MỨT KẸO CÔNG TUYỀN 3.1, Thành tựu
Như ta thấy thì nguyên vật liệu góp phần quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của sản xuất. Việc quản lý nguyên vật liệu là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất, làm sao cùng một lượng nguyên vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm thu được nhiều lợi nhuận nhưng hao phí vật tư nhỏ nhất thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Về công tác cung ứng nguyên vật liệu : Công ty đã xây dựng các kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao. Công ty chủ
động tìm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu trong kế hoạch mua, mục tiêu của Công ty giảm chi phí thấp nhất đảm bảo yêu cầu chất lượng. Công ty đã tính toán lượng dự trữ nhất định nhằm đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục và đề phòng có sự cố từ nguồn cung ứng và thị trường.
Bên cạnh đó, Công ty có chính sách thưởng bằng vật chất đối với cán bộ công nhân viên đặc biệt là cán bộ cung ứng nguyên vật liệu khi họ tìm được nguồn cung tốt, ổn định, giá rẻ.
-Về công tác xây dựng và quản lý định mức: Hiện nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tương đối hoàn chỉnh cho tất cả các loại sản phẩm của Công ty, hệ thống này ngày càng được Công ty hoàn thiện hơn bằng nhiều phương pháp như tiến hành kiểm kê điều tra thực tế, hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Việc thực hiện công tác định mức đã được một số kết quả nhất định như một số nguyên vật liệu sử dụng thấp hơn định mức tiêu dùng nguyên vật liệu góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm.
- Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu : Xây dựng và củng cố nhà kho phục vụ bảo quản nguyên vật liệu cung cấp kịp thời cho sản xuất, hệ thống kho luôn có người trực khi tiến hành sản xuất thủ tục xuất nhập tương đối thuận tiện, quản lý kho theo hình thức nhập trước-xuất trước đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị hư hỏng, sắp xếp kho theo quy mô và cường độ sử dụng có hệ thống bảo quản chống ẩm mốc, chống sự xâm nhập của vi sinh vật, nhà kho bố trí ở nơi thoáng mát, khô ráo.
- Công tác cấp phát nguyên vật liệu thực hiện theo hạn mức tiêu dùng nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất không bị thiếu nguyên vật liệu trầm trọng và theo dõi tình hình biến động lượng nguyên vật liệu trong dự trữ và trong sản xuất.
- Công tác sử dụng nguyên vật liệu : Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư một số máy móc thiết bị nhằm giảm lượng nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm có hình thức khuyến khích đối với những cá nhân, phân xưởng sử dụng tiết kiệm được nguyên vật liệu. Một số loại nguyên vật
liệu được dùng cho nhiều phân xưởng giúp cho việc dự toán chi phí một khối lượng sản phẩm nhằm tránh được việc thiếu nguyên vật liệu giữa chừng, gây đột biến khi sử dụng.
- Công tác thu hồi phế liệu phế phẩm : Thực hiện tốt việc thu cho giai đoạn sản xuất sau, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản xuất. Nguyên vật liệu được tận dụng lại trong nhiều trường hợp
-Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách hợp lý. Việc dự trữ, bảo quản, cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty có hiệu quả. Quá trình mua nguyên vật liệu của công ty được thực hiện rất nghiêm túc. Khi nguyên vật liệu về công ty có sự kiểm tra mẫu mã, quy cách số lượng theo quy định dảm bảo rồi mới cho nhập kho hoặc đưa thẳng vào trực tiếp sản xuất khi bộ phận nào có nhu cầu sử dụng thì phải làm giấy đề nghị xuất vật tư nhằm tránh hiện tượng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích. Nhờ đó mà ban lãnh đạo công ty quản lý được tốt hơn. Ở phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu mở sổ sách đầy đủ theo dõi tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu về cả số lượng lẫn chất lượng, giá trị. Các chứng từ sổ sách có liên quan đến nguyên vật liệu được lưu giữ hợp lý nên rất dễ kiểm tra và bảo quản. Cuối kỳ kế toán kiểm tra đối chiếu sổ sách thủ kho nhằm tìm ra sai sót để kịp thời sửa chữa và khắc phục.
-Công ty sử dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nó đáp ứng được yêu cầu về việc theo dõi tình hình tăng giảm NVL – CCDC ở bất cứ thời điểm nào, phù hợp với yêu cầu của một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Về hình thức kế toán áp dụng, công ty áp dụng hình thức nhật ký chung và hệ thống tài khoản hiện hành của Bộ tài chính, do vậy việc theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu rất thuận lợi.
3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, công ty vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục như:
-Về công tác cung ứng nguyên vật liệu :Vì phải mua một khối lượng lớn nguyên vật liệu, chủng loại phong phú với việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nên đôi khi sản xuất phải ngừng lại, bên cạnh đó có những hạn chế
-Công tác xây dựng và quản lý định mức Công tác xây dựng định mức hiện nay gặp phải khó khăn do chủng loại nguyên vật liệu phong phú và sản phẩm sản xuất ra nhiều loại. Qua việc thanh quyết toán nguyên vật liệu hàng tháng cho thấy hầu hết các loại nguyên vật liệu tiêu dùng đều có khối lượng nhỏ hơn định mức tuy nhiên một số loại vẫn còn cao, vượt định mức.. Bên cạnh đó việc quy định tỷ lệ hao hụt định mức đối với kẹo là 3%, bánh là 2%
trong khi đó tỷ lệ hao hụt định mức ở một số nước như Thái Lan, Nhật, Đức ...
là trên dưới 1%, nguyên nhân chính là do một số thiết bị máy móc còn thiếu đồng bộ, lạc hậu ... Đồng thời một số nguyên vật liệu để lâu không dùng hết, bị tồn đọng dễ gây ẩm mốc, thối rữa. Công tác thực hiện định mức còn một số vấn đề khó khăn là nếu giảm lượng tiêu dùng nguyên vật liệu thì chất lượng của sản phẩm có đảm bảo hay không. Một số nguyên vật liệu sử dụng vẫn còn cao hơn định mức do công nhân chưa có ý thức thực hiện đúng định mức đưa ra gây ra lãng phí cho sản xuất.
-Công tác tiếp nhận và cấp phát nguyên vật liệu: Công tác tiếp nhận nguyên vật liệu ở Công ty còn gặp nhiều khó khăn đó là việc thiếu công cụ, dụng cụ để kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập kho. Việc kiểm tra vẫn chưa đảm bảo về các mặt như độ ẩm của nguyên vật liệu, hàm lượng chất có ích của mỗi loại nguyên vật liệu trong từng đợt nhập, đặc biệt là việc kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân một phần cũng do hạn chế về trình độ của cán bộ vật tư
- Công tác quản lý kho nguyên vật liệu Công tác này còn có nhiều thiếu sót, mỗi kho được giao cho một đến hai người quản lý, thủ kho chịu trách nhiệm toàn bộ những hao hụt mất mát trong thời gian dự trữ, bảo quản tại kho.
Với nhiệm vụ, trách nhiệm đó thủ kho lại không được trao phạm vi, quyền hạn nhất định, việc quy định giữa công tác xuất kho còn quá đơn giản, chế độ khuyến khích vật chất chưa kích thích được thủ kho, đôi khi có dư nguyên vật
liệu thì thủ kho không được hưởng nhưng khi thiếu hụt phải bồi thường và bị khiển trách.
- Thu hồi nguyên vật liệu được tiến hành theo tháng dẫn đến nguyên vật liệu bị biến chất hoặc mất mát vì khi tính trọng lượng sản phẩm tinh sau khi đã sản xuất song không tách được chính xác, mức dụng là bao nhiêu cho từng loại nguyên vật liệu nên kho có thể kết luận là sử dụng tiết kiệm hay không. Công tác sử dụng nguyên vật liệu còn có tình trạng lãng phí, để nguyên vật liệu rơi vãi, không thu hồi hết được như nước rửa đường khi rửa nồi nấu.
Đối với các sản phẩm bánh, trong quá trình sản xuất thường có lượng bavia còn khá lớn như sản xuất bánh kem xốp phế liệu phế phẩm là 23%, một phần được sử dụng lại cho sản xuất bánh quy.
- Trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế do chưa được đào tạo về các nghiệp vụ quản lý kinh tế, bộ phận quản lý phải biết rõ đặc tính của từng loại nguyên vật liệu, thời hạn và chế độ bảo quản. ý thức của công nhân trực tiếp sản xuất còn chưa cao về quản lý và sử dụng nguyên vật liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên đây là một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu của Công ty bánh kẹo Công Tuyền.
Để hạn chế những khuyết điểm nói trên Công ty cần có những phương hướng và biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên để giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương trường
Việc nhập kho NVL trong một số trường hợp có thể tiết kiệm được, công ty nên tận dụng, hạn chế việc nhập kho mà xuất thẳng cho bộ phận sản xuất, như thế sẽ tiết kiệm được khoản chi phí vận chuyển và bốc dỡ nhiều lần.
3.3- Nguyên nhân
-Do nguyên nhân khách quan đó là việc nhà nước ta có chủ trương bảo hộ ngành mía đường bằng các chính sách hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch và đặt mức thuế nhập khẩu đường kính cao (35%) đưa đến tình trạng trong khi giá đường trên thế giới thấp thì giá đường trong nước lại cao hơn, làm tăng chi phí nguyên vật liệu của Công ty, tăng giá thành sản phẩm.
-Việc xây dựng và sửa đổi định mức vẫn còn chưa bám sát tình trạng thực tế, đặc biệt là máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu, công nhân có tay nghề chưa cao và các yếu tố khác
-Hệ thống cơ sở vật chất vẫn chưa đảm bảo nên gây nên tình trạng nguyên vật liệu bị hư hỏng, giảm chất lượng.
-Do công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chi phí cao đầu tư tốn khém nguyên vật liệu mà chưa đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu.
- Do công ty chưa thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động Trình độ của cán bộ vật tư còn chưa thành thạo .trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cáo cũng là 1 trong những nguyên nhân cơ bản cản trở việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguyên vật liệu tại công ty.
- Do yếu kém trong các khâu sản xuất , việc gắn kết giữa các khâu còn chưa chặt chẽ, đồng bộ , có khâu dùng máy móc, có khâu lại chủ yếu sử dụng lao động phổ thông dẫn đến tình trạng mất cân đối và kém hiệu quả trong việc sử dụng nguyên liệu.
Trên đây là 1 số nguyên nhân mà công ty vẫn còn gặp phải trong việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu Thực tế đòi hỏi công ty cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân đồng thời cần phải có những điều chỉnh cụ thể để hạn chế những thiếu sót trong công tác này vì nguyên vật liệu luôn là nhân tố được quan tâm trong công tác sản xuất ra sản phẩm.