cao nguồn nhân lực thanh toán quốc tế của Xí nghiệp
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, thành thạo nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, sẽ đảm bảo quá trình thanh toán qua ngân hàng. Do vậy việc nắm
chắc, thƣờng xuyên cập nhật các kiến thức về ngoại thƣơng, thanh toán quốc tế
nhƣ: các thông lệ quốc tế (Incoterm, UCP 600…), luật pháp các nƣớc đối tác, làm
cơ sở đàm phán, kí kết hợp đồng sao cho có lợi nhất cho Xí nghiệp.
Để xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi về hoạt động thanh toán
quốc tế, Xí nghiệp cần:
- Tổ chức các lớp nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, bồi dƣỡng nâng cao về thanh
toán quốc tế cho cán bộ phòng nghiệp vụ. Không những thế, trình độ ngoại
ngữ và hiểu biết về ngoại thƣơng còn rất hạn chế, gây khó khăn trong quá
trình thanh toán qua ngân hàng, tính cẩn trọng , chính xác cần đƣợc tăng
cƣờng đặc biệt trong quá trình lập chứng từ nhằm tránh sai sót tạo điều kiện
cho ngân hàng trong việc kiểm tra chứng từ và thanh toán.
- Đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn sâu rộng, tâm huyết với công việc cần có chế độ đãi ngộ hợp lí, phát huy tài năng của họ, tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Xí nghiệp. - Phối hợp, trao đổi nghiệp vụ thƣờng xuyên với Ngân hàng Quân đội để có đƣợc sự thống nhất trong quy trình, cũng để nâng cao nghiệp vụ của cán bộ Xí nghiệp. 3.2.5 Biện pháp giữ vững uy tín trong kinh doanh là điều kiện tích cực thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế Với xu thế toàn cầu hóa, thị
trƣờng thế giới đang ngày càng rộng mở, nhập khẩu đóng vai trò trung gian, cầu nối đƣa khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ sản
xuất và kinh doanh trong nƣớc. Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại hiểu đƣợc
vai trò của mình nên ngày càng tích cực tìm kiếm những bạn hàng mới có kĩ thuật
tiên tiến, đáng tin làm đối tác lâu dài. Để trở thành đối tác lâu dài, Xí nghiệp cần
khẳng định uy tín của mình trên thị trƣờng, giữ vững những điều đã cam kết với
các đối tác. Một khi uy tín đã đƣợc khẳng định cũng đồng nghĩa với việc số hợp
đồng ngoại thƣơng sẽ tăng, giá trị các hợp đồng cũng tăng, và hoạt động thanh toán
cũng từ đó phát triển. Đối với một doanh nghiệp nhập khẩu nhƣ Xí nghiệp Dịch vụ
kĩ thuật thƣơng mại uy tín chính là thanh toán đúng hạn, đầy đủ , đảm bảo cam kết
với đối tác. Biện pháp nâng cao uy tín doanh nghiệp cũng chính là cách thúc đẩy
hoạt động thanh toán quốc tế.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1 Với Ngân hàng
Đẩy mạnh công tác tư vấn cho Xí nghiệp
Ngân hàng thông qua việc hƣớng dẫn quy chế, thủ tục, hồ sơ cho Xí nghiệp sẽ giúp Xí nghiệp nắm bắt nhanh những thủ tục, yêu cầu pháp lí trong thanh toán quốc tế, tiết kiệm chi phí, công sức. Ngân hàng với nguồn thông tin đa dạng, chuyên môn nghiệp vụ cao, có thể tƣ vấn cho Xí nghiệp hiệu quả của dự án, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế của dự án cùng loại. Thực hiện tƣ vấn cho Xí nghiệp lựa chọn phƣơng thức thanh toán phù hợp,
an toàn, tùy thuộc vào: sự hiểu biết tin cậy giữa ngƣời bán, ngƣời mua, giá trị hợp
đồng lớn hay nhỏ…
Có chính sách chi phí hợp lí cho các khách hàng quen thuộc như Xí
nghiệp
Khi thị trƣờng ngân hàng ngày càng mở rộng, các Ngân hàng trong nƣớc và
một số Ngân hàng quốc tế hoạt động trong nƣớc cạnh tranh ác liệt thì việc giữ mối
quan hệ với các khách hàng lâu năm là điều quan trọng. Với những khách hàng lâu
năm thƣờng xuyên có hoạt động thanh toán thông qua Ngân hàng thì nên có chính
sách chi phí hợp lí. Chẳng hạn với phƣơng thức thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng
thƣờng yêu cầu kí quỹ, Xí nghiệp luôn chứng tỏ đƣợc năng lực tài chính của mình
thì Ngân hàng có thể yêu cầu mức kí quỹ thấp hơn, từ 10 – 20% có thể giảm xuống
5 – 10 %, hoặc ở một số hợp đồng giá trị không quá lớn thì có thể là không phải kí
quỹ. Với uy tín của Xí nghiệp thì điều này thực sự không gây rủi roc ho Ngân hàng
mà lại giữ đƣợc mối quan hệ lâu dài giữa Xí nghiệp với Ngân hàng nói riêng, giữa
Ngân hàng và các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung.
Đầu tư công nghệ tiên tiến:
Trong thời đại hôi nhập, công nghệ là chìa khóa mở ra những thành công mới. Ngân hàng Quân đội cũng đã cố gắng áp dụng công nghệ kĩ thuật cao, góp phần nâng cao mối quan hệ kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng, phục vụ mục tiêu sớm hòa nhập vào khu vực và thế giới. Ngân hàng cần cần tăng cƣờng hoàn thiện, củng cố, xây dựng hệ thống máy móc kỹ thuật, phần mềm vi tính, công nghệ hiện đại hƣớng đến tự động hóa, đạt chuẩn thế giới. Đồng thời nâng cao trình độ áp dụng công nghệ cho các cán bộ hoạt động chủ chốt trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và
các bộ phận chức năng nói chung. Nếu đạt đƣợc nhƣ vây, thì có thể tin rằng các hoạt động chuyển tiền, hay thanh toán L/C hay các dịch vụ ngân
hàng điện tử sẽ diễn ra trôi chảy và dễ dàng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp
Cán bộ thanh toán cần liên tục trau dồi nghiệp vụ, nắm vững các quy định cụ
thể nhƣ UCP 600 và bám sát nghiệp vụ. Ngân hàng nên tổ chức các buổi thảo luận,
học tập, rút kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng và ngân hàng bạn để có thể nâng
cao các nghiệp vụ liên quan nhƣ các nghiệp vụ vận tải, bảo hiểm…Chú trọng cập
nhật các thông tin và quy định, luật pháp nhà nƣớc về xuất khẩu. Có nhƣ vây, ngân
hàng mới có thể phát triển đƣợc nghiệp vụ thanh toán, hạn chế rủi ro và hỗ trợ đắc
lực cho các bạn hàng doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Phát triển bộ phận quản lí rủi ro:
Bộ phận quản lý rủi ro là bộ phận lƣu trữ , khai thác, cung cấp thông tin về
các vụ lừa đảo, tranh chấp trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Cần
phát triển hơn nữa bộ phận này, với việc hoàn thiện mạng thông tin đầy đủ, chính
xác với các bộ, ban ngành, với các ngân hàng Việt Nam, với các doanh nghiệp. Từ
đó, có thể hƣớng dẫn và tƣ vấn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, việc cung cấp
Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01
thông tin này không chỉ hạn chế rủi ro mà còn đem lại cho MB Bank nguồn thu
dịch vụ mới, góp phần đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. 3.3.2 Với Chính phủ Chính phủ cần nhanh chóng ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động thanh toán quốc tế, nhƣ các điều luật và quy định thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản này cần phù hợp với đƣờng lối phát triển của đất nƣớc, và thúc đẩy sự tham gia hoạt động thanh toán quốc tế của các thành phần
kinh tế, đặc biệt phải đảm bảo đƣợc quyền lợi của các chủ thể này, cũng nhƣ tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính hoạt
động có hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực có chất
lƣợng, tăng hiệu quả công việc, nâng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên
trƣờng quốc tế
Cần tăng cƣờng các biện pháp kiểm soát và duy trì một thị trƣờng ngoại tệ
ổn định đáp ứng tốt các nhu cầu của nền kinh tế, giảm thiểu những biến động bất
thƣờng, nâng cao giá trị đồng Việt Nam trên thị trƣờng. Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tài chính và ngân
hàng, đặc biệt là điều tiết cán cân thanh toán qua việc quản lý chặt chẽ trạng thái
ngoại hối của các ngân hàng và nền kinh tế. Đào tạo cán bộ ngoại thƣơng có trình
độ và bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết sâu và có kiến
thức về thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế là cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ thông qua
việc chi trả trong trao đổi quốc tế, nó khép lại một chu trình mua bán, hàng hoá,
dịch vụ, kết thúc một hợp đồng xuất khẩu. Một vấn đề chủ yếu luôn đƣợc quan tâm trong thanh toán quốc tế đó là sự an toàn cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, để hoạt động sản xuất kinh doanh có thể trôi chảy và tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong các thời kì tiếp theo. Thanh toán quốc tế đã góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền
tệ, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cơ sở vật chất
ban đầu cho công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế rất phức
tạp và thƣờng xuyên xảy ra rủi ro, để giảm thiểu những rủi ro này cần lựa chọn một
phƣơng thức thanh toán phù hợp với từng giao dịch. Tiêu chí để lựa chọn đƣợc
phƣơng thức thanh toán phù hợp căn cứ vào nhiều yếu tố nhƣ chi phí thanh toán,
đặc điểm phƣơng thức thanh toán và độ tin cậy lẫn nhau…vì vậy, việc lựa chọn này
là vô cùng quan trọng, cần đƣợc bàn bạc và thống nhất giữa bên mua và bên bán.
Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phƣơng thức thanh toán nào, thì khi thanh toán trong
hoạt động thƣơng mại quốc tế cũng có sự tham gia của các tổ chức tài chính trung
gian, đó là ngân hàng, các ngân hàng vận dụng chu trình thanh toán quốc tế để đảm
bảo việc chuyển tiền từ ngƣời mua đến ngƣời bán. Vì vậy, cả doanh nghiệp lẫn
ngân hàng đều cần phải hiểu, nắm vững quy trình nghiệp vụ, đặc điểm, yêu cầu
thực hiện của từng phƣơng thức thanh toán đề thực hiện thanh toán cho an toàn,
hiệu quả và nhanh chóng.
Qua thực tiễn tại Xí nghiệp, có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế là một
khâu quan trọng, đẩy nhanh quá trình lƣu thông hàng hóa, tăng uy tín cho doanh
nghiệp. Khóa luận này đề cập tới thực trạng sử dụng các phƣơng thức thanh toán
hàng hoá nhập khẩu tại Xí nghiệp Dịch vụ kĩ thuật thƣơng mại_Chi nhánh một Hoàng Thị Hằng_Lớp CQ46/08_01 58
thành viên Công ty ứng dụng kĩ thuật TECAPRO, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các phƣơng thức thanh toán đó. Vì sự hạn chế về
trình độ của một sinh viên, khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót, tuy nhiên em hy vọng những nghiên cứu của em trên đây sẽ góp đƣợc một phần nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế của Xí nghiệp.