Tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn thị trấn An Dương

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn thị trấn an dương (Trang 29 - 33)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN AN DƯƠNG

2.3. Tình hình thực hiện công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ công chức trên địa bàn thị trấn An Dương

2.3.1. Cơ cấu chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn.

- Cán bộ: bao gồm:

+ Chủ tịch UBND Thị trấn: Đỗ Văn Mai.

+ Phó chủ tịch UBND thị trấn: Trần Thị Bích.

+ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn: Hoàng Anh.

+ Phó bí thư Đảng ủy: Nguyễn Văn Truyền.

+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:Nguyễn Văn Hiến.

+ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Phạm Văn Toản.

+ Chủ tịch Hội phụ nữ: Lê Thị Bích Ngọc.

+ Chủ tịch Hội nông dân: Phạm Văn Tấn.

+ Chủ tịch Hội cựu chiến binh: Nguyễn Xuân Thịnh.

- Công chức cấp xã gồm:

+ Trưởng đồn công an: Nguyễn Hải Triều.

+ Chỉ huy trưởng Ban quân sự: Nguyễn Tiến Hùng.

+ Phụ trách Văn phòng-Thống kê: Nguyễn Thị Phấn, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thuý Nga.

+ Phụ trách công tác Địa chính-Xây dựng: Nguyễn Văn Hưng.

+ Phụ trách công tác Tài chính-Kế toán: Nguyễn Thị Hương.

+ Phụ trách công tác Tư pháp-Hộ tịch: Đỗ Thu Hằng.

+ Phụ trách công tác Văn hóa-Xã hội: Nguyễn Văn Tiến.

UBND thị trấn An Dương hiện đang có 20 cán bộ công chứ hiện đang công tác ở các chức vụ quan trọng trong đó: trình độ đại học 15 đồng chí, cao đẳng 1 đồng chí, trung cấp chuyên nghiệp 4 đồng chí. Ngoài ra còn hơn 45 đồng chí hiện đang hoạt động chuyên trách tại các tổ dân phố, các cán bộ công chức luôn không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cùng với việc thực hiện đúng quyền hạn của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tạo lòng tin với nhân dân.

2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn.

- Nhu cầu đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước cho lực lượng cán bộ công chức cấp xã, thị trấn còn cao: về chuyên môn là 17, về chính trị là 22, về quản lý là 9 cán bộ công chức.

- Cán bộ chuyên trách cấp thị trấn:

+ Về trình độ văn hóa: số cán bố hiện đang hoạt động chuyên trách tại tổ dân phố đa phần trình độ còn thấp, từ bậc THPT trở xuống.

+ Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: số cán bộ công chức chưa qua đào tạo còn chiếm phần nhiều, trình độ trung cấp, sơ cấp còn cao.

Nhìn chung, cả về trình độ văn hóa lẫn chuyên môn, nghiệp vụ trên địa bàn thị trấn còn thấp, số lượng chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị còn cao (27.25%).

2.3.2. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tại thị trấn.

Trước tình hình của đội ngũ cán bộ ở địa phương, qua việc xác định nhu cầu đào tạo tại thị trấn, ban lãnh đạo huyện An Dương kết hợp với ban lãnh đạo của thị trấn đã xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức

tại thị trấn dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. Đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2010-2015 như sau:

- 90% cán bộ có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định:

+ 100% cán bộ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc.

+ 95% công chức có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên.

+ 70% đến 80% công chức thực hiện chế dộ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

- 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công việc.

- 100% đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng.

Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng thường xuyên lãnh đạo, chăm lo kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ; chống quan lieu, thiếu trung thực, khách quan và biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ.

Kinh phí cho hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức được lấy từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần có sự hỗ trợ về tài chính nhất định cho các đối tượng cán bộ công chức được cử đi đào tạo.

2.3.3. Công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ.

- Năm 1010 tỉ lệ cán bộ công chức của thị trấn theo độ tuổi như sau: tuổi từ 51-60 chiếm 26%, từ 4-50 chiếm 27%, từ 35-45 chiếm 34%, dưới 35 tuổi chiếm 13%. Như vậy số lượng cán bộ trẻ tuổi còn chiếm tỉ lệ thấp, cán bộ công chức tuổi trên 35 còn chiếm tỉ lệ quá cao, vẫn chưa có sự chuyển tiếp giữa lớp cán bộ công chức cao tuổi với lớp trẻ. Thị trấn đã có những chính sách ưu tiên những người có năng lực thực sự vào hàng ngũ cán bộ công chức, năm 2015 số cán bộ dưới 35 tuổi đã tăng lên chiếm tới trên 30% tổng số cán bộ cộng chức của thị trấn.

- Về cơ cấu giới tính: số nam chiếm tỉ lệ nhiều hơn với 62.9%, nữ chiếm 37.1%. nhìn chung cơ cấu giới tính không đồng đều giữa nam và nữ.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức trên địa bàn thị trấn: hiện nay cán bộ công chức có trình độ chuyên môn khá cao phần lớn là trình độ đại học và sau đại học. Năm 2010 trình độ chuyên môn của cán bộ công chức như sau: sơ cấp 2%, trung cấp 10%, cao đẳng 20%, đại học 68%,. Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức ngày càng được cải thiện và nâng cao cho thấy thị trấn đã rất chú ý tới vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và chính sách thu hút người có trình độ cao.

- Trình độ ngoại ngữ và tin học:

+ Về trình độ tin học: để xây dựng một nền hành chính hiện đại, đặc biệt trong xu thế phát triển và bùng nổ thông tin như hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức, viên chức phải có trình độ nhất định về tin học, nhất là kỹ năng sử dụng máy vi tính thành thạo trong giải quyết công việc là yêu cầu bắt buộc. Sự hỗ trợ của công nghệ và thông tin cộng thêm với việc cán bộ công chức được đào tọa bồi dưỡng chắc chắn hiệu quả công vụ của cán bộ công chức sẽ cao hơn, đảm bảo hơn về chất lượng, tạo sự hài lòng trong nhân dân khi đến cơ quan giải quyết công việc.

trình độ tin học của các cán bộ như sau: trình độ C 5.3%, trình độ B 38.2%, trình độ A 13.7%, chưa có chứng chỉ 12.8%. Như vậy số cán bộ công chức ở UBND thị trấn An Dương có trình độ tin học tương đối thấp.

+ Về trình độ ngoại ngữ: trình độ C 11.8%, trình độ B 32.2%, trình độ A 14.6%, chưa qua đào tạo 41.4%. Ta thấy trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức trên địa bàn chỉ ở mức trung bình, vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển chung sẽ hạn chế vấn đề giao tiếp về ngoại ngữ nên không thể đáp ứng tốt cho công việc vì vậy đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức về ngoại ngữ là vấn đề tất yếu.

- Cán bộ công chức đang rất được quan tâm tới trình độ lý luận chính trị nhưng hiện nay tỉ lệ cán bộ trên địa bàn thị trấn chưa qua đào tạo và sơ cấp còn chiếm tỉ lệ cao do phần lớn cán bộ công chức còn trong giai đoạn thử thách về lập trường tư tưởng, tuy nhiên những cán bộ được đào tạo sâu được phân bố khá đồng đều cho nên việc giám sát, kèm cặp cán bộ công chức chưa được đào tạo luôn diễn ra rất sát sao điều này cho thấy thị trấn cũng đang rất quan tâm tới vấn đề đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận cho cán bộ công chức.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trên địa bàn thị trấn an dương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w