VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NƯỚC TA
I. KHÁI NIỆM VỀ NHÓM THUỐC CẤM SỬ DỤNG, ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, HẠN CHẾ SỬ DỤNG VÀ THUỐC NGOÀI DANH MỤC Ở VIỆT NAM
Thuốc BVTV là những chất độc (nhiều hay ít tuỳ thuộc vào bản chất thuốc, nồng độ, dạng thuốc và điều kiện sử dụng). Tuỳ theo mức độ tác động của thuốc đến người, động vật máu nóng, sinh quần và môi trường, người ta chia các loại thuốc vào các nhóm được phép sử dụng, hạn chế sử dụng hay cấm sử dụng.
Ở Việt Nam, căn cứ vào kết luận của cơ quan thẩm định thuốc BVTV và Hội đồng Tư vấn thuốc BVTV Quốc gia, hàng năm Nhà nước ban hành “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam”.
1. NHỮNG THUỐC BVTV BỊ CẤM SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
Bao gồm những loại thuốc có độ độc cấp tính quá cao, hoặc có khả năng gây ung thư, gây quái thai, sẩy thai hay tồn lưu lâu trong môi trường, gây nguy hiểm lớn cho môi sinh, môi trường sẽ không được đăng ký, không được nhập , không được buôn bán và không được sử dụng ở Việt Nam. Mặc dù các thuốc này có thể có hiệu lực phòng từ dịch hại cao, giá rẻ.
Phụ lục II. DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
2. NHỮNG THUỐC BVTV BỊ HẠN CHẾ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
Thuốc BVTV hạn chế sử dụng là những thuốc có hiệu lực phòng trừ dịch hại cao, gây độc cho sinh vật có ích, nhưng vẫn cần dùng cho một số cây trồng đặc thù hay dùng với mục đích đặc biệt ( xử lý gỗ, khử trùng nông sản…). Mặc dù chúng có độ độc cấp tính cao đối với động vật máu nóng, nhưng chưa có thuốc thay thế nên vẫn phải sử dụng, nhưng trong quá trình sử dụng phải tuân theo những hướng dẫn nghiêm ngặt.
Các thuốc nằm trong nhóm hạn chế sử dụng có thể có một hay nhiều điều hạn chế sau:
- Hạn chế về hàm lượng hoạt chất trong sản phẩm - Hạn chế về dạng thuốc
- Hạn chế về loại cây trồng sử dụng và giai đoạn sử dụng - Hạn chế về trình độ người sử dụng
- Hạn chế nhập khẩu.
Danh mục thuốc hạn chế ở các nước không giống nhau. Theo gợi ý của FAO, ở các nước đang phát triển, chỉ nên cấm hay hạn chế một loại thuốc khi:
- Có ít nhất 5 nước trong vùng đã cấm hay hạn chế
- Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, nếu những thuốc này bị cấm hay hạn chế không ảnh hưởng đến công tác bảo vệ sản xuất ở nước đó.
Trong những năm qua, do chúng ta làm tốt công tác quản lý thuốc, nên đã đưa vào danh mục cấm và hạn chế, nhiều loại thuốc độc, nguy hại, kể cả nhiều loại thuốc có hiệu lực trừ dịch hại cao, giá rẻ, được dùng phổ biến. Tỷ lệ thuốc hạn chế chiếm từ 40% trước kia, nay giảm xuống còn 1%, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến việc kinh doanh thuốc BVTV trong cả nước, không ảnh hưởng đến công tác bảo vệ cây trồng và nông sản.
Hiện nay có một số ý kiến cho rằng: cần loại bỏ các thuốc trong nhóm hạn chế sử dụng và xếp chúng vào nhóm thuốc cấm với lý do đơn giản: không quản lý dược các lọai thuốc này. Ðây là một ý kiến khá phiến diện, không thấy được tính chất đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV, đơn giản và hành chính hoá công tác quản lý và thiếu cơ sở khoa học.
3. NHỮNG THUỐC BVTV ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM
Gồm các thuốc được phép đăng ký, nhập khẩu, buôn bán, phân phối và sử dụng ở Việt Nam. Chúng thường là các loại thuốc BVTV có độ độc thấp và trung bình đối với động vật máu nóng, dễ bị phân huỷ và không tồn dư lâu trong môi trường
4. THUỐC NGOÀI DANH MỤC
Thuốc không nằm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (cả tên thương mại lẫn tên thông dụng). Đây thường là những thuốc nhập lậu, không quản lý được chất lượng, độ độc. Đây là vấn nạn hiện nay ở nước ta mà chưa có gì khắc phục được.
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ PHẢI TUÂN THEO
1. NHỮNG NGƯỜI SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THUỐC BVTV KHÔNG MUA BÁN THUỐC ĐỰNG TRONG CÁC BAO BÌ KHÔNG ĐÚNG QUI CÁCH:
Bao bì (chai thuốc, bao gói thuốc,...) phải kín, khó bị hư hỏng trong lưu thông và vận chuyển, bốc dỡ, cất giữ, có nhãn rõ ràng, không rách bẩn với đầy đủ thông tin cần thiết, cụ thể. Đây là những yếu tố tích cực góp phần hạn chế sự rò rỉ thuốc trong quá trình lưu thông và cất giữ, ngăn chặn những lầm lẫn đáng tiếc có thể gây ra ngộ độc trong quá trình sử dụng thuốc BVTV.
2. TRÁCH NHIỆM NGƯỜI KINH DOANH THUỐC BVTV
Phải đăng ký kinh doanh thuốc BVTV. Không đăng ký mà đã kinh doanh là vi phạm pháp luật. Phải liên hệ với cơ quan chuyên ngành địa phương để có danh mục các thuốc cấm, thuốc hạn chế và thuốc sử dụng ở Việt Nam và nghiêm chỉnh thực hiện qui định của nhà nước.
Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV. cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật công ty/cửa hàng phải có trình độ từ trung cấp nông nghiệp trở lên.
Có cửa hàng bán thuốc và kho chứa thuốc và có trang thiết bị cần thiết để bảo đản an toàn cho người ,môi trường ;phòng chống cháy nổ theo qui định của nhà nước.
Người bán hàng phải có đủ sức khoẻ và cần có trình độ chuyên môn, khuyến cáo nông dân mua đúng thuốc, dùng đúng kỹ thuật, đọc và hiểu được nhãn.
Tuyệt đối không mua bán thuốc BVTV bị cấm, thuốc giả, kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc ngoài danh mục, thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, nhãn không rõ ràng hoặc không nhãn và những thuốc trên bao bì không ghi đầy đủ rõ ràng hướng dẫn sử dụng.
Không lưu trữ, bày bán, không mua bán các loại thuốc BVTV đựng trong các vỏ chứa không phải chai gói chuyên dụng đựng thuốc BVTV hay trong các ống thuỷ tinh dễ vỡ, những chai bịch thuốc đã bị hư hỏng.
Không bày bán thuốc không nhãn, nhãn bị mờ, bẩn, nhãn mang tiếng nước ngoài, nhãn không ghi đầy đủ nội dung theo qui định của nhà nước. Người bán phải thường xuyên tìm hiểu các mặt hàng mình có để giới thiệu cho người mua để mua được hàng đúng yêu cầu, nắm vững cách sử dụng an toàn có hiệu quả.
Không được tự ý sang chai, đóng gói lẻ, từ gói lớn sang gói nhỏ. Mọi loại thuốc khi bày bán tại cửa hàng hay trong kho phải là bao bì nguyên do cơ sở sản xuất gia công đóng gói với đầy đủ dấu, tem nút, bảo hiểm chống hàng giả.
Khi bán những thuốc BVTV bị hạn chế sử dụng, cần cung cấp cho người mua những điều hạn chế cụ thể với từng loại thuốc.
3. TRÁCH NHỆM NGƯỜI MUA THUỐC BVTV
Chỉ mua những thuốc đựng trong chai lọ bao gói còn nguyên. Không mua thuốc ở những cửa hàng không đăng ký kinh doanh thuốc.
Tính lượng thuốc cần để mua đúng lượng để tránh phải lưu trữ thuốc ở nhà. Nên liên kết cùng nhau dùng để mua những bao bì chứa lượng thuốc lớn.
Không tự thay đổi bao bì trong quá trình lưu trữ.
Khi dùng các thuốc hạn chế sử dụng, cần nắm vững phạm vi sử dụng thuốc đó (loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng; trên những khu vực và cách dùng).
4. XỮ LÝ ĐỔ VỠ TRONG KHI VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC BVTV:
Nếu thuốc bị đổ ra đất, sàn xe: Tuyệt đối không dùng nước để rửa. Dùng đất bột, vôi bột, mùn cưa bao quanh khu vực rò rỉ, thấm hết thuốc, nạo sạch lớp đất thấm thuốc, dọn sạch cho vào túi nhựa rồi chôn. Ngăn trẻ em, người không có phận sự vào nơi thuốc BVTV bị đổ.
Thường xuyên kiểm tra chai lọ đựng thuốc. Nếu thấy chai rò rỉ, túi thuốc bị vỡ cần cho các chai túi ấy vào túi nhựa để tiện di chuyển, xử lý.