất tại thời điểm lúc bấy giờ. Đây là thiết bị với kiểu bàn phím

QWERTY kết hợp với viên bi Trackball của dòng sản phẩm 8100. Vài tháng sau dòng sản phẩm 8830 được phân phối thông qua Verizon, sử dụng mạng CDMA. Và sau đó dòng sản phẩm 8820 ra đời đây là sản phẩm sử dụng Wifi đầu tiên của BlackBerry.

Vào tháng 5/2007. BlackBerry lại tiếp tục giới thiệu dòng sản phẩm

BlackBerry 8300, hay còn gọi là BlackBerry Curve. Đây là sản phẩm đầu tiên của BlackBerry có tích hợp camera, sản phẩm này cũng được phân phối ở nhiều mạng khác nhau như GSM hay CDMA.

BlackBerry đã và đang phát triển cho tới tận ngày nay. Với nhiều sản phẩm cải tiến theo từng năm cụ thể, với nhiều kiểu dáng khác nhau như nắp gập, nắp trượt, cảm ứng.v.v. BlackBerry đã và đang dần khẳng định vị thế là một trong những sản phẩm thiết bị cầm tay thông minh mạnh và hiệu quả nhất.

2.2 Một số vấn đề khi xây dựng ứng dụng trên BlackBerry:

2.2.1 Java trên BlackBerry:

Ứng dụng trên Blackberry có thể được phát triển bằng ngôn ngữ Java, cụ thể là J2ME13 như các thiết bị di động có hỗ trợ Java khác. Ngoài ra, Research In

11 Enhanced Data rates for GSM Evolution 12 Wide Code Division Multiple Access 13 Java Platform Micro Edition

Chương 2: Blackberry Mobile

Motion còn cung cấp cho những người phát triển ứng dụng một bộ API14 bao gồm các hàm và các câu lệnh hỗ trợ việc lập trình trên điện thoại BlackBerry.

API của BlackBerry bao gồm các lớp, các hàm hỗ trợ cho việc phát triển ứng dụng trên BlackBerry, bao gồm:

• Brower: trong bộ net.rim.blackberry.api , hỗ trợ các thao tác về trình duyệt web và tạo trang web.

• Invoke: trong bộ net.rim.blackberry.api, hỗ trợ truy cập vào các ứng dụng sẵn có của máy như mail, task, memo.v.v.

• Mail:Hỗ trợ các thao tác về mail như đọc, soạn mail và gởi mail.

• Phone: Hỗ trợ các thao tác về nghe và nhận cuộc gọi.

• Pdap: Hỗ trợ thao tác cho các ứng dụng PDA như công việc, lịch, sổ địa chỉ.v.v.

• API về thiết bị ngoại vi như bluetooth, pin, ui.v.v.

• API hỗ trợ việc mã hóa, lưu trữ khóa, giải mã.v.v.

2.2.2 Chu kì sống của một chương trình BlackBerry:

Chương trình được bắt đầu ở trạng thái tạm dừng (Pause), lắng nghe các thông điệp mà người dùng có thể tương tác trong chương trình. Khi có một thông điệp mà chương trình có thể quản lý, chương trình sẽ chuyển sang trạng thái hoạt động (Active), sau khi thực hiện xong, chương trình lại quay về trạng thái tạm dừng.

Chương trình kết thúc (Destroyed) khi người dùng chọn thoát chương trình.

Quá trình lắng nghe diễn ra liên tục.

14 Application Programming Interface

Hình 2.1 - Chu kỳ sống của chương trình BlackBerry (Nguồn: BlackBerry OS Report - Josh Schiffman) 2.2.3 Môi trường lập trình BlackBerry:

Về cơ bản, người dùng có thể sử dụng bất kỳ môi trường nào để lập trình ứng dụng java cho BlackBerry. BlackBerry còn cung cấp cho người dùng một số môi trường lập trình như sau để hỗ trợ thêm về API của BlackBerry.

• BlackBerry JDE15: Đây là chương trình cần thiết khi lập trình BlackBerry, nó cung cấp môi trường, máy ảo và các API cần thiết để lập trình

BlackBerry. Bộ lập trình này yêu cầu JRE16 và JDK17 1.6 để chạy. Bộ lập trình này bao gồm:

o Một bộ tra cứu về API của BlackBerry và java.

o Máy ảo giả lập để chạy và phát triển ứng dụng.

o Giả lập MDS.

o Một số chương trình mẫu.

o Khả năng tạo .code file để đưa ứng dụng vào máy Blackberry.

15 Java Development Environment 16 Java Runtime Environment 17 Java Development Kits

Chương 2: Blackberry Mobile

o Công cụ ký (sign) code để phát triển ứng dụng trên môi trường máy thực tế.

• BlackBerry JDE Plug-in cho Eclipse18: Đây là một Plug-in dành cho Eclipse, cung cấp khả năng lập trình BlackBerry trên môi trường Eclipse. Người dùng có thể phát triển ứng dụng BlackBerry thông qua Eclipse. Plug-in này còn cung cấp các máy ảo cần thiết cho việc lập trình, tùy thuộc và JDE cài đặt trong máy.

• Rapid Application Development tools for BlackBerry (MDS Studio 2.0):

Môi trường này cung cấp cho người phát triển ứng dụng khả năng phát triển các ứng dụng khác nhau như mạng, cơ sở dữ liệu.v.v.

• BlackBerry Plug-in cho Microsoft Visual Studio: Đây là Plug-in dành cho Visual Studio của Microsoft. Cung cấp khả năng phát triển ứng dụng BlackBerry qua môi trường Visual Studio. Tuy nhiên, Plug-in này hiện nay không được Research In Motion phát triển tiếp.

• NetBeans19: Người dùng có thể sử dụng Netbeans để lập trình ứng dụng BlackBerry.

Hình 2.2 - Các công cụ lập trình MDS trên BlackBerry (Nguồn: BlackBerry OS Report - Josh Schiffman)

18 Công cụ phát triển ứng dụng Java 19 Công cụ phát triển ứng dụng Java

2.2.4 Máy ảo BlackBerry:

BlackBerry cung cấp cho người dùng một bộ máy ảo gần như hoàn chỉnh về các tính năng để người dùng có thể chạy thử và phát triển ứng dụng trên

BlackBerry.

Tất cả các dòng máy đã sản xuất của Research In Motion đều có một máy ảo với chức năng và hình dáng tương đương.

Máy ảo BlackBerry bao gồm tất cả các tính năng của một máy BlackBerry thông thường, bao gồm kết nối mạng di động và mạng máy tính, chế độ Holster20, chế độ pin và nhiều chế độ khác.

Hình 2.3 - Máy ảo 9530 của BlackBerry (Nguồn: www.Blackberry.com)

20 Chế độ tiết kiệm pin của BlackBerry khi đưa thiết bị vào một bao da có nam châm

Chương 2: Blackberry Mobile

2.2.5 Ký (sign) chương trình BlackBerry:

Mặc dù người phát triển ứng dụng có thể tự do phát triển ứng dụng cho BlackBerry. Tuy nhiên, khi sử dụng API của BlackBerry cung cấp, Research In Motion cần phải theo dõi một số chương trình nhạy cảm sử dụng các API liên quan tới việc bảo mật và quản lý các thông tin nằm trong máy. Các hàm về bảo mật và quản lý trong BlackBerry API đều bị khóa, và yêu cầu phải được ký trước khi sử dụng trên máy thật.

Một số API như các API về mã hóa, bảo mật bắt buộc phải được Research In Motion ký trước khi sử dụng. Điều này giúp cho người dùng có thể sử dụng các chương trình được phát triển mà không phải lo về các vấn đề mã hóa và bảo mật của mình.

Một số chương trình sử dụng MIDP21 để truy cập vào máy cần được ký để xác minh ứng dụng này an toàn. Khi được ký, chương trình sẽ không xuất hiện các cảnh báo cho người dùng khi chương trình sử dụng các kết nối file, kết nối mạng cũng như truy cập dữ liệu trong máy nữa.

Các gói cần phải ký trước khi sử dụng là:

Tên gói Công dụng

Net.rim.blackberry.api.browser Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng truy cập vào trình duyệt của BlackBerry.

Net.rim.blackberry.api.invoke Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng truy cập vào các ứng dụng có sẵn của BlackBerry như lịch công việc, tin nhắn, sổ ghi chép và các ứng dụng về mạng điện thoại.

Net.rim.blackberry.api.mail Gọi này cung cấp cho phép ứng dụng truy cập vào phần mềm tin nhắn của BlackBerry để gởi, nhận và đọc tin nhắn E-mail.

21 Mobile Information Device Profile

Net.rim.blackberry.api.mail.event Gói ứng dụng này định nghĩa các sự kiện và lắng nghe, quản lý các sự kiện liên quan tới mail.

Net.rim.blackberry.api.menuitem Gói này dùng cho phép người phát triển ứng dụng có thể thêm các menu vào chương trình BlackBerry.

Net.rim.blackberry.api.options Gói này cho phép người phát triển ứng dụng có thể thêm các tùy chọn của chương trình vào danh sách tùy chọn có sẵn của máy BlackBerry.

Net.rim.blackberry.api.pdap Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng truy xuất vào chương trình quản lý thông tin người dùng của Blackberry như sổ địa chỉ, công việc, lịch.

Javax.mircoedition.pim

Net.rim.blackberry.api.phone Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng sử dụng các tính năng của các ứng dụng phone.

Net.rim.blackberry.api.phone.phonelo gs

Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng truy xuất lịch sử gọi và nghe của máy.

Net.rim.blackberry.api.browser.field Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng hiển thị trang web trong chương trình.

Net.rim.blackberry.api.browser.plugin Gói này cho phép người lập trình thêm các kiểu MIME khác vào trình duyệt web của BlackBerry.

Net.rim.blackberry.api.crypto Gói này cung cấp cho ứng dụng các tính năng về bảo mật, mã hóa, chữ ký điện tử, chứng thực dữ liệu và quản lý chứng thực.

Net.rim.blackberry.api.io.http Gói này cung cấp cho ứng dụng khả năng đăng ký một hay nhiều địa chỉ tới trình duyệt web của BlackBerry.

Bảng 2.1 - Các gói API cần phải ký trước khi sử dụng (Nguồn: BlackBerry API references)

Chương 2: Blackberry Mobile

Các gói kể trên sẽ hoạt động bình thường trên máy ảo khi phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, chương trình cần phải ký trước khi sử dụng trên máy thật.

Để ký cho chương trình của mình, người phát triển ứng dụng cần truy cập vào địa chỉ: http://na.blackberry.com/eng/developers/javaappdev/codekeys.jsp và điền đầy đủ vào: https://www.blackberry.com/SignedKeys/. Sau khi trả phí cho Research In Motion, người phát triển ứng dụng sẽ chờ để lấy chữ ký và ký cho ứng dụng của mình. Sau đó người phát triển ứng dụng có thể triển khai trên máy thật.

Chương 3: Lập trình với Blackberry API

Một phần của tài liệu Luận văn xây dựng ứng dụng gửi nhận email trên blackberry (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w