Chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 21 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.4 Chất lượng đào tạo nghề

Khái niệm “chất lượng” vốn đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về

“chất lượng đào tạo nghề” càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm là giá trị của con người, một sự vật, sự việc. Như vậy có thể hiểu chất lượng là để chỉ sự hoàn hảo, phù hợp, tốt đẹp.

Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm và cảm nhận được và luôn luôn biến đổi theo thời gian và theo không gian.

Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng.

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người lao động được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợp nhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo. Đồng thời chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh cả kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề và hệ thống đào tạo nghề.

15

a)Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng lực lƣợng lao động:

+Trình độ học vấn:

Trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Bởi vì thực tế cho thấy phần lớn các quốc gia có trình độ học vấn cao thì nền kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn các quốc gia có trình độ học vấn thấp hơn.

Trình độ học vấn của lực lượng lao động được đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp tiểu học so với tổng lực lượng lao động.

Bậc tiểu học là bậc thấp nhất giúp con người có thể hiểu biết được những kiến thức cơ bản nhất, giúp con người biết đọc, biết viết, biết tư duy, tính toán và học lên bậc cao hơn.

Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp tiều học so với tổng số lực lượng lao động

=

Số lao động đã tốt nghiệp tiểu học

*100%

Tổng số lực lượng lao động

Tỷ lệ này phản ánh số lao động chỉ mới đạt đến trình độ văn hóa ở bậc tiểu học. Có thể so sánh tỷ lệ này giữa các địa phương với nhau, của một tỉnh với cả nước hay giữa các nước với nhau để thấy được trình độ lao động của địa phương hoặc của nước đó như thế nào, thấp hơn hay cao hơn để có phương hướng hoạt động trong tương lai. Nếu như tỷ lệ này cao thì phải có giải pháp nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, xu hướng trong tương lai là cần phải giảm tỷ lệ này xuống.

- Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở so với tổng số lực lượng lao động.

Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp THCS so với tổng số lực lượng lao động

=

Số lao động đã tốt nghiệp THCS

*100%

Tổng số lực lượng lao động

16

Tỷ lệ này phản ánh số lao động đã tốt nghiệp THCS, số lao động này có trình độ cao hơn lao động đã tốt nghiệp tiểu học, tư duy vấn đề của lao động này cao hơn lao động chỉ qua tốt nghiệp Tiểu học. Tuy nhiên trình độ học vấn của lực lượng lao động này chưa đạt đến mức cao nhất, nó còn thấp hơn lao động đã tốt nghiệp THPT. Có thể so sánh tỷ lệ này của một khu vực với cả nước để thấy trình độ học vấn của vùng đó so với cả nước đã đạt đến mức độ nào, cao hơn hay thấp hơn cả nước. Như thế có thể kết luận khả năng phát triển kinh tế của khu vực đó trong thời gian tới. Một khu vực có trình độ học vấn cao thì khả năng phát triển kinh tế cũng sẽ cao hơn so với khu vực có trình độ thấp.

- Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT so với tổng số lực lượng lao động.

Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp THPT so với tổng số lực lượng lao động

=

Số lao động đã tốt nghiệp THPT

*100%

Tổng số lực lượng lao động

Người lao động đã tốt nghiệp THPT có thể đi học nghề ở các trường dạy nghề, có thể học ở các trường THCN, các trường CĐ, ĐH để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát huy khả năng của mình. Xu hướng là phải có giải pháp để nâng cao hơn nữa số lao động có trình độ THPT, nhằm đưa lao động đạt đến trình độ cao về học vấn để người lao động có thể có cơ hội học nghề, học lên cao hơn và thực hiện tốt chuyên môn của mình.

+Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Trình độ chuyên môn kỹ thuật có được thông qua hệ thống đào tạo.

Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đào tạo nâng cao giá trị vốn, nhân lực cụ thể là nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ lành nghề, khả năng làm việc sức sáng

17

tạo của con người. Giáo dục trang bị cho con người những kiến thức về xã hội còn đào tạo giúp con người có được kỹ năng nhất định về một lĩnh vực, về một nghề nghiệp nào đó.

Mục đích đào tạo có thể là đào tạo mới, đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Hình thức đào tạo có thể là đào tạo chính quy ở các trường ĐH, CĐ, THCN, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở của nhà nước, đào tạo không chính quy như đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo tại các lớp cạnh doanh nghiệp.

b)Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

Lao động qua đào tạo có thể được đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, chính quy hoặc không chính quy. Tuy nhiên số lao động này phải được học theo các chương trình do nhà nước quy định, được cấp bằng hoặc chứng chỉ chính thức theo các quy định về bằng và chứng chỉ của bộ luật giáo dục.

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo được đánh giá qua chỉ tiêu:

Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo so với tổng số lực lượng lao động Tỷ lệ lực lượng lao động đã

qua đào tạo so với tổng số lực lượng lao động

=

Số lao động đã qua đào tạo

x 100%

Tổng số lực lượng lao động

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo càng cao càng chứng tỏ trình độ chuyên môn kỹ thuật của phần lớn lao động trong tổng số lực lượng lao động là cao.

Như thế có nghĩa là khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp hóa- hiện đại hóa sẽ cao hơn. Đồng thời lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển hiện nay là lớn.

Có thể so sánh tỷ lệ này của một vùng với cả nước để thấy được trình độ chuyên môn của vùng đó so với cả nước đạt được mức nào nhằm đánh giá sự phát triển của vùng so với cả nước trong thời gian tới. Nếu như tỷ lệ này so

18

với mức chung của cả nước cao hơn thì lực lượng lao động của vùng đó có thể thúc đẩy sự phát triển của vùng lên cao hơn mức chung cả nước. Xu hướng là cần có giải pháp phát triển tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn.

c) Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng nghề:

+Vai trò của lực lượng lao động với tăng trưởng kinh tế đất nước Con người là động lực của sự phát triển kinh tế, trong tất cả các nguồn lực được sử dụng thì nguồn lực con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất.

Thông qua nguồn lực con người thì các nguồn lực khác mới được phát huy tác dụng. Mặc dù công nghệ có hiện đại đến đâu, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có hiện đại đến đâu thì cũng không có thể tách rời nguồn lực con người ra được bởi lẽ chính con người tạo ra máy móc thiết bị đó và không ngừng đổi mới để đạt đến trình độ cao hơn. Cho dù trong bất kỳ trình độ nào thì lao động của con người cũng đóng góp vai trò quyết định. Ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào trên thế giới thì nguồn lực con người luôn đóng vai trò quan trọng.

Lực lượng lao động là yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế. Nó như một yếu tố đầu vào vật chất giống như yếu tố vốn, công nghệ hay đất đai…Sự kết hợp lao động với các yếu tố đầu vào khác tạo nên giá trị sản xuất của nền kinh tế.

Lao động là một trong những yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng. Theo Mark thì lao động có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, điều này không thể có với vốn hoặc đất đai, giá trị đó là tổng hợp của giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã chú trọng hơn nữa đến khía cạnh phi vật chất của lao động đó là những lao động có trình độ cao, có óc sáng tạo, có kỹ năng và có khả năng làm việc thật sự trong môi trường có máy móc phức tạp vì chỉ có lao động chất lượng cao mới có thể nhanh chóng đưa đất nước phát triển với tăng trưởng kinh tế cao được.

Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô lao động là chính, tức là tăng trưởng theo chiều rộng với lợi thế

19

nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nên tạo ra khả năng phát triển sản xuất các sản phẩm có nhiều lao động. Tuy nhiên lao động nước ta chủ yếu là lao động giản đơn, còn chưa được đào tạo chuyên sâu và còn yếu kém về chất lượng. Xu hướng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng gắn liền với xu hướng chuyển từ tăng trưởng dựa vào quy mô lao động sang tăng trưởng dựa vào chất lượng lao động (năng suất lao động) , tức là tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào vốn nhân lực là chính, dựa vào trình độ sức sáng tạo và kỹ năng làm việc là chính đặt ra yêu cầu là phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn cho người lao động. Vai trò của người lao động ở đây không những được đánh giá về sức lực mà quan trọng hơn là được đánh giá về mặt trí lực, trí tuệ của người lao động. Vấn đề nâng cao chất lượng lao động là trực tiếp góp phần làm cho tăng trưởng phát triển theo chiều sâu.

Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là mục tiêu của đất nước ta.

Nên để có một nền kinh tế có sự tăng trưởng bền vững thì phải có người lao động tốt, chất lượng cao. Người lao động tốt, chất lượng lao động cao là tiền đề vững chắc, là nhân tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, tăng năng suất lao động. Người lao động tốt, nhất là chất lượng lực lượng lao động cao đảm bảo chắc chắn trong việc đưa ra ý kiến sáng suốt, những ý tưởng hay giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng, có tay nghề luôn luôn tự tin với những việc mình làm và họ đánh giá được những gì mình làm ra. Nâng cao trình độ chuyên môn nhằm hoàn thiện mình là nhu cầu của người lao động, đó cũng là mục đích để có được thu nhập cao hơn.

Tài nguyên thiên nhiên nước ta phong phú, tuy nhiên có những tài nguyên có thể tái tạo được, cũng có những tài nguyên không thể tái tạo được và trở nên khan hiếm. Để có thể sử dụng đúng đắn hiệu quả nguồn tài nguyên

20

ngày càng khan hiếm thì chỉ có những con người có khả năng, có khối óc, có trình độ kỹ thuật và tay nghề. Nếu không, không chỉ tài nguyên mà cả nguồn vốn, khoa học công nghệ đều không thể phát huy hết sức mạnh của mình. Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên chỉ có thể phát huy hết sức mạnh kinh tế của mình khi con người biết khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Nhu cầu của con người là vô tận, xã hội đang có một sản phẩm tốt nhưng người ta vẫn muốn có được sản phẩm tốt hơn nữa, chất lượng sản phẩm ngày một cao hơn, hoàn thiện hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn. Con người luôn hướng đến sự hoàn hảo của sản phẩm. Nhưng những sản phẩm đó chỉ có thể được tạo ra do có lực lượng lao động có trình độ cao, tay nghề vững, kỹ năng thành thạo.

Đây là một trong số những lý do khiến chúng ta không thể không quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Nhật bản, Hàn Quốc cho thấy mặc dù các nước này không có được nguồn tài nguyên phong phú như những nước khác, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng họ vẫn là những nước giàu có, tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Đó là do họ biết sử dụng con người là rất quan trọng, quan trọng hơn là nâng cao chất lượng lực lượng lao động để có được tốc độ phát triển kinh tế nhanh như các nước khác.

Lực lượng lao động tạo ra giá trị sản xuất vì ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Lực lượng lao động chính là nguồn tạo ra thu nhập cho gia đình, nuôi sống họ và cả gia đình họ, hoạt động của lực lượng lao động tạo ra nguồn thu cho xã hội. Đây là bộ phận không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nhận thấy vai trò quan trọng của lực lượng lao động đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, vì vậy muốn nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển thì cần thực thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động lên cao hơn nữa.

21

Đại hội X của Đảng đã đưa ra mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 gấp 2,1 lần nữa 2000. Trong 5 năm 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP là 7,5 – 8%/ năm, cố gắng phấn đấu đạt trên 8%/ năm. Với nguồn lao động chất lượng cao chúng ta sẽ có đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, sản phẩm sản xuất ra sẽ có giá trị kinh tế cao hơn. Có nguồn lao động chất lượng cao mới có thể đưa chất xám vào các sản phẩm của nền kinh tế, và như thế giá trị sản phẩm mới cao hơn được. Đất nước muốn phát triển, muốn theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải tạo ra lợi thế của mình. Vì thế nâng cao chất lượng lực lượng lao động chính là yêu cầu cần thiết nhất, quan trọng nhất để thực hiện mong muốn đó đồng thời đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông- lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Theo đại hội X của Đảng mục tiêu đề ra cho năm 2010 là cơ cấu ngành trong GDP thì khu vực nông nghiệp chiếm 42- 43%, dịch vụ chiếm 40-41% [5], vì vậy lao động trong các ngành đó cũng phải thay đổi để phù hợp với xu hướng chuyển dịch ấy. Muốn lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành khác thì đòi hỏi họ phải trải qua một quá trình học tập, đào tạo mới có thể làm việc được. Mặt khác ngay cả trong ngành nông nghiệp, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, máy móc dần dần thay thế chân tay, công nghệ sinh học nghiên cứu ra nhiều giống mới, nghiên cứu ra nhiều phương pháp mới cho năng suất cây trồng cao thì người lao động cũng phải có trình độ kỹ thuật để tiếp thu và ứng dụng vào thực tế. Mục tiêu đề ra là lao động trong ngành nông nghiệp năm 2010 chiếm 50% lao động xã hội, còn lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ phải ngày càng hoàn thiện hơn. Vì thế phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH (Trang 21 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)