Khảo sát hệ thống

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề DỊCH vụ DNS (Trang 21 - 25)

3.1.1. Phân tích và yêu cầu sử dụng

- Xác định mục tiêu sử dụng LAN: Ai sử dụng LAN và yêu cầu dung lượng trao đổi dữ liệu loại hình dịch vụ, thời gian đáp ứng…, yêu cầu phát triển của LAN trong tương lai, xác định chủ sở hữu và quản trị LAN.

- Xác định số lượng nút mạng hiện thời và tương lai (rất lớn trên 1000 nút, vừa trên 100 nút và nhỏ dưới 10 nút). Trên cơ sở số lượn nút mạng, chúng ta có phương thức phân cấp, chọn kỹ thuật chuyển mạch, và chọn kỹ thuật chuyển mạch.

- Dựa vào mô hình phòng ban để phân đoạn vật lý để đảm bảo hai yêu cầu an ninh và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Dựa vào mô hình Topo lựa chọn công nghệ đi cáp.

- Dự báo các yêu cầu mở rộng.

3.1.2. Lựa chọn các thiết bị phần cứng

Dựa trên các phân tích yêu cầu và kinh phí dự kiến cho việc triển khai, chúng ta sẽ lựa chọn nhà cung cấp thiết bị lớn nhất như là Cisco, Nortel, 3COM, Intel… Các công nghệ tiên tiến nhất phù hợp với điều kiện Việt Nam (kinh tế và kỹ thuật) hiện đã có trên thị trường, và sẽ có trong tương lai gần.Các công nghệ có khả năng mở rộng. Phần cứng chia làm 3 phần: hạ tầng kết nối (hệ thống cáp), các thiết bị nối (hub, switch, bridge, router), các thiết bị xử lý (các loại server, các loại máy in, các thiết bị lưu trữ…)

3.1.3. Những yêu cầu chung của việc thiết kế mạng

Để thiết kế một mạng máy tính có rất nhiều giải pháp thiết kế nhưng việc thiết kế đó phải đạt được những yêu cầu chung sau:

- Khả năng vận hành: Tiêu chí đầu tiên là mạng phải hoạt động, mạng phải đáp ứng các yêu cầu về công việc của người sủa dụng, phải cung cấp khả năng kết nối giữa người dùng với nhau, giữa người dùng với các ứng dụng với một tốc độ và độ tin cậy chấp nhận được.

- Khả năng mở rộng: Mạng phải được mở rộng, thiết kế ban đầu phải được mở rộng mà không gây ra một sự thay đổi lớn nào trong thiết kế tổng thể.

- Khả năng tương thích: Mạng phải được thiết kế với một cặp mặt luôn hướng về các công nghệ mới và phải đảm bảo rằng không ngăn cản việc đưa vào các công nghệ mới trong tương lai.

- Có thể quản lý được: Mạng phải được thiết kế sao cho dễ dàng trong việc theo dõi và quản trị để đảm bảo sự vận hành suôn sẻ của các tính năng.

- Mạng cần đảm bảo an ninh an toàn cho toàn bộ thiết bị nội bộ trước các truy nhập trái phép ở mạng ngoài cũng như từ các truy nhập gián tiếp có mục đích phá hoại nên cần có tường lửa.

3.1.4. Khảo sát thực trạng

Trường Đại học kỹ thuật - hậu cần CAND là một trường Đại học thuộc ngành Công an nên có tính chất đặc thù của ngành là tất cả các sinh viên phải ở nội trú. Hầu như việc quản lý sinh viên trong và ngoài giờ hành chính đều mang tính chất thủ công nên rất khó khăn cho Nhà trường cũng như phòng Quản lý học viên. Vì vậy để khắc phục những khó khăn đó Nhà trường có nhu cầu sử dụng mạng máy tính để quản mọi công việc ở ký túc xá một cách dễ dàng.

Hiện nay ký túc xá có hai khu nhà ở:

- Khu nhà ở thứ nhất gồm có 3 dãy E1, E2, E3. Mỗi dãy có 5 tầng và mỗi tầng có 7 phòng ở.

- Khu nhà ở thứ hai cũng có 3 dãy E4, E5, E6. Mỗi dãy gồm 5 tầng và mỗi tầng gồm có 7 phòng ở.

Hình 3.1. Sơ đồ khảo sát thực tế

3.1.4.1.2.1 Nhận xét về hệ thống hiện tại và dự án của hệ thống mới Đặt vấn đề:

Hiện tại, khu ký túc xá trường T36 chưa có hệ thống mạng nội bộ phục vụ nhu cầu truy cập và trao đổi thông tin, dữ liệu cho học viên và cán bộ phòng Quản lý học viên.

Phương hướng giải quyết:

Xây dựng hệ thống mạng nội bộ cho khu ký túc xá có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sử dụng mạng cho học viên và cán bộ quản lý học viên. Sử dụng tối đa tài nguyên sẵn có trong trường học một cách hợp lý mà không tốn kém cho phí lắp đặt lại có thể mở rộng thêm khi hệ thống cần.

3.1.4.2.2.1 Yêu cầu của hệ thống

Yêu cầu các phòng lắp đặt hệ thống mạng:

- Phòng trưởng phòng: 1 máy tính nối mạng và 1 máy in.

- Phòng phó trưởng phòng: 1 máy tính nối mạng và 1 máy in.

- Phòng giao ban: 7 máy tính nối mạng và 2 máy in.

- Thiết kế hệ thống mạng theo mô hình Client-Server.

- Tất cả các máy tính trong hệ thống mạng đều có thể giao tiếp được với nhau.

- Tất cả các máy tính có cấu hình mạnh.

- Monitor: Samsung 19’’.

Hình 3.2. Sơ đồ logic 3.1.4.3.2.1 Yêu cầu thiết kế

- Thực hiện xây dựng một hệ thống mạng nội bộ trong phạm vi ký túc xá:

Phòng trưởng phòng Quản lý học viên có 1 nút mạng, phòng phó trưởng phòng có 1 nút mạng, trong các dãy E1, E2, E3, E4, E5, E6 mỗi tầng có 5 nút mạng.

- Hệ thống cáp truyền dẫn cần được đảm bảo về yêu cầu kết nối tốc độ cao, khả năng dự phòng để hạn chế thấp nhất những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành ngoài ra đáp ứng được khả năng mở rộng mạng trong tương lai.

- Hệ thống máy chủ phục vụ được đặt tại trung tâm mạng gồm có 1 máy chủ mail phục vụ việc gửi / nhận thư điện tử, máy phục vụ (Gateway,Proxy,

DNS), máy chủ phục vụ như một trung tâm dữ liệu và cung cấp các công cụ cho việc quản trị hệ thống.

3.1.4.4.2.1 Kế hoạch phân bố IP và VLAN

Bảng 3.1. Thông tin về VLAN

VLAN_ID Tên VLAN Ghi chú

1 VLAN 1 Không dùng

2 VLAN 2 Phòng trưởng phòng

3 VLAN 3 Phòng phó phòng

4 VLAN 4 Nhà E1

5 VLAN 5 Nhà E2

6 VLAN 6 Nhà E3

7 VLAN 7 Nhà E4

8 VLAN 8 Nhà E5

9 VLAN 9 Nhà E6

Bảng 3.2. Thông tin IP

VLAN ID Tên VLAN Dải địa chỉ IP

1 VLAN 1 192.168.1.2 – 192.168.1.254

2 VLAN 2 192.168.10.2 – 192.168.10.254

3 VLAN 3 192.168.20.2 – 192.168.20.254

4 VLAN 4 192.168.30.2 – 192.168.30.254

5 VLAN 5 192.168.40.2 – 192.168.40.254

6 VLAN 6 192.168.50.2 – 192.168.50.254

7 VLAN 7 192.168.60.2 – 192.168.60.254

8 VLAN 8 192.168.70.2 – 192.168.70.254

9 VLAN 9 192.168.80.2 – 192.168.80.254

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề DỊCH vụ DNS (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w