Tôi quy hết các diễn đạt về những mẫu câu chuẩn

Một phần của tài liệu Toi da duoc 9 diem IELTS writing nhu the nao vu hai dang 9 IELTS writing (Trang 23 - 92)

Một số cách diễn đạt số liệu phổ biến trong tiếng Việt lại không được dùng trong tiếng Anh.

Vì vậy, thay vì phải gồng mình “diễn nôm” từ tiếng Việt, tôi quy hết về một số ít những mẫu câu chuẩn đã học thuộc trong tiếng Anh như “there was an increase in the percentage of...,” hay “...per cent of abc did something.”

Và như vậy, ngay trong quá trình ôn luyện, tôi đã mài đi mài lại những mẫu câu này rồi;

đến khi đi thi, chỉ việc đem ra sử dụng những “vũ khí” sắc bén đó không cần suy nghĩ nhiều. Điều quan trọng là, với Task 1, số mẫu câu diễn đạt tỷ lệ, xu hướng tăng giảm là không nhiều và rất dễ ứng dụng.

Để dễ hiểu, chúng ta sẽ ứng dụng hai lời khuyên trên vào đề sau. Đây là đề trong cuốn Collins IELTS Writing nhưng tôi đã viết lại để gần gũi hơn với cách tư duy và diễn đạt của người Việt. Hãy đọc bài dịch tiếng Việt để bảo đảm hiểu thông suốt.

23 Lập dàn bài bằng tiếng Việt

Tổng quan: 3 lines đều giảm qua thời gian Chi tiết:

 line tỷ lệ sinh: giảm cho đến năm 1945 thì tăng một chút rồi lại giảm mạnh | khoảng năm 1965 thì tăng nhẹ rồi lại giảm tiếp

 line tỷ lệ tử: giảm mạnh trong khoảng thời gian 1940-1955 | từ 1955 thì đi ngang cho đến năm 2010 thì on the rise

 line tỷ lệ tăng dân số: giảm nhẹ trong khoảng 5 năm đầu trước khi tăng mạnh và đạt đỉnh năm 1955; từ 1955 thì giảm mạnh cho đến khi chạm đáy vào giữa những năm 2000

Dàn bài trên cũng hé lộ về bố cục với việc chia thân bài ra làm 3 phần tương ứng với 3 lines; tuy nhiên, bạn cần lưu ý, không nhất thiết 3 phần này phải nằm trong 3 paragraphs riêng biệt. Thay vào đó, chúng ta có thể ghép tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vào trong một paragraph còn tỷ lệ tăng dân số chung vào một paragraph. Việc này để tránh bài bị vụn vì quá nhiều paragraph.

Ví dụ về cách viết Mở bài và một đoạn Thân bài (Phía dưới là bản dịch để bạn hiểu thông suốt nội dung)

The line graph presents the birth, death and the population growth rates of Scotland from 1940 with projections towards 2020. The most prominent feature was that the country's population was on the steady decline since 1955 and stopped growing altogether by around the mid-2000s.

24 The birth rate of Scotland dropped from 2.5 per cent in 1940 and never returned to that mark ever since. Except for two brief periods of very modest recovery (1945-1950, 1965- 1968), the country's birth rate plunged to roughly one per cent in 1960. Since the 70s, the birth rate of Scotland was on a continuing downward trend to well below one per cent around the 2010s. The trend is forecast to remain unchanged towards 2020.

Bản dịch

Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ tăng trưởng dân số của Scotland từ năm 1940 với những dự báo đến năm 2020 [with projections towards 2020]. Điểm dễ nhận thấy nhất là dân số của Scotland giảm đều [on the steady decline] từ năm 1955 và ngừng hẳn tăng trưởng [stopped growing altogether] vào khoảng giữa những năm 2000.

Tỷ lệ sinh của Scotland giảm xuống từ mốc 2.5% năm 1940 và từ đó trở đi không còn phục hồi lại được mức này [never returned to that mark]. Ngoại trừ hai giai đoạn ngắn tỷ lệ sinh có tăng nhẹ [except two brief periods of very modest recovery] (1945-1950, 1965- 1968), tỷ lệ sinh của nước này giảm mạnh xuống khoảng một phần trăm vào năm 1960.

Từ thập kỷ 70, tỷ lệ sinh của Scotland liên tục giảm xuống [on a continuing downward trend] dưới một phần trăm vào khoảng những năm 2010. Xu hướng này được dự báo không thay đổi cho đến năm 2020.

25

Hướng dẫn viết Mở bài Task 1

Thí sinh hãy ghi nhớ những điều sau khi viết mở bài cho IELTS Writing Task 1

 Mở bài Task 1 chỉ cần 1 câu

 Không cần thay thế tên gọi của biểu đồ

 Thí sinh cần “thay” & “thêm”: thay từ đồng nghĩa và thêm cụm từ vô hại

 Thí sinh có thể thêm chi tiết nếu như phần giới thiệu biểu đồ trong mở bài sơ lược quá

 Nhớ bỏ chữ "below" trong đề

Lưu ý: điều then chốt là hiểu biểu đồ, khi đó, thí sinh sẽ dễ tìm thêm chi tiết để viết mở bài hơn. Ngoài ra, một mẹo nữa là chép lại toàn bộ đề vào bài, rồi tẩy xóa một vài chữ, thay một vài chữ là xong (để đỡ phải suy nghĩ).

Để dễ hiểu chúng ta sẽ xem một số ví dụ sau, hãy chú ý, đề bài là phần in đậm.

The two pie charts below show some employment patterns in Great Britain in 1992.

The charts provide information on the proportion of males and females in employment in six broad categories, divided into manual and non-manual occupations.

The bar chart below shows the percentage of students who passed their high school

26 competency exams, by subject and gender, during the period 2010-2011.

The chart shows the percentages of boys and girls who were successful in their high school competency exams in the period from 2010 to 2011, by subject.

The line graph below shows the percentage of tourists to England who visited four different attractions in Brighton.

The line graph shows the ratio of tourists to England who visited four different Brighton attractions between 1980 and 2010.

27

Lỗi phổ biến: Nhầm lẫn Chấm & Phẩy khi viết số liệu

Nhầm lẫn “chấm” và “phẩy” khi viết số liệu là một lỗi không hề nhỏ, nhưng khi chấm bài, tôi thấy có rất nhiều bạn phạm phải lỗi này. Đáng ngạc nhiên là kể cả những bạn rất khá cũng mắc.

Vì vậy, chúng ta cùng ôn lại điều sau nhé: Trong tiếng Anh, ký hiệu chấm và phẩy khi viết số liệu được dùng hoàn toàn ngược lại với tiếng Việt; hãy xem ví dụ dưới đây:

✔ Vietnamese: 56,39% nữ đã vượt qua kỳ thi Khoa học Máy tính. [dấu phẩy]

✔ English: 56.39 per cent of girls passed the Computer Science exams. [dấu chấm; đọc là fifty six POINT three nine | Lưu ý thêm: sau dấu chấm, chúng ta đọc riêng lẻ TỪNG chữ số]

✔ Vietnamese: 1.000 học viên nữ đã vượt qua kỳ thi Khoa học Máy tính. [dấu chấm]

✔ English: 1,000 girls passed the Computer Science exams. [dấu phẩy để ngăn cách đơn vị “hàng ngàn”]

Vậy nhé, đừng quên “chấm” và “phẩy” cho chính xác khi viết số liệu nhé.

28

Lỗi phổ biến: “Và sau đó,…” [After that,...]

Cụm từ nối này được nhiều thí sinh ưa chuộng trong IELTS Writing. Bản thân nó thì chẳng có gì sai, nhưng dùng nó thì chẳng có gì hay.

Kể cả khi dùng đúng thì nó cũng có rất ít giá trị để tăng điểm Coherence và Cohesion (C&C), vì sao vậy? Vì cách dùng như vậy quá đơn giản, không đánh giá được khả năng sử dụng câu phức (complex sentence) của thí sinh.

Quan trọng hơn, do thí sinh hiểu lầm rằng cứ cho những cụm như vậy vào bài là ăn ngon điểm C&C. Vì vậy, nhiều khi thí sinh cứ nhét vào mà không để ý được rằng, câu của mình đã mất đi tính gắn kết “nội tại” của câu. Hôm nay chấm bài, tôi đã rút ra được một ví dụ như thế:

✘ Câu của học viên: "People harvest its ripe red pods, after that white cocoa beans inside the pods are fermented." [to harvest: thu hoạch | ripe (a): chín | cocoa pod (a): quả cacao | to ferment: lên men]

✪ Phân tích: Trong câu trên, thoạt nhìn, chúng ta sẽ tưởng “after that” mang chức năng kết nối khi “that” ám chỉ cả vế đầu tiên; nhưng phân tích kỹ thì chính cụm này lại làm cho câu “mất” liên kết. Nguyên nhân là vì khi đặt “after that” tại đó, người viết đã chia tách câu thành 2 vế độc lập, không có liên hệ thật sự chặt chẽ với nhau về ngữ pháp cũng như ý nghĩa. Tức là, người viết thay dấu phẩy bằng dấu chấm cũng chẳng sao vì bản thân 2 vế đã hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.

✔ Cách sửa: After people harvest the red ripe pods from cacao trees, white cocoa beans are extracted from the pods and fermented.

✔ Phân tích câu sửa: cách đặt “after” ở vế trước khiến “sự ràng buộc” giữa 2 vế câu trở nên chặt chẽ hơn; lúc này, vế trước là mệnh đề phụ, vế sau là mệnh đề chính, có liên hệ với nhau về mặt thời gian “sau khi chuyện này xảy ra thì chuyện khác sẽ...” Đây là một câu phức (complex sentence) để thí sinh ăn điểm Grammar một cách đường hoàng.

29

Bi, đừng sợ!

Một vài “mẹo nhỏ” với dạng bài diagram

Rất nhiều thí sinh sợ dạng bài diagram vì về mặt “hình thù,” dạng đề này thường trông phức tạp và nguy hiểm hơn hẳn các dạng bài khác. Tuy nhiên, bài học này sẽ giúp thí sinh đỡ “sợ” hơn khi gặp đề diagram.

Trước tiên, bạn hãy sử dụng đề bài, hình ảnh của chính diagram và những từ vựng có sẵn trong diagram để hiểu đã. Khi đã hiểu bản chất rồi, bạn hãy lập dàn bài bằng tiếng Việt, hãy nhớ rằng việc lập dàn bài bằng tiếng Việt cũng là một liệu pháp tâm lý để bạn bình tĩnh hơn khi thấy rằng “thực ra là đề cũng chẳng có gì khó cả.”

Khi bắt tay vào viết, hãy nhớ, sử dụng “động từ” chính xác là một yêu cầu quan trọng bậc nhất với diagram. Thay vì rối loạn vì sợ hãi, bạn hãy xử lý “động từ” chính xác theo hai hướng:

1. Sử dụng những động từ có sẵn trong diagram: một số diagram, đặc biệt là những đề phức tạp thường có sẵn nhiều động từ trong hình vẽ, hãy tìm chúng.

2. Nếu trong diagram không có động từ, hãy “xoay sở” với vốn từ vựng của mình. Hãy nhớ, luôn có những phương án thay thế tốt mà không cần “tỏ ra nguy hiểm”. Ví dụ, dưới đây là một số phương án thay thế trong một bài miêu tả về mô hình sản xuất điện từ năng lượng sóng:

sản xuất ra điện

 phương án cao cấp: generate electricity

 phương án thay thế: produce electricity khi sóng rút đi

 phương án cao cấp: when waves recede/retreat

 phương án thay thế: when waves go out một chiếc máy được lắp đặt trên gờ đá

 phương án cao cấp: the structure is mounted on a cliff

 phương án thay thế: the machine is built on a cliff

30 Ngoài ra, bạn hãy ghi nhớ cách sử dụng những mẫu câu sau để ăn điểm Cohesion &

Coherence khi viết bài diagram hoặc process.

✔ ...where/when abc is.... hoặc This is where/when abc is....

Sử dụng để tạo liên kết trong quy trình, diễn đạt ý nghĩa “đây chính là nơi mà....” hay “nơi mà, khi mà”

Next, these unprocessed bricks are kept in a drying oven from 24 to 48 hours to dry out before being transferred to kilns for the heat processing stage. This is where bricks are baked at moderate and high temperatures, varying from 200 to 1,300 Celsius degree.

✔ Next, SVO./ then/...before.../....after...

Next, these unprocessed bricks are to be kept in a drying oven from 24 to 48 hours to dry out before being transferred to kilns for the heat processing stage.

✔ Hai cách diễn đạt với follow như sau.

1. In the heat processing phase, bricks are baked at moderate and high temperatures, varying from 200 to 1,300 degree. This is followed by a cooling period....

2. In the heat processing phase, bricks are baked at moderate and high temperatures, varying from 200 to 1,300 degree. Following is the cooling period....

31

Quá nhiều số liệu: Xử lý thế nào đây?

Dạng bài bảng biểu (Table)

Một buổi tối, tôi tình cờ nhận được email từ một học viên sắp đi thi, em chia sẻ sự “sợ hãi”

khi đối mặt với dạng bài “bảng biểu số liệu” vì thường em không biết bắt đầu từ đâu, có quá nhiều số liệu.

Lời khuyên của tôi dành cho những học viên có chung “tâm sự” này là hãy bình tĩnh, luôn có lối thoát mà. Và lối thoát như sau: “Với dạng bài bảng biểu hay bất cứ dạng biểu đồ nào, đừng đi vào tiểu tiết mà hãy tìm những cái 'nhất' như cao nhất, thấp nhất, chênh lệch nhất.”

Để tránh giáo điều, chúng ta hãy xem xét đề bài dưới đây. Tôi xin phép được trích trọn vẹn email trả lời bạn học viên nói trên:

“Đề này hay quá, không hiểu em gửi email lúc nào, giờ thày mới thấy.

Thường thì viết thành bài thì thày sẽ điều chỉnh còn nhiều; tuy nhiên, dưới đây là brainstorming và sắp xếp ý nhé.

Paragraph 1: tập trung vào hai cái nhất

• xem tivi là phổ biến nhất với bất cứ lứa tuổi nào - mặc dù số lượng lựa chọn nhiều nhất là teens và trên 70

• xem phim ở rạp là ít được lựa chọn nhất - ít người lựa chọn hơn hầu hết các hạng mục khác. Tuy nhiên, ở độ tuổi 60 và 70 thì xem phim hơn được group exercise

Paragraph 2: điểm qua một số hình thức giải trí còn lại

• hình thức giao lưu nhóm dưới 4 người: phổ biến hơn trong nhóm tuổi 30-50, varying trong khoảng 250-300

• hình thức giao lưu nhóm trên 4 người: chỉ phổ biến với nhóm teens và 20 tuổi

• thể dục đơn: không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm tuổi

• group exercise: càng lớn tuổi thì càng ít lựa chọn loại hình này hơn”

32

Task 2

33

1 2 3 hít thở, hít thở, hít thở - bài thể dục 3 bước cần tập HÀNG NGÀY

Ba bước để brainstorming tốt hơn

Step 1: idea capturing Step 2: free writing Step 3: proof checking

Step 1: lưu giữ khoảnh khắc và ý tưởng. Mỗi ý tưởng lóe lên trong đầu, mỗi một khoảnh khắc bật cười khanh khách vì một điều gì đó hay ho – đây là những khoảnh khắc sản sinh adrenalin, khiến bạn cảm thấy hung phấn và tràn đầy năng lượng. Vậy nên…đừng để nó trôi đi mất.

Hãy luyện cho mình thói quen mang theo mình một cuốn sổ nhỏ và chiếc bút bên người,

“sang” hơn thì mang theo Galaxy Note, iPhone. Cứ lúc nào “lóe sáng ý tưởng,” bạn hãy

“tóm” lấy nó ngay, đừng để thoát. Một từ, hai từ là được, miễn là bạn có lưu lại ý tưởng của mình. Hãy nhớ, note lại nhanh thôi, đừng để mất quá nhiều thời gian vào việc ghi chép này.

Đừng nghĩ là chỉ có bọn nhà văn ẩm IC mới lúc nào cũng kè kè cuốn sổ chiếc bút nhé. Bật mí: đây là bí kíp tỷ đô vừa được chia sẻ bởi tỷ phú Richard Branson đấy.

Step 2: bài tập thả lỏng dành cho tâm hồn [lưu ý: với đầu óc, càng muốn nó làm việc hiệu quả, càng cần cho nó thư giãn và thảnh thơi. “Rặn” gì thì được, chứ viết mà “rặn” ý tứ, chữ nghĩa thì bạn cứ yên tâm là…không ra đâu.] Điều này đặc biệt đúng trong phòng thi:

áp lực thời gian, tham vọng điểm số, lo lắng trăm bề đến nỗi…chỉ một con muỗi bay qua cũng có thể khiến bạn đổ sụp vì căng thẳng.

Để thả lỏng đầu óc, không chỉ cứ hô hào: “bình tĩnh nào, hít thở sâu nào!” mà được. Phải luyện tập hàng ngày, tâm trí mới yên lặng như...mặt hồ trên đỉnh núi được. Và bài tập free writing sẽ giúp bạn việc này.

Hãy làm như sau: lựa chọn một câu hỏi task 2 bất kỳ - brainstorm thật nhanh – viết ra giấy cũng thật nhanh một paragraph trong vòng 5 phút.

Quên ngữ pháp đi, quên từ mới đi, chỗ nào tắc để đó, dùng từ đơn giản cũng được, ngô nghê cũng được, miễn là nói được ý cần nói. Hãy nhớ, việc cốt yếu với bài thực hành free writing là:

1. Phải có một cái gì đó được viết ra

2. Đầu óc thả lỏng thư thái, không vướng bận từ vựng, ngữ pháp.

Step 3: khâu then chốt để bạn tiến bộ vượt bậc. Nếu như step 1 và step 2 luyện cho bạn tâm lý thi cử và khả năng brainstorming thì step 3 sẽ là nơi rút kinh nghiệm và nạp cho mình từ vựng và ngữ pháp một cách vững chắc nhất.

Bạn cần nhớ một điều: để đạt 6.5 trở lên, nhất định bạn sẽ phải TỰ PHÁT HIỆN những lỗi sai trong bài của mình được và biết sử dụng công cụ trợ giúp để tìm ra những cách diễn đạt hay nhất, thông minh nhất và “au” nhất (authentic English).

Bật mí: từ khi bắt đầu học tiếng Anh cho đến khi đạt 9 điểm Viết IELTS, tôi chỉ được chữa

34 bài luận đúng 3 lần, và chữa bởi một giáo viên người Việt (người đó là cô Nguyệt, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, người tôi rất biết ơn.). Vậy nên, hãy tự tin vào bản thân mình và nhớ:

công cụ vàng hiện đang bày sẵn trước mặt.

 Cambridge dictionary online: từ điển thần kỳ bao gồm các ví dụ cụ thể, cứ thế mà làm theo

 Ozdic: giúp bạn giải quyết phần khó nhất trong tiếng Anh Viết – collocation [liên kết từ vựng]

 Thesaurus: tra từ đồng nghĩa, nghịch nghĩa

 Google translate: để lúc bí quá thì cho cụm tiếng Việt vào đó để anh Gúc dịch hộ.

Nhưng nhớ phải kiểm tra thật kỹ lại câu dịch bằng những công cụ online nói trên.

Và hãy dành thời gian cho khâu proof checking này vì nó sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên, đây sẽ là lúc bạn thực sự hiểu và ngấm tiếng Anh.

Sau cùng, hãy lựa chọn và nạp cho mình một cụm diễn đạt hay học được từ quá trình kiểm tra và chữa lỗi.

Một phần của tài liệu Toi da duoc 9 diem IELTS writing nhu the nao vu hai dang 9 IELTS writing (Trang 23 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)