Quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo

Một phần của tài liệu Môn khoa học nghệ thuật lãnh đạo quản lý CHƯƠNG 3 QUAN hệ GIỮA NGƯỜI LÃNH đạo và NGƯỜI bị LÃNH đạo (Trang 38 - 41)

Hoạt động lãnh đạo không phải là hoạt động tuỳ tiện theo mong muốn chủ quan của người lãnh đạo, cũng như mọi sự vật khác của hoạt động lãnh đạo có

quy luật nội tại của nó, chịu sự chi phối của quy luật khách quan. Quy luật chính là sự liên hệ nội tại, bản chất, tất nhiên bên trong sự vật hoặc giữa các sự vật, do quan hộ mâu -thuẫn bên trong sự vật -hoặc -giữaxác sự vật quyết định, Trọng mọi hoạt động lãnh đạo trong lịch sử, liên hệ tất nhiên, bản chất nhất chính là liên hệ giữa ba yếu tố người lãnh đạo, người bị lãnh đạo và thực tế khách quan. Quy luật vận động mâu thuần đo các hoạt động lãnh đạo, nó quyết định tính chất, mục đích, quá trình phát triển chủ yếu và xu thế, phương pháp, thủ đoạn của hoạt động lãnh đạo. Muốn nghiên cứu và nắm chắc quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo thì phải nhận thức đúng đắn và nắm

chắc các mối liên hệ tất nhiên, bản chất nhất là sự vận động của các mâu thuẫn cơ bản trong hoạt động lãnh đạo.

Quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo là quy luật khách quan, không thể dựa vào ý chí chủ quan của con người. Bởi vì, người lãnh đạo, người bị lãnh đạo, thực tế khách quan (tức là hoàn cảnh khách quan của hoạt động lãnh đạo) và quan hệ mâu thuẫn giữa chúng đều tồn tại khách quan. Quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo chiếm vị trí chủ yếu, quyết định, chi phối đối với các quy luật chung và quy luật đặc thù khác, nó quy định phạm vi và mức độ phát sinh tác dụng của các quy luật khác. Quy luật cơ bẳn của hoạt động lãnh đạo thể hiện vị trí và tác dụng trọng yếu của chủ thể (người lãnh đạo và người bị lãnh đạo), quy luật cơ bản là khách quan, nhưng chủ thể có thể nhận thức và lợi dụng nó, trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan có thể phát huy cao độ tính năng động chủ quan, như biểu hiện ra tính lựa chọn, tính mục đích, tính kế hoạch... trong hoạt động của chủ thể. Quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo chủ yếu là:

Một là, quy luật kết hợp chặt chẽ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.

Trong bất kỳ hoạt động lãnh đạo nào đều phải có mối quan hệ bản chất của sự kết hợp lẫn nhau giữa người lãnh đạo và bị lãnh đạo, mới có thể hình thành hoạt động lãnh đạo.

Hai là, quy luật phù hợp giữa chỉ đạo chủ quan của người lãnh đạo với thực tế khách quan. Muốn lãnh đạo đúng đắn, không chi' phải tuân thủ quy luật kết hợp giữa lãnh đạo và quần chúng còn phải làm cho chỉ đạo chủ quan phù hợp với thực tế khách quan, đây là một quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo. Người lãnh đạo muốn hình thành sự chỉ đạo chủ quan đúng đắn, phải thực hiện sự liên hệ chặt chẽ với quần chúng, phải thực hiện xuất phát từ quần chúng rồi đến với quần chúng, áp dụng phương pháp dân chủ trước, tập trung sau. Cũng

chính là, người lãnh đạo chi đạo chủ quan một cách khoa học không phải chỉ dựa vào bản thân mình để hình thành sự chỉ đạo mà phải dựa vào quần chúng, tổng kết tài tình kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng, tập trang trí tuệ của quần chúng mới có thể làm được.

Thực tế khách quan nói ở đây chính là đối tượng tác động và hoàn cảnh khách quan của hoạt động lãnh đạo, phải gắn chặt hai yếu tố cơ bản đó lại mới thực sự gọi là thực tế

khách quan đầy đủ. Điều đó chính là quy luật cơ bản này do quan hệ mâu thuẫn của chủ thể và khách thể trong hoạt động lãnh đạo quyết định, muốn giải quyết tốt mâu thuẫn trên phải làm cho sự chỉ đạo chủ quan của lãnh đạo phù hợp với thực tế khách quan.

Muốn tuân thủ quy luật cơ bản này, làm tốt công tác lãnh đạo thì phải làm cho sự chỉ đạo chủ quan của lãnh đạo kết hợp, phù hợp, nhất trí với thực tế khách quan. Tư tưởng, lý luận, ý kiến, chiến lựợc, sách lược, chính sách, phương châm, kê hoạch,.. với tư cách là sự chỉ đạo chủ quan của hoạt động lãnh đạo phải căn cứ vào thực tế khách quạn mà đề ra. Khi sự chỉ đạo chủ quan đi vào thực tế, vào hành động thì sự chủ quan đó biến thành hoạt động khách quan cũng phải căn cứ ,và phù hợp với thực tế khách quan. Như vậy, muốn lãnh đạo đúng đắn phải xử lý chính xác mâu thuẫn giữa chỉ đạo chủ quan của lãnh đạo với thực tế khách quan, xử lý đúng mối quan hệ giữa tính năng động chủ quan và tính quy luật củá thực tế khách quan trong hoạt động lãnh đạo.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân .tích khái niệm và những đặc trưng Cơ bản của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo?

2. Phân tích khái niệm, ý nghĩa và những nguyên tắc chủ yếu phải tuân theo để xây dựng cơ cấu êkíp lãnh đạo hợp lý?

3. Phân tích địa vị và vai trò của người bị iãnh đạo trong xã hội ta hiện nay?

4. Phân tích những biểu hiện và mối quan hệ biện chứng trong quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo?

5. Phân tích khái niệm quyền lực và bản chất của quyền uy lãnh đạo?

6. Phân tích các phương thức gây ảnh hưởng của người lãnh đạo và mối quan hệ giữa chúng?

7. Phân tích các đặc trưng cơ bản của lãnh đạo và mối quan hệ giữa thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội của người lãnh đạo?

8. Phân tích các quy luật cơ bản của hoạt động lãnh đạo?

CHƯƠNG 4

CHỨC NĂNG VÀ QUYẾT SÁCH LÃNH ĐẠO, CHẤP HÀNH THỰC ĨĨIỆN QUYẾT SÁCH LẢNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Môn khoa học nghệ thuật lãnh đạo quản lý CHƯƠNG 3 QUAN hệ GIỮA NGƯỜI LÃNH đạo và NGƯỜI bị LÃNH đạo (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w