Một số đề văn tham khảo

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 43 - 46)

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca qua đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:

những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếch choáng trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du

* Gợi ý:

Bài viết cần có những ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: hình tượng nghệ sĩ Lor-ca.

- Lor-ca – một con người tự do, một nghệ sĩ với khát vọng cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha (6 dòng đầu). Các hình ảnh: tiền đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt  Lor-ca hiện lên như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ. Đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li- la,… Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do; sư cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi.

- Lor-ca và nỗi oan khuất khủng khiếp ập đến. Hình ảnh áo choàng bê bết đỏ gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của lor-ca. Chàng đi như người mộng du  Thái độ bình thản, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề.

vọng tự do, yêu đời (hát nghêu ngao) ><hiện thực phũ phàng (áo choàng bê bết đỏ)).

- Đánh giá chung về đoạn thơ: những thành công về nghệ thuật; tấm lòng đồng cảm, tri âm của Thanh Thảo đối với Lor-ca.

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:

tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng

* Gợi ý:

Bài viết cần có những ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: số phận đau thương của Lor-ca và niềm xót thương Thanh Thảo.

- Số phận đau thương của người nghệ sĩ Lor-ca được cảm nhận qua hình tượng tiếng đàn (6 dòng đầu). Tiếng ghi ta như vỡ ra thành màu sắc, hình khối (Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp với nhân hoá: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy)  Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.

- Niềm xót thương của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca: không ai chôn cất tiếng đàn  sự dửng dưng, bạc bẽo của người đời; niềm tin vào sự bất tử của nghệ thuật chân chính: tiếng đàn như cỏ mọc hoang... trong đáy giếng.

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ mang tính tượng trưng; các biện pháp nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

- Đánh giá chung về đoạn thơ: những thành công về nghệ thuật; tấm lòng đồng cảm, tri âm của Thanh Thảo đối với Lor-ca.

Ng-ời lái đò Sông Đà

Nguyễn Tuân

Câu 1 : Giới thiệu vài nét về tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân?

Trả lời

- Sông Đà gồm 15 bài tùy bút và 1 bài thơ ở dạng phác thảo.

- Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế năm 1958 của Nguyễn Tuân. Ông sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc ít người.Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

- Nội dung chủ đạo của tùy bút Sông Đà là ca ngợi cảnh vật và con người Tây Bắc, đặc biệt nhà văn đi khám phá “chất vàng mười” đã qua thử lửa của vùng đất này.

- Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: uyên bác, tài hoa, tìm cái đẹp từ trong cuộc sống hiện tại của nhân dân lao động, câu chữ gọt giũa tinh xảo, câu văn giàu hình ảnh.

Câu 2 : Anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà?

Trả lời .Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Nguyễn Tuân rất mực tài hoa, luôn nhìn nhận, đánh giá cảnh vật và con người ở phương diện cái Đẹp, ở góc độ mỹ thuật và tài hoa. Sông Đà hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ và là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa; còn người lái đò như một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.

- Với ngòi bút uyên bác, nhà văn đã vận dụng những tri thức ở nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, điện ảnh, văn học…để viết về con sông hung dữ và thơ mộng.

- Văn phong Nguyễn Tuân phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện và phong phú, những hình ảnh giàu sức liên tưởng, bất ngờ và độc đáo (sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh…)

- Người lái đò Sông Đà thể hiện rõ nét sở trường ở thể loại tùy bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.

Câu 3 : Nguyễn Tuân đã phát hiện ra những đặc điểm nào của sông Đà? Những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào đựơc Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình?

Trả lời

- Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân phát hiện hai nét nổi bật nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình.

- Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật:

+ Trước hết, phải kể đến nghệ thuật nhân hóa. Đá trên thác sông Đà mai phục, bày “thạch trận” để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước thì kêu rống lên, vào hùa với đá để đánh những miếng đòn “hiểm độc nhất”.

+ Nghệ thuật trùng điệp và bút pháp trữ tình đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình của con sông “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”. Con sông còn đẹp

+ Nguyễn Tuân còn sử dụng nhiều cách so sánh những hình ảnh của đá, của nước, của thác, con thuyền, người lái đò, … Qua ngòi bút của nhà văn, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,…

Câu 4: So sánh Chữ người tử tù với Người lái đò Sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Trả lời.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp môn văn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)