Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu KAP sot ret nguoi dan Cai Nuoc 2012 (Trang 27 - 39)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.

2.2.2. Cỡ mẫu

Theo công thức tính cỡ mẩu cho ước lượng 1 tỷ lệ.

1 /2 2

2 (1 )

d p Z p

n

  n: Cỡ mẫu

Z (hệ số tin cậy) với α=0,05 suy ra Z = 1,96

p: Theo nghiên cứu của Huỳnh Tấn Phát về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2012 có tỷ lệ kiến thức đúng về phòng, chống sốt rét là 79,5% . Chúng tôi chọn p = 0,795 [10].

d: độ chính xác mong muốn là 0,04

  390

04 , 0

) 795 , 0 1 ( 795 , 96 0 ,

1 2  2 

n

Dự trù mất mẫu thêm 5%. Nên cỡ mẫu cần lấy là n = 410.

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu Ngẫu nhiên hệ thống.

Bước 1: Xã Đông Thới có 5 ấp, chúng tôi chọn hết 5 ấp.

Bảng 2.1. Danh sách của người dân từ 18 tuổi trở lên của toàn xã theo ấp và số mẫu nghiên cứu của từng ấp

Tên Ấp Số dân ≥18 tuổi Tỷ lệ % Số mẫu nghiên cứu

Ấp Kinh Lớn 950 15 61

Ấp Khánh Tư 1.260 19 78

Ấp Nhà Thính B 1.380 21 86

Ấp Bào Tròn 1.460 23 94

Ấp Mỹ Điền 1.450 22 91

Tổng 6.500 100 410

Bước 2: Tính số mẫu nghiên cứu ở mỗi ấp theo số dân từ 18 tuổi trở lên của từng ấp.

Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu của theo hệ số k.

k = 6.500/410 = 15,85 ≈ 16

Vậy lấy hệ số k bằng 16, tức là người đầu tiên sẽ là I, người thứ 2 là i + k, người thứ 3 là i + 2k và cứ như vậy chúng ta chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu là 410 người tham gia nghiên cứu ở tất cả 5 ấp.

2.2.4. Nội dung nghiên cứu

2.2.4.1. Thông tin chung của đối tượng NC

- Tuổi của đối tượng nghiên cứu: được tính theo năm dương lịch và chia ra làm 3 nhóm:

+ Nhóm từ 18 – 30 tuổi;

+ Nhóm từ 31 – 59 tuổi;

+ Nhóm từ 60 tuổi trở lên.

- Giới tính của đối tượng nghiên cứu: gồm có Nam và nữ giới.

- Dân tộc: gồm dân tộc Kinh, Hoa và Khơmer và dân tộc khác. Được chia ra thành 2 nhóm:

+ Dân tộc Kinh;

+ Dân tộc khác.

- Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu: gồm mù chữ, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và trên cấp 3. Được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm từ cấp 1 trở xuống;

+ Nhóm trừ cấp 2 trở lên.

- Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu: gồm Cán bộ công chức, nông nghiệp, công nhân, buôn bán, nội trợ và nghề khác. Được chia thành 2 nhóm:

+ Nông dân: nông nghiệp;

+ Nghề khác: gồm Cán bộ công chức, công nhân, buôn bán, nội trợ và nghề khác.

2.4.1.2. Nguồn thông tin cung cấp thông tin về bệnh sốt rét đến người dân Gồm các nguồn sau đây: tivi, radio, truyền hình, báo chí, áp phich, từ rơi, nhân viên y tế, bạn bè hoặc người thân, hội phụ nữ, loa phát thanh, nguồn khác.

2.4.1.3. Các nội dung nghiên cứu về kiến thức phòng bệnh sốt rét và cách đánh giá

- Biết về bệnh sốt rét: kể được ít nhất 2 dấu hiệu về bệnh sốt rét gồm:

sốt, rét run, đau đầu, vã mồ hôi, nôn ói. Chia làm 2 nhóm:

+ Biết;

+ Không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời biết về bệnh sốt rét.

+ 0 điểm: người dân trả lời không biết về bệnh sốt rét.

- Nguyên nhân (véc tơ) gây bệnh sốt rét: gồm muỗi đòn sóc (anopheles), muỗi vằn, muỗi nào cũng truyền được, không biết và muỗi khác.

Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: khi trả lời nguyên nhân (véc tơ) truyền bệnh sốt rét là muỗi đòn sóc (anopheles).

+ Không đúng: khi trả lời các ý khác.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời muỗi đòn sóc là nguyên nhân (véc tơ) truyền bệnh sốt rét.

+ 0 điểm: người dân trả lời các ý khác.

- Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể gây chết người: gồm nguy hiểm có thể gây chết người, không nguy hiểm và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: khi trả lời bệnh sốt rét là bệnh nguy hiểm và có thể gây chết người.

+ Không đúng: khi trả lời bệnh sốt rét không nguy hiểm hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời bệnh sốt rét nguy hiểm có thể gây chết người.

+ 0 điểm: người dân trả lời các ý khác.

- Đối tượng mắc sốt rét: gồm trẻ em, người lớn, tất cả các đối tượng và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: biết được tất cả mọi người đều có thể mắc sốt rét.

+ Không đúng: khi người dân trả lời các ý khác.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời đúng đối tượng có thể mắc sốt rét.

+ 0 điểm: người dân trả lời không đúng đối tượng có thể mắc bệnh.

- Thời gian muỗi truyền bệnh sốt rét chích hút máu: gồm ban ngày, ban đêm, cả ngày lẫn đêm và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: thời gian muỗi truyền bệnh sốt rét chích hút là cả ngày lẫn đêm.

+ Không đúng: khi trả lời các ý khác.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời đúng thời gian muỗi truyền bệnh chích hút.

+ 0 điểm: người dân trả lời không đúng thời gian muỗi truyền bệnh chích hút.

- Nơi muỗi truyền bệnh sốt rét thường trú đậu: gồm tường vách, sào quần áo, chuồng gia súc, không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: nơi muỗi truyền bệnh sốt rét thường trú đậu là tường vách, sào quần áo, chuồng gia súc.

+ Không đúng: khi trả lời các ý khác và không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời đúng nơi muỗi thường trú đậu.

+ 0 điểm: người dân trả lời không đúng nơi muỗi thường trú đậu.

- Nơi muỗi truyền bệnh sốt rét thường đẻ trứng: gồm lu khạp, vật phế thải có chứa nước, cống rãnh, ao tù và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: trả lời nơi muỗi đẻ trứng là lu khạp, vật phế thải có chứa nước, cống rãnh, ao tù.

+ Không đúng: khi trả lời các ý khác hoặc không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời đúng nơi muỗi đẻ trứng.

+ 0 điểm: người dân trả lời không đúng nơi muỗi đẻ trứng.

- Dấu hiệu của bệnh sốt rét: gồm sốt, rét run, vã mồ hôi, đau đầu, nôn ói và khát nước. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: khi trả lời được từ 3 dấu hiệu trở lên.

+ Không đúng: khi trả lời từ 2 dấu hiẹu trở xuống.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời đúng từ 3 dấu hiệu trở lên.

+ 0 điểm: người dân trả lời từ 2 dấu hiệu trở xuống.

- Phòng ngừa bệnh sốt rét: bệnh sốt rét hiện nay có thể phòng ngừa được. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: khi trả lời bệnh sốt rét có thể phòng ngừa được.

+ Không đúng: khi trả lời bệnh sốt rét không phòng ngừa được hoặc không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời bệnh sốt rét phòng ngừa được.

+ 0 điểm: người dân trả lời bệnh sốt rét không phòng ngừa được hay không biết.

- Kiến thức về vắc xin phòng bệnh: hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh sốt rét. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: trả lời hiện nay không có vắc xin phòng bệnh.

+ Không đúng: trả lời hiện nay có vắc xin phòng bệnh hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời hiện nay không có vắc xin phòng bệnh.

+ 0 điểm: người dân trả lời có vắc xin phòng bệnh hay không biết.

Cách đánh giá phần kiến thức về phòng bệnh sốt rét của người dân:

Có tổng cộng 10 câu hỏi về phần kiến thức phòng bệnh sốt rét với 15 điểm. Đánh giá:

+ Kiến thức chung đúng: có tổng điểm phần kiến thức ≥ 8 điểm.

+ Kiến thức chung không đúng: khi có điểm < 8 điểm.

2.4.1.4. Các nội dung nghiên cứu về thái độ phòng bệnh sốt rét và cách đánh giá

- Ngủ mùng cả ngày lẫn đêm để phòng bệnh sốt rét: gồm chấp nhận, không chấp nhận và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Chấp nhận: ngủ mùng cả ngày lẫn đêm phòng bệnh sốt rét.

+ Không chấp nhận: khi trả lời không chấp nhận hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời chấp nhận ngủ mùng cả ngày lẫn đêm.

+ 0 điểm: người dân trả lời không chấp nhận hay không biết.

- Sử dụng mùng tẩm hoá chất để phòng bệnh sốt rét: gồm chấp nhận, không chấp nhận và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Chấp nhận: sử dụng mùng tẩm hoá chất để phòng bệnh sốt rét.

+ Không chấp nhận: khi trả lời không chấp nhận hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời chấp nhận sử dụng mùng tẩm hoá chất.

+ 0 điểm: người dân trả lời không chấp nhận hay không biết.

- Cán bộ y tế đến phun hoá chất phòng bệnh sốt rét: gồm chấp nhận, không chấp nhận và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Chấp nhận: chấp nhận phun hoá chất phòng bệnh sốt rét.

+ Không chấp nhận: khi trả lời không chấp nhận hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời chấp nhận phun hoá chất.

+ 0 điểm: người dân trả lời không chấp nhận hay không biết.

- Đến trạm Y tế khám và điều trị khi bị sốt: gồm chấp nhận, không chấp nhận và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Chấp nhận: đến trạm Y tế khám và điều trị khi bị sốt.

+ Không chấp nhận: khi trả lời không chấp nhận hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời chấp nhận đến trạm Y tế khám và điều trị khi bị sốt.

+ 0 điểm: người dân trả lời không chấp nhận hay không biết.

- Lấy máu xét nghiệm ký sinh trùng khi bị sốt: gồm chấp nhận, không chấp nhận và không biết. Chia thành 2 nhóm:

+ Chấp nhận: lấy máu làm xét nghiệm ký sinh trùng khi bị sốt.

+ Không chấp nhận: khi trả lời không chấp nhận hay không biết.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời chấp nhận lấy máu xét nghiệm khi bị sốt.

+ 0 điểm: người dân trả lời không chấp nhận hay không biết.

Cách đánh giá phần thái độ về phòng bệnh sốt rét của người dân:

Có tổng cộng 5 câu hỏi về phần thái độ phòng bệnh sốt rét với 5 điểm.

Đánh giá:

+ Thái độ chung đúng: có tổng điểm phần thái độ ≥ 3 điểm.

+ Thái độ chung không đúng: khi có điểm < 3 điểm.

2.4.1.5. Các nội dung nghiên cứu về thực hành phòng bệnh sốt rét và cách đánh giá

- Thực hành thường xuyên ngủ mùng: gồm thường xuyên, không thường xuyên, thỉnh thoảng, không ngủ. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: khi thường xuyên ngủ mùng.

+ Không đúng: khi trả lời các ý khác.

Cách đánh giá:

+ 3 điểm: người dân trả lời thường xuyên ngủ mùng.

+ 2 điểm: khi không thường xuyên ngủ mùng.

+ 1 điểm: khi thỉnh thoảng ngủ mùng.

+ 0 điểm: người dân trả lời không ngủ mùng.

- Các biện pháp phòng bệnh sốt rét thường sử dụng: gồm phun hoá chất, ngủ mùng, tẩm mùng bằng hoá chất, thoa thuốc lên da, ung khói để xua muỗi. Chia thành 2 nhóm:

+ Đúng: khi thực hiện phun hoá chất, ngủ mùng, tẩm mùng bằng hoá chất, thoa thuốc lên da, ung khói để xua muỗi.

+ Không đúng: khi không thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời thực hiện một trong các biện pháp sau:

phun hoá chất, ngủ mùng, tẩm mùng bằng hoá chất, thoa thuốc lên da, ung khói để xua muỗi.

+ 0 điểm: người dân trả lời không thực hiện.

- Sử dụng mùng tẩm hoá chất do ngành y tế tẩm trong 6 tháng vừa qua: có sử dụng và không sử dụng

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân có sử dụng mùng tẩm hoá chất trong 6 tháng vừa qua.

+ 0 điểm: người dân trả lời không có sử dụng.

- Thực hiện ngủ mùng khi đi ruộng, vườn qua đêm: có ngủ mùng và không có ngủ mùng.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời có ngủ mùng khi đi ruộng, vườn qua đêm.

+ 0 điểm: người dân trả lời không thực hiện.

- Thực hành đưa đến cơ sở y tế khi bị sốt: có và không có.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời có đưa người thân đên cơ sở y tế khi bị sốt.

+ 0 điểm: người dân trả lời không đưa đến cơ sở y tế khi bị sốt.

- Thực hành phun hoá chất để diệt muỗi tại nhà: có phun và không phun.

Cách đánh giá:

+ 1 điểm: người dân trả lời có phun hoá chât diệt muỗi tại nhà.

+ 0 điểm: người dân trả lời không phun.

Cách đánh giá phần thực hành về phòng bệnh sốt rét của người dân:

Có tổng cộng 6 câu hỏi về phần thái độ phòng bệnh sốt rét với 8 điểm.

Đánh giá:

+ Thực hành chung đúng: có tổng điểm phần thái độ ≥ 6,5 điểm.

+ Thực hành chung không đúng: khi có điểm < 6,5 điểm.

2..4.1.6. Một số yếu tố liên quan đến phòng, chống sốt rét

- Mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc với kiến thức chung đúng, thái độ chung đúng và thực hành chung đúng.

2.2.5. Phương pháp thu thập dữ kiện 2.2.5.1. Công cụ thu thập thông tin

- Bảng phỏng vấn với những câu hỏi đóng và mở được soạn sẵn.

2.2.5.2. Nhân lực thu thập thông tin

- Chọn 05 cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trình độ từ y sĩ trở lên đi thu thập thông tin tại xã Đông Thới và có các phẩm chất trung thực.

- Giám sát viên gồm: Người thực hiện đề tài và 2 cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

2.2.5.3. Phương pháp thu thập thông tin

Phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi soạn sẵn: Đối với khảo sát thực hành, người thu thập thông tin sẽ đến nhà và quan sát việc thực hiện các biện pháp PCSR tại nhà của người dân và đánh giá

Cách tiến hành đi thu thập số liệu:

- Lấy giấy giới thiệu thực hiện đề tài của trường rồi liên hệ với Giám đốc của Trung tâm Y tế huyện Cái Nước sau đó xin giấy giới thiệu của trung tâm đến trình với địa phương rồi tiến hành thu thập.

- Nhóm điều tra gồm: 05 cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trình độ từ y sĩ trở lên đi thu thập thông tin tạị một ấp xong rồi mới đi ấp kế tiếp và có các phẩm chất trung thực.

2.2.6. Sai số và biện pháp khắc phục Sai số:

- Sai số do phỏng vấn không đúng đối tượng: Định nghĩa rõ ràng đối tượng cần thu thập thông tin căn cứ tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ.

- Sai số do mất mẫu nghiên cứu: Nếu một đối tượng vắng mặt lúc phỏng vấn sẽ được hẹn để phỏng vấn vào ngày hôm sau.

- Sai số do người cung cấp thông tin ngại hoặc không muốn trả lời:

Cần giải thích rõ mục đích của nghiên cứu và chuẩn bị một phần quà bồi dưỡng cho người cung cấp thông tin.

- Sai số do người tham gia điều tra: Cán bộ điều tra được tập huấn kỹ lưỡng, chi tiết từng nội dung, yêu cầu cần thu thập. Câu hỏi phỏng vấn phải rõ ràng và dễ hiểu. Kiểm tra tính hoàn tất của từng bộ câu hỏi ngay sau khi phỏng vấn.

- Sai số do bộ công cụ thu thập: tiến hành điều tra thử 20 phiếu thu thập thông tin nhằm phát hiện hạn chế của bộ công cụ để cải tiến.

- Chất lượng thông tin được kiểm soát bởi giám sát viên là người thực hiện đề tài.

Biện pháp khắc phục: Phỏng vấn từng hộ gia đình. Ngày hôm trước cộng tác viên và cán bộ nghiên cứu đến từng nhà đối tượng nghiên cứu: giải thích nội dung, các yêu cầu nghiên cứu, vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. Trường hợp đối tượng nghiên cứu không có mặt tại địa phương sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu và sẽ chọn lại trường hợp khác đồng tuổi, giới với trường hợp không có mặt tại địa phương.

2.2.7. Xử lý và phân tích dữ kiện

Sau khi thu thập xong số liệu được lọc lại và mã hóa để định lượng, hay định tính và nhập liệu và phân tích bằng phần mềm stata 11.0 .

- Mô tả các tần số và tỷ lệ của các biến số liên quan đến đặc tính sinh học cá nhân: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn,…

- Mô tả tỷ lệ hiểu biết, thực hành của người dân về phòng, chống sốt rét.

- Xác định mối liên quan giữa: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn với kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống sốt rét (OR, CI 95%, 2).

Một phần của tài liệu KAP sot ret nguoi dan Cai Nuoc 2012 (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)